Bạn sắp lên chức bố mẹ và đang lo lắng không biết con có phát triển khỏe mạnh, toàn diện trong bụng mẹ không? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về bảng cân nặng tiêu chuẩn thai nhi theo WHO.
Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi
Vào từng giai đoạn, cách đo chiều dài và cân nặng được bác sĩ áp dụng là:
– Từ tuần 8 đến 19: thai nhi lúc này còn nhỏ nên không thể xác định được chính xác trọng lượng. Do đó, bác sĩ sẽ sử dụng do chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi gọi là CRL để đo kích thước thai nhi theo tuần.
– Từ tuần 20 đến 42: bác sĩ sẽ không sử dụng cách đo như ở 19 tuần đầu. Lúc này, bác sĩ sẽ đo chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng và đường kính ở đỉnh đầu. Việc này sẽ giúp xác định được trọng lượng của thai nhi.
Bên cạnh cách tính này, bác sĩ cũng sẽ sử dụng thêm những thông số khác để tính toán được cân nặng của bé.
Bảng cân nặng tiêu chuẩn thai nhi theo WHO
Thông thường, trong 7 tuần thai đầu tiên thai nhi còn rất nhỏ. Khi siêu âm bác sĩ chỉ nhìn thấy một chấm nhỏ nên sẽ chỉ tiến hình đo chiều dài và cân nặng của thai nhi từ tuần thứ 8 của thai kỳ.
Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế:
Tuổi thai nhi | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gam) |
8 tuần | 1,6 | 1 |
9 tuần | 2,3 | 2 |
10 tuần | 3,1 | 4 |
11 tuần | 4,1 | 45 |
12 tuần | 5,4 | 58 |
13 tuần | 6,7 | 73 |
14 tuần | 14,7 | 93 |
15 tuần | 16,7 | 117 |
16 tuần | 18,6 | 146 |
17 tuần | 20,4 | 181 |
18 tuần | 23,2 | 222 |
19 tuần | 24 | 272 |
20 tuần | 25,7 | 330 |
21 tuần | 27,4 | 400 |
22 tuần | 29 | 467 |
23 tuần | 30,6 | 565 |
24 tuần | 32,2 | 665 |
25 tuần | 33,7 | 756 |
26 tuần | 35,1 | 900 |
27 tuần | 36,6 | 1000 |
28 tuần | 37,6 | 1100 |
29 tuần | 39,3 | 1239 |
30 tuần | 40,5 | 1396 |
31 tuần | 41,8 | 1568 |
32 tuần | 43 | 1755 |
33 tuần | 44,1 | 2000 |
34 tuần | 45,3 | 2200 |
35 tuần | 46,3 | 2378 |
36 tuần | 47,3 | 2600 |
37 tuần | 48,3 | 2800 |
38 tuần | 49,3 | 3000 |
39 tuần | 50,1 | 3186 |
40 tuần | 51 | 3338 |
41 tuần | 51,5 | 3600 |
42 tuần | 51,7 | 3700 |
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của bé yêu
Có nhiều yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi trong thai kỳ. Bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan như:
Do yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu, di truyền quyết định khoảng 23% vóc dáng và cân nặng của thai nhi. Theo đó, nếu bố mẹ có vóc dáng cao lớn thì con sẽ có chiều dài đạt chuẩn và ngược lại.
Tuy nhiên, đây không phải yếu tố chính quyết định đến chiều dài và cân nặng của thai nhi trong thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến cân nặng, sự phát triển của thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai mẹ có chế độ dinh dưỡng đủ chất thì con sẽ có điều kiện để phát triển tốt nhất. Vì vậy, trong thai kỳ mẹ cần đảm bảo chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để con có cân nặng đạt chuẩn.
Vậy, mẹ cần nạp bao nhiêu dinh dưỡng mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của con? Theo nghiên cứu, lượng calo mẹ nạp vào sẽ phụ thuộc vào cân nặng của mẹ trước khi mang thai, độ tuổi và tốc độ tăng cân.
– Khi mẹ có cân nặng bình thường: trong 3 tháng đầu thai kỳ hầu như mẹ không cần tăng calo mà chỉ cần ăn uống như bình thường.
– Tam cá nguyệt thứ 2: Bổ sung thêm khoảng 340 calo mỗi ngày.
– Tam cá nguyệt thứ ba: Bổ sung khoảng 450 calo mỗi ngày.
Trong chế độ thai kỳ lành mạnh, mẹ bầu hãy bổ sung thường xuyên những nhóm thực phẩm dưới đây:
– Trái cây và rau quả: nhóm thực phẩm này cung cấp cho mẹ bầu và thai nhi thêm vitamin, chất xơ.
– Ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, gạo nâu hay bánh mì ngũ cốc và gạo nâu giúp cung cấp chất xơ, vitamin B cùng các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
– Sữa và các sản phẩm từ sữa không béo, đậu nành, hạnh nhân, gạo….
– Protein từ các nguồn lành mạnh như trứng, các loại đậu, thịt nạc, hải sản.
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm, bà bầu cũng cần bổ sung thêm từ các vitamin tổng hợp cho bà bầu để con có đủ dưỡng chất.
PregEU là bộ đôi đa vi chất cho bà bầu có chứa 23 vi chất quan trọng có trong thai kỳ. Thành phần và hàm lượng có trong PregEU đều chuẩn theo khuyến cáo WHO cho thai nhi có cân nặng đạt chuẩn, mẹ bầu khỏe mạnh. Hơn nữa trong thành phần của PregEU còn hỗ trợ bổ sung thêm vitamin B6 – 1 loại vitamin giúp giảm ốm nghén thai kỳ. Việc hạn chế được ốm nghén thai kỳ cũng là cách để giúp mẹ bầu có đủ dinh dưỡng, thai nhi đủ chất phát triển tốt và có cân nặng đạt chuẩn.
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung thì mẹ cũng nên kiêng những thực phẩm dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh. Những thực phẩm đó bao gồm: rượu, cà phê, cá thu vua, cá mập, cá kiếm, sữa chưa tiệt trùng, đồ ăn chưa nấu chín…
==> Xem thêm: [Dinh dưỡng thai kỳ] Thực phẩm giàu vitamin D cho bà bầu
Sức khỏe của bà bầu trong thời gian mang thai
Những trẻ có mẹ bị béo phì hay tiểu đường thường có cân nặng lớn hơn những trẻ khác. Ngược lại, nếu người mẹ tăng cân ít hoặc không tăng cân trong thai kỳ cũng khiến thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Thứ tự sinh con
Thực tế, con đầu thường nhẹ cân hơn con thứ. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh con quá ngắn thì con thứ có thể nhẹ cân hơn con đầu.
Số lượng thai ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của thai nhi cũng sẽ nhẹ hơn so với bảng cân nặng tiêu chuẩn thai nhi
Một số lưu ý về chuẩn cân nặng của thai nhi
Trong quá trình khám thai, nếu nhận thấy cân nặng của con có sai khác lớn so với bảng cân nặng tiêu chuẩn thai nhi thì bà bầu cần hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe và sự phát triển của con đang gặp vấn đề.
Nếu thai nhi phát triển lớn hơn so bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ, điều này cho thấy có thể trẻ đã phát triển hơn so với tuổi thai. Thai nhi quá lớn có thể gây khó khăn trong quá trình vượt cạn.
Nếu kích thước của bé lớn hơn 3cm so với bảng tiêu chuẩn, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường,… ngay từ trong bụng mẹ.
Nếu các chỉ số theo tuần của thai nhi thấp hơn bảng cân nặng chuẩn khoảng 3cm thì mẹ cần tiến hành thăm khám kỹ hơn để bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh hỏi kỹ về chế độ dinh dưỡng hàng ngày có đảm bảo cho sự phát triển của con không thì bạn sẽ được chỉ định thêm các xét nghiệm để đánh giá chức năng của nhau thai.
Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân khiến thai nhi bé hơn tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách điều chỉnh phù hợp về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sinh hoạt.
Nếu ngay từ trong bụng mẹ thai nhi quá nhẹ cân, con có thể bị suy dinh dưỡng, đề kháng kém, dễ mắc bệnh lý về phổi, chậm chạp hơn so với trẻ cùng trang lứa.
Khi cân nặng của con không đạt chuẩn, mẹ nên làm gì?
Khi cân nặng của con không đạt chuẩn, mẹ cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
– Nếu trẻ thừa cân, mẹ cần thường xuyên luyện tập nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp dễ sinh hơn.
– Trường hợp con nhẹ cân, cần thay đổi chế độ dinh dưỡng thông qua sự tư vấn của bác sĩ.
– Mẹ nên bổ sung thêm rau xanh trong mỗi khẩu phần ăn để giảm táo bón cũng như cung cấp thêm kháng chất và vitamin thiết yếu.
– Thăm khám thường xuyên để theo dõi sự phát triển của con.
Trên đây là bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo WHO. Hy vọng qua bài viết ngày mẹ bầu có thể biết được cân nặng của bé yêu có đạt chuẩn không và có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Liên hệ 1800.9229 để được tư vấn thêm về dinh dưỡng thai kỳ.
==> Xem thêm: [CHUYÊN GIA TƯ VẤN] Bà bầu ăn gì để vào con, không vào mẹ?
Tài liệu tham khảo
Average fetal length and weight chart, Babycentre, truy cập ngày 03/11/2022