Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến ở các bạn gái trong 1-2 năm đầu bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy lo lắng về tình trạng này. Vậy nguyên nhân do đâu gây rối loạn kinh nguyệt và cách cải thiện như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung bong ra, đào thải ra ngoài cơ thể do sự thay đổi nồng độ hormon sinh dục. Quá trình này có tính chu kỳ, bắt đầu từ khi bé gái đến tuổi dậy thì, duy trì đến khi phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh.

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt khoảng 28 ngày, có thể ngắn hơn, khoảng 24 ngày hoặc dài hơn, khoảng 38 ngày. Thời gian kéo dài của một kỳ kinh thường từ 3-6 ngày với lượng máu kinh khoảng 50-150ml, có màu đỏ tươi, không có mùi hôi tanh. 

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là tình trạng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra ở các bé gái ở độ tuổi dậy thì (8 -12 tuổi). Các bất thường này có thể bao gồm: chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn bình thường, số ngày kinh ít hơn hoặc dài hơn bình thường, lượng máu kinh ít hoặc nhiều quá mức, máu kinh có màu sắc bất thường, có mùi,…

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là tình trạng phổ biến ở nhiều bạn gái
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là tình trạng phổ biến ở nhiều bạn gái

Độ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt thường rơi vào khoảng 12 tuổi, tuy nhiên cũng có trường hợp hành kinh từ khi 8 tuổi hoặc đến 16 tuổi mới có kinh. Nếu đã quá 16 tuổi mà vẫn chưa có kinh, bé gái nên được đưa đi khám phụ khoa để được tìm hiểu nguyên nhân.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến mà hầu hết bé gái nào cũng gặp phải với các biểu hiện như:

  • Kỳ kinh nguyệt đầu thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, với lượng máu kinh ít hoặc chỉ là những vệt máu. Kinh nguyệt lần tiếp theo có thể đến muộn, cách khoảng 35-40 ngày hoặc lên đến 2 tháng. Ngày kinh xuất hiện không vào ngày cụ thể và khó có thể tính được ngày hành kinh.
  • Khoảng cách giữa các lần hành kinh cách nhau xa, có khi lên tới vài tháng hoặc 1 tháng có thể xuất hiện đến 2 kỳ kinh.
  • Đau bụng kinh nghiêm trọng, có thể có cảm giác buồn nôn, mệt mỏi,…
  • Máu kinh có màu sắc lạ, hơi đen hoặc vón thành cục.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách cải thiện

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, trong đó một số nguyên nhân phổ biến có thể kể tới như: sự thay đổi nồng độ hormon, stress kéo dài, thói quen ăn uống, tập thể dục, các bệnh lý phụ khoa,…

Sự thay đổi nồng độ hormon

Độ tuổi dậy thì là giai đoạn các cơ quan sinh dục vẫn đang phát triển. Do sự phát triển chưa hoàn hiện này, nhất là buồng trứng khiến nồng độ hormon trong cơ thể chưa ổn định, có thể quá cao hoặc quá thấp dẫn đến trứng không rụng. Việc trứng không rụng, không phóng noãn đúng chu kỳ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài

Tuổi dậy thì cũng là giai đoạn tâm sinh lý đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên thường có những cảm xúc thất thường. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn áp lực học hành, thi cử,…. khiến nhiều người rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo âu. Nhiều bạn gái mất kinh, rối loạn kinh nguyệt do tình trạng stress kéo dài.

Chế độ ăn uống

Khi các bạn gái bước vào tuổi dậy thì, việc quan tâm tới vóc dáng khiến nhiều người ăn uống kiêng khem, nhịn ăn để giảm cân. Việc biếng ăn, bỏ bữa, ăn uống thiếu chất hay ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ chế biến sẵn,…. khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trọng cơ thể, trong đó có buồng trứng khiến nhiều người bị rối loạn kinh nguyệt.

Việc béo phì cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở nhiều bạn gái. Vì vậy, việc có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.

Tập luyện thể dục quá sức

Tập thể dục là tốt, tuy nhiên việc tập thể thao quá sức có thể dẫn tới tình trạng vô kinh, mất kinh. Để tránh tình trạng này, bạn gái nên lựa chọn những bài tập, những môn thể thao phù hợp như: đi bộ, đánh cầu lông, tập yoga,…

Tránh việc luyện tập quá sức dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở nhiều người
Tránh việc luyện tập quá sức dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở nhiều người

Bệnh phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, buồng trứng đa nang,… Nếu thấy máu kinh có màu sắc bất thường hay vón cục, bố mẹ nên đưa bé đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan như: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng,…. Tuy nhiên, ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện nên sự phối hợp của trục này chưa thật sự nhịp nhàng, gây rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, trong 1-2 năm đầu từ khi bắt đầu có kinh, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường, các bạn gái không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu gặp phải một số dấu hiệu bất thường sau, bạn gái nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và được can thiệp kịp thời, tránh để lại những tác động xấu với cơ thể.

  • Thời gian hành kinh kéo dài trên 7-8 ngày.
  • Mất kinh từ nửa năm trở lên.
  • Máu kinh ra quá nhiều và có màu sắc lạ, có mùi tanh, hôi.
  • Đau bụng dưới dữ dội, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Vùng kín tiết khí hư bất thường.
  • Ngứa, khó chịu vùng kín.

Cách cải thiện rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở mức nhẹ và không có các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn gái có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt:

Thay đổi chế độ ăn khoa học, lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, phát triển toàn cơ thể mà còn giúp bổ huyết điều kinh, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Trong đó, bạn gái nên bổ sung những thực phẩm như: hoa quả tươi, rau xanh, các loại đỗ, ngũ cốc, các loại hạt, thịt trắng, cá, sữa, trứng,… Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều sắt, magie, mangan, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Đặc biệt, với những bạn gái đang thừa cân, béo phì, cần duy trì thói quen ăn uống này để có thể giảm cân, nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng mất kinh, vô kinh.

Bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, trà, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,…

Một chế độ ăn uống khoa học giúp điều hòa kinh nguyệt tuổi dậy thì
Một chế độ ăn uống khoa học giúp điều hòa kinh nguyệt tuổi dậy thì

⇒ Xem thêm: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ăn gì và kiêng gì?

Vệ sinh vùng kín hàng ngày

Để đảm bảo những ngày kinh khô ráo, sạch sẽ và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, bạn cần lưu ý thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc các dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH thích hợp, dịu nhẹ hàng ngày.
  • Nên thay băng vệ sinh hàng ngày, cách mỗi 4-6 giờ kể cả lượng kinh ít hay nhiều.
  • Tránh thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo.
  • Chọn quần lót thoáng mát, thấm hút tốt. Thay quần lót hàng ngày và phơi ở những nơi có nắng, thoáng gió.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh stress

Bên cạnh chế độ ăn uống, tập luyện, thói quen sinh hoạt cũng đóng một vai trò quan trọng. Bạn gái nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc trong những ngày hành kinh, sắp xếp lịch học và làm việc khoa học, tránh để tình trạng căng thẳng diễn ra trong thời gian dài.

Sử dụng dược liệu thiên nhiên

Các loại thảo dược thiên nhiên đã được ông bà ta sử dụng trong các bài thuốc Đông y nhằm điều trị rối loạn kinh nguyệt từ lâu đời. Có nhiều vị thuốc có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt mà chị em có thể tham khảo như: ích mẫu, xuyên khung, thục địa, hương phụ, gừng, ngải cứu,…

Sử dụng gừng để cải thiện rối loạn kinh nguyệt
Sử dụng gừng để cải thiện rối loạn kinh nguyệt

Việc sử dụng chúng cũng tương đối đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn thấy mất công chuẩn bị nguyên liệu, phơi sấy, đun nước, sắc thuốc thì có thể sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ dược liệu cũng đem lại tác dụng tốt như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang.

Đi khám phụ khoa

Trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, việc sử dụng các biện pháp trên là không đủ. Bạn gái cần đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp.

⇒ Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt là gì? Các cách điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến hiện nay

Như vậy, rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là một hiện tượng bình thường và phổ biến ở các bạn gái. Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì không cần quá lo lắng, bạn chỉ cần duy trì một lối sống khỏe mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ với đội ngũ Dược sĩ chuyên môn của chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để được giải đáp sớm nhất.

Nguồn tham khảo

  1. Gia Hân (2019). Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 27/06/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 20ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng