Đau dạ dày khi mang thai mặc dù đã không còn quá mới mẻ nhưng vẫn luôn vấn đề mẹ bầu hay mắc phải và cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Vậy thì theo dõi ngay bài viết này để tìm ra câu trả lời cho chính mình nhé.
Đau dạ dày khi mang thai là gì?
Được xếp vào một trong những triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày – tá tràng thường thấy, đau dạ dày là dấu hiệu đầu tiên khi dạ dày mẹ bầu đang bị tổn thương, theo sau đó có thể chưa hoặc ít xuất hiện hiện tượng viêm.
Các triệu chứng thông thường đi kèm với đau dạ dày khi mang thai
Bắt đầu từ những cơn đau không tên dai dẳng kéo dài từ vùng trên cùng bên trái mạn sườn, đau dạ dày mang đến sự khó chịu cho mẹ còn kèm theo các triệu chứng khác như:
- Khó tiêu.
- Cảm giác nóng rát dạ dày hoặc ở ngực.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Trào ngược thực quản.
- Buồn nôn và nôn.
- Xuất huyết dạ dày.
Phần lớn biểu hiện đau dạ dày khi mang thai hay ở bất cứ trường hợp nào đều không loại trừ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori – một trong những loại vi khuẩn sinh sống, phát triển và chuyên gây bệnh viêm loét dạ dày hay ung thư cho cơ thể. Chính vì vậy, mẹ cần tìm ra cơ sở gây bệnh càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả.
===> Xem thêm: Hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho bà bầu trong suốt thai kỳ
4 nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày khi mang thai
Theo các nhà khoa học cho biết, dạ dày được coi là nơi phản ánh đúng nhất đời sống sinh hoạt của con người. Song, với mẹ khi mang bầu đều có một chế độ ăn uống phù hợp thì 4 nguyên nhân dưới đây mới chính là điều khiến mẹ dễ bị đau dạ dày:
Nghén thai kỳ
Đây là lý do dễ thấy nhất cho mẹ bị đau dạ dày khi mang thai.
Ngay khi bước vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ, có rất nhiều sự thay đổi diễn ra bên trong mẹ. Đáng nói nhất là sự tăng cao nồng độ hormone nội tiết nhằm thích nghi với sự lớn lên của trẻ, đi đôi với đó là sự nhạy cảm với các yếu tố xung quanh bao gồm mùi thức ăn hoặc mùi lạ xuất hiện trong không khí. Khi ấy, buồn nôn và nôn sẽ kích thích mẹ đưa hết các thực phẩm đã nạp ra bên ngoài.
Nếu chỉ dừng lại ở đây thì không có gì để khiến mẹ bận tâm cả, nhưng điều đáng chú ý lại là biểu hiện này lặp đi lặp lại nhiều lần. Bụng rỗng cùng lúc không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn đầu hình thành phôi thai khỏe mạnh chính là cơ sở tạo nên bệnh lý.
Sự phát triển của em bé
Ngay tại tam cá nguyệt thứ nhất, dù mới chỉ là hạt đậu xanh bé nhỏ nhưng chúng lại có khả năng làm xáo trộn hệ tiêu hóa và tạo cảm giác căng tức cho mẹ.
Khi thai nhi lớn hơn một chút, tử cung mở rộng trong khung chậu để phù hợp với các bước tiếp theo nuôi dưỡng bé thì cũng là lúc ruột bị đẩy lên, dạ dày bị chèn ép, dẫn đến tăng sinh khí, táo bón do ứ đọng thức ăn và đơn thuần gây ra sự tổn thương lên niêm mạc của dạ dày.
Stress thai kỳ
Stress, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày. Điều này thường thấy nhiều nhất ở các mẹ lần đầu mang thai bởi, sự trải nghiệm có con đầu tiên của cha và mẹ, không tránh khỏi cha mẹ sẽ suy nghĩ nhiều về sức khỏe của em bé, lo lắng về việc sảy thai nguy hiểm, nên làm như thế nào nếu mẹ chuyển dạ sinh nở…
Hàng ngàn câu hỏi được đặt ra khiến cho bậc làm cha làm mẹ cảm thấy choáng ngợp và lo sợ. Điều này cũng tạo điều kiện thúc đẩy bệnh lý liên quan đến dạ dày xuất hiện nhiều hơn, ăn uống và hấp thu ở mẹ và bé kém hơn.
Nghén ăn trong thai kỳ
Mặc dù cũng là một loại nghén trong thai kỳ nhưng nghén ăn không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chế độ dinh dưỡng của mẹ. Song, với các mẹ nghén ăn chua thì nên có một chút điều chỉnh trong chế độ ăn của mình như:
- Đệm một vài thức ăn trước đó: đồ chua cay luôn có khả năng cao kích thích dịch vị acid tiết ra nhiều và bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Do đó, ăn đệm các loại thức ăn giúp trung hòa dịch vị và tạo lớp lót cho niêm mạc sẽ ngăn chặn sự tổn thương gặp phải.
- Ăn lượng thức ăn vừa phải: nghén ăn trong khi mang thai luôn hình thành một thói quen ăn liên tục, kết hợp với khi mang thai mẹ cảm thấy đầy bụng nhiều hơn là no. Bởi vậy, quy định lượng thức ăn vừa phải cho mỗi bữa ăn, kể cả bữa nghén sẽ là phù hợp nhất để mẹ không bị khó chịu và khó thở sau khi ăn.
===> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu ốm nghén: nên ăn gì và không nên ăn gì?
4 bước loại bỏ đau dạ dày khi mang thai ngay lập tức
Có thể nói, đau dạ dày rất nhạy cảm với lối sống không khoa học, đặc biệt hơn là khi mẹ đang có em bé. Do vậy, nắm giữ cho mình một vài cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà đơn giản là cách tốt nhất để kiềm chế và ngăn chặn chúng phát triển mạnh hơn.
Uống nhiều nước
Nước luôn là người bạn đồng hành tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và dạ dày. Không chỉ như một chất làm loãng nồng độ acid tăng cao, nước còn được coi là tấm lót tạm thời hàn gắn các vết tổn thương trong dạ dày.
Chính vậy, nhấp từng ngụm nhỏ nước ấm sẽ là bài thuốc đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả nhất ngay lúc này. Bên cạnh đó, mẹ có thể thử nước trái cây cũng rất ổn để làm đa dạng hơn nguồn thức uống.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Khoảng thời gian giải lao ngắn là vị cứu tinh cho cơ thể mệt mỏi lúc này. Có rất nhiều cách để nghỉ ngơi như:
- Đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng: trong trường hợp bị đau nhẹ, vận động đơn giản sẽ giúp mẹ đánh lạc hướng cơ thể và quên đi cơn đau.
- Dành vài phút tắt đèn, nhắm mắt và gác chân lên ghế: cách này phù hợp với các mẹ đang có cơn đau quặn hơn. Tạo tư thế thoải mái luôn hữu hiệu để cơ thể khởi động cơ chế tự điều chỉnh.
Ăn nhẹ
Vai trò của bữa ăn nhẹ, bữa ăn phụ là không thể thay thế khi cơ thể đang căng thẳng. Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày có thể bao gồm các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, khoai tây, mì ống hay gạo… Mọi thứ mẹ thích đều có thể được sử dụng, miễn sao chúng không có quá nhiều dầu mỡ, gia vị.
Thử chút sữa chua uống hoặc men vi sinh
Nếu thắc mắc mang thai bị đau dạ dày uống thuốc gì khiến mẹ phân vân thì PregEU lại khuyến khích mẹ thử một chút sữa chua uống hoặc một vài loại men vi sinh phù hợp với cơ thể sẽ là phù hợp hơn cho cả mẹ và thai nhi để hệ tiêu hóa nhanh chóng trở lại bình thường. Với các mẹ bị dị ứng sữa thì có thể chuyển qua uống men vi sinh.
Song, dù là sử dụng loại nào, mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để bác sĩ có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh khi không phù hợp nhé.
Trên đây là các vấn đề về đau dạ dày khi mang thai, mọi thắc mắc xin liên hệ số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn miễn phí.
PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- I’m pregnant and have a stomach bug. Could this harm my unborn baby? – BabyCentre UK, Babycentre, truy cập ngày 21/04/2023
- Working during pregnancy: Do’s and don’ts – Mayo Clinic, Mayo Clinic, truy cập 21/04/2023