Hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài. Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ chia sẻ cho các độc giả về kinh nghiệm tăng sức đề kháng cho bà bầu đặc biệt trong thời kỳ Covid-19 như hiện nay.

Tại sao sức đề kháng lại quan trọng đối với bà bầu?

Vai trò của đề kháng đối với sức khỏe của thai phụ:

Bảo vệ thai nhi: Sức đề kháng cao giúp bà bầu bảo vệ thai nhi khỏi các bệnh tật và vi khuẩn có hại. Điều này cực kỳ quan trọng đặc biệt là trong những giai đoạn đầu của thai kỳ khi thai nhi đang phát triển các cơ quan và hệ thống miễn dịch.

Ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng: Bà bầu có độ đề kháng cao sẽ ít bị mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, viêm họng, đường tiết niệu, viêm phổi và các bệnh khác.

– Giúp thai nhi phát triển tốt hơn: Nếu bà bầu có sức đề kháng cao, cơ thể sẽ hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt hơn từ thực phẩm, giúp thai nhi phát triển tốt hơn và đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Giảm nguy cơ vô sinh: Nếu phụ nữ mang thai bị mắc các bệnh nhiễm trùng, điều này có thể gây ra những tổn thương cho cơ thể của bà bầu và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Chính vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng cho bà bầu là rất quan trọng để giúp mẹ và em bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

Nguyên nhân khiến sức đề kháng của bà bầu yếu đi

Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ trải qua một số thay đổi để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng có thể làm giảm đề kháng của các mẹ bầu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây giảm đề kháng ở phụ nữ mang thai:

– Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể phụ nữ trong thời gian mang thai sản xuất nhiều nội tiết tố như estrogen, progesterone và human chorionic gonadotropin (hCG). Những thay đổi về nội tiết này có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của thai phụ, khiến cho cơ thể dễ bị tổn thương và mất khả năng chống lại các bệnh tật.

– Thay đổi hệ thống miễn dịch: Điều này được giải thích là khi phôi thai làm tổ trong bụng mẹ, hệ thống miễn dịch sẽ phải thích ứng tránh xác định thai nhi là vật thể lạ và tiêu diệt nó. Sự thay đổi của hệ thống miễn dịch trong cơ thể mẹ bầu nhằm bảo vệ thai nhi. Sau khoảng 3 – 4 tháng mang thai, cơ thể thích nghi dần với sự tồn tại của thai nhi, hệ thống miễn dịch sẽ trở lại bình thường.

– Thiếu chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với đề kháng của cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ trong thai kỳ tăng lên nhiều, nếu không được bổ sung đầy đủ, cơ thể sẽ dễ bị suy giảm đề kháng.

– Tăng cân quá mức: Bà mẹ mang thai thường tăng cân để đảm bảo sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, tăng cân quá mức có thể làm cho cơ thể khó thở, dễ mệt mỏi và mất đề kháng.

– Stress: Stress cũng có thể làm giảm đề kháng của cơ thể. Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường sẽ gặp nhiều căng thẳng và stress hơn bình thường. Điều này đã ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của các mẹ bầu.

Ảnh hưởng của suy giảm sức đề kháng đối với bà bầu và thai nhi

Sự suy giảm sức đề kháng ở bà bầu cùng với những thay đổi về thể chất trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở cả mẹ và con.

Những ảnh hưởng của suy giảm miễn dịch đối với mẹ

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Điều này xảy ra do có nhiều áp lực lên bàng quang và khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn bị suy giảm.
  • Viêm phổi: Do sự gia tăng chất lỏng và áp lực trong phổi tăng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.
  • Nhiễm các bệnh phụ khoa: Thay đổi nội tiết tố, môi trường âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh nhiễm trùng.
  • Lopus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp.
  • Tăng huyết áp.
  • Cảm cúm: hệ miễn dịch duy giảm khiên mẹ dễ bị các virus, vi khuẩn tấn công gây ra cảm cúm, cảm lạnh.
  • Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể mắc phải một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con như Covid-19, giang mai, viêm gan, HIV, nhiễm liên cầu nhóm B.
Khi mang thai hệ thống miễn dịch của bà bầu suy giảm dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
Khi mang thai hệ thống miễn dịch của bà bầu suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

Những rủi ro cho em bé khi mẹ bầu suy giảm sức đề kháng

Trong thời kỳ mang thai nếu mẹ suy giảm miễn dịch, thai nhi có thể mắc phải các bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con như cytomegalovirus, toxoplasmosis và parvovirus. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị nhiễm trùng cytomegalovirus ở trẻ sơ sinh.

Chính vì vậy, việc tăng cường miễn dịch, đặc biệt là tăng sức đề kháng cho bà bầu 3 tháng đầu là một vấn đề vô cùng cần thiết. Phần dưới đây sẽ giới thiệu cho quý bạn đọc những biện pháp tăng sức đề kháng cho bà bầu hiệu quả nhất.

===>>> Xem thêm: [Từ A – Z] Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ để khỏe mẹ khỏe con

Biện pháp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

Để tăng cường sức đề kháng cho bà bầu bạn nên chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi. Cụ thể:

Tăng cường sức đề kháng cho bà bầu từ bổ sung dưỡng chất

Các chất dinh dưỡng được lựa chọn để tăng cường đề kháng cho bà bầu gồm có:

Vitamin A: Đây là thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, điều hòa, trưởng thành của các tế bào miễn dịch bao gồm đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào T tiêu diệt tự nhiên. Bổ sung đầy đủ vitamin A cho thấy sự giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong trong các bệnh truyền nhiễm khác nhau như bệnh tiêu chảy, viêm phổi liên quan đến bệnh sởi và nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Thiếu hụt nó có liên quan đến phản ứng miễn dịch đường ruột bị suy giảm và tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp.

Vitamin C: Đây là là một chất chống oxy hóa tiềm năng giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và dễ bị nhiễm trùng. Nó hỗ trợ các chức năng khác nhau của miễn dịch bẩm sinh và thích ứng bao gồm chức năng hàng rào biểu mô, bảo vệ bạch cầu, điều chỉnh các hoạt động kháng khuẩn của tế bào thực bào, chức năng tế bào tiêu diệt tự nhiên.

Vitamin D: Bên cạnh tác dụng với hệ xương khớp, vitamin D còn được biết đến với tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch. Để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nó thúc đẩy sự phân hóa của bạch cầu đơn nhân thành đại thực bào; giảm sự tăng sinh tế bào miễn dịch và sản xuất cytokine.

Vitamin E: Vitamin E tham gia điều chỉnh các đại thực bào đóng vai trò là tế bào trình diện kháng nguyên (APC) và điều chỉnh tế bào NK và tế bào T bằng cách sản xuất cytokine, đồng thời làm giảm các loại oxy phản ứng (ROS), các loại nitơ phản ứng (RNS) và prostaglandin.

Sắt: Sắt không chỉ có vai trò trong hệ tạo máu mà nó còn tham gia vào chức năng miễn dịch. Nó sản xuất và điều hòa cytokine, tạo ROS tiêu diệt mầm bệnh, biệt hóa và tăng sinh tế bào lympho T và thành phần thiết yếu của một số enzym quan trọng đối với hoạt động của tế bào miễn dịch.

Selen: Các enzym phụ thuộc selen rất quan trọng đối với hệ thống bảo vệ vật chủ chống oxy hóa ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu. Selen đã tìm thấy một chất kích thích miễn dịch đối với các chức năng tế bào miễn dịch bẩm sinh, sự tăng sinh tế bào T và các hoạt động của tế bào NK.

Kẽm: Kẽm tham gia thúc đẩy sự phát triển và các chức năng của đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào NK. Nó điều chỉnh sự giải phóng cytokine, gây ra sự tăng sinh của tế bào T, kích hoạt và phát triển tế bào lympho T.

Mẹ bầu có thể tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung các dưỡng chất này từ chế độ ăn hàng ngày hoặc sử dụng các viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất dành riêng cho mẹ bầu.

Bổ sung các vi chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu
Bổ sung các vi chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

===>>> Xem thêm: Các thuốc bổ cho bà bầu được các chuyên gia sản phụ khoa khuyên dùng

Uống nhiều nước

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường xuyên bị ốm nghén, gây mất nước nhiều. Điều này càng khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, điều quan trọng lúc này là mẹ phải bổ sung đầy đủ lượng nước trong cơ thể. Với mẹ bầu, mỗi ngày nên uống đủ từ 2-3 lít nước để có thai kỳ khỏe mạnh.

Luyện tập thường xuyên

Theo nghiên cứu của Ruben Barakat và cộng sự năm 2016 cũng cho thấy, việc luyện tập thể dục hàng ngày cũng góp phần nâng cao hệ miễn dịch cho bà bầu. Chính vì thế, mẹ bầu có thể kết hợp giữa việc bổ sung dưỡng chất với các bài tập thể dục, các bài aerobic để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Việc xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học góp phần đáng kể vào việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bà bầu nên ăn uống đủ bữa, ngủ đủ giấc và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ. Nếu mẹ lo lắng, buồn phiền hay làm việc quá sức cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol làm suy giảm hệ thống miễn dịch, thậm chí có thể khiến bà bầu stress, trầm cảm.

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai và những hướng dẫn về cách tăng sức đề kháng cho bà bầu đặc biệt trong thời kỳ Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với nhiều chủng khác nhau. Hãy liên hệ tới tổng đài 1800 9229 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào trong thai kỳ.

Nguồn tham khảo

1. Tác giả: Nawsherwan (2020), Selected Micronutrients: An Option to Boost Immunity against COVID-19 and Prevent Adverse Pregnancy Outcomes in Pregnant Women: A Narrative Review, NCBI. Truy cập ngày 19/05/2022.

2. Tác giả: Christina Palmer, MD (2022), How Does Pregnancy Affect Your Immune System?, GoodRx Health. Truy cập ngày 19/05/2022.

3. Tác giả: Kristeen Cherney, Infections in Pregnancy, Healthline. Truy cập ngày 19/05/2022.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PregEU

Bộ đôi cung cấp DHA & Đa vi chất – Hỗ trợ cho mẹ bầu Việt

Công dụng

Hỗ trợ bổ sung DHA, EPA, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ cho cơ thể bồi bổ và tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ.

Đối tượng sử dụng

Phụ nữ dự định mang thai, đang mang thai và cho con bú chán ăn, mệt mỏi, chế độ dinh dưỡng kém cần bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Liều dùng

– Uống trong hoặc ngay sau bữa ăn với nước đun sôi để nguội.

– Ngày uống 2 viên: 1 viên nén bao phim uống buổi sáng, 1 viên nang mềm uống buổi trưa.

>> Xem và mua hàng chính hãng TẠI ĐÂY

Sản phẩm PregEU được tiếp thị và phân phối bởi công ty CP DP Tín Phong.

Địa chỉ: Lô B8-B10/D6, Khu đô thị Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngày viết:

6 thoughts on “Hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho PregEU. Dưới đây là câu trả lời từ các chuyên gia dành cho bạn ạ.
      Dấu hiệu mà bạn bị chóng mặt, hoa mắt, có thể là bạn đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Với tình trạng này thì thứ nhất là bạn nên đi khám bác sĩ, và làm xét nghiệm máu xem bạn có bị thiếu máu hay không, làm thêm xét nghiệm vi chất dinh dưỡng như sắt, feritin.
      – Nếu kết quả cho thấy bạn đang bị thiếu máu hoặc thiếu sắt thì cần thiết phải bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng.
      – Nếu bạn đã uống viên đa vi chất rồi và thông thường trong viên đa vi chất đã có bổ sung sắt rồi nhưng chế độ ăn của mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu sắt nên vẫn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Lúc này ngoài viên đa vi chất thì bạn cần bổ sung thêm sắt ngoài nữa.
      Thiếu sắt là tình trạng rất phổ biến ở bà bầu vì khi mang thai nhu cầu sắt của bà mẹ tăng lên gấp 2-3 lần so với người bình thường do khối lượng tuần hoàn tăng lên.
      Trân trọng!

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho PregEU. Dưới đây là câu trả lời từ các chuyên gia dành cho bạn ạ.
      Calci là một trong những vi chất quan trọng trong quá trình mang thai, bởi chúng chính là cơ sở để bé phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Do vậy, cần phải bổ sung canxi từ viên uống đa vi chất ngay khi có ý định mang thai cho đến hết thai kỳ.
      Từ tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn, nhất là những tháng cuối, nhu cầu canxi sẽ cao hơn rất nhiều nên nếu bà mẹ thiếu canxi nặng hơn thì đến tháng thứ 5 nên bổ sung thêm gói PregEU Calci bên cạnh viên uống đa vi chất nhé.
      Trân trọng!

    • Dược sĩ Phương Linh says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho bác sĩ. Dưới đây là câu trả lời của bác sĩ dành cho bạn.
      Vấn đề tăng cân sẽ phụ thuộc vào cân nặng trc mai thai. Thông thường, các chị em phụ nữ trước mai thai có chỉ số BMI bình thường thì sẽ tăng từ 9 đến 12kg trong cả thai kỳ là bình thường. Do vậy, mẹ không cần phải lo lắng, điều quan trọng nhất là sức khỏe tốt, siêu âm thai nhi đạt chuẩn.
      Việc trằn trọc, đau lưng, đau hông thì có thể bạn đã thiếu canxi. Bởi canxi là vi chất quan trọng trong quá trình mang thai, nếu người mẹ không được bổ sung đầy đủ, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để bù lại. Nhất là trong những tháng cuối thai kỳ, em bé sẽ cần rất nhiều canxi nên em bé sẽ lấy canxi từ trong xương của mẹ, dẫn đến tình trạng loãng xương nặng, gây ra đau lưng, đau hông. Do đó, trong suốt thai kỳ bạn cần bổ sung viên đa vi chất như canxi, magie, kẽm, sắt… và có chế độ ăn uống giàu canxi để tránh tình trạng này và em bé có thể phát triển khỏe mạnh và có chiều dài đạt chuẩn. Để em bé có chiều dài đạt chuẩn từ 49 50cm thì mẹ cần bổ sung đủ vi chất, đặc biệt là canxi.
      Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 90,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AnQ TĐ

Được xếp hạng 4.55 5 sao
(11 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng