Không chỉ gây ra ợ chua ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời còn gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp khiến người bệnh hay bị ho. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh lý này dẫn đến gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy trào ngược dạ dày gây ho là do đâu? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Hiểu đúng trào ngược dạ dày gây ho để phòng tránh hiệu quả
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh rối loạn về đường tiêu hóa phổ biến hay gặp phải hiện nay.
Bệnh này xảy ra khi axit từ dạ dày bị đẩy lên thực quản gây tổn thương các mô khiến người bệnh gặp phải tình trạng nóng rát ở ngực dẫn đến mắc phải tình trạng ho.
Theo thống kê tại Mỹ hiện nay có khoảng 14 -20% tổng số người dân mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày chủ yếu hay gặp ở người lớn. Còn tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 7 triệu người mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thường gặp phải ở độ tuổi 30 đến 50 tuổi.
Có thể thấy, đây là những con số biết nói cho thấy thực trạng bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ngày càng trở nên đáng báo động và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trào ngược dạ dày không chỉ gặp ở người lớn mà giờ đây còn gặp phải ở nhiều trẻ nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một hội chứng rối loạn về đường tiêu hóa có liên quan đến vòng cơ giữa thực quản và dạ dày.
Axit dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên có thể gây kích ứng, tổn thương niêm mạc đường hô hấp, tùy thuộc vào độ tuổi người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng điển hình sau:
- Ợ nóng khiến người bệnh cảm thấy đau rát ở ngực do axit dạ dày gây kích ứng niêm mạc thực quản.
- Ở chua, thức ăn trào ngược từ thực quản lên miệng.
- Ho kèm theo đau ngực, nôn mửa, khàn tiếng.
- Thường xuyên gặp phải cảm giác thức ăn mắc trong cổ họng.
- Cảm thấy buồn nôn, nôn.
- Cảm thấy khó chịu, đau rát trong cổ họng.
Riêng với trẻ nhỏ, ngoài gặp phải những triệu chứng trên trẻ nhỏ khi bị trào ngược dạ dày còn mắc phải một số triệu chứng khác như:
- Hay bị các đợt nôn mửa thường xuyên.
- Trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, không muốn ăn.
- Khó ngủ sau khi ăn.
- Trẻ có thể bị khó thở.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho
Trào ngược dạ dày nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Do đó, muốn khắc phục tình trạng này hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân cũng như những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý này.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày gây ho có nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến sự đóng mở của cơ hoành thực quản và dạ dày
Bình thường cơ vòng thực quản sẽ đóng chặt sau khi thức ăn đi vào dạ dày. Tuy nhiên khi cơ vòng thực quản bị yếu hoặc giãn ra không đúng cách có thể khiến axit từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
Axit làm các mô lót thực quản của cơ thể bị tổn thương gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp dẫn đến gây ho.
Ngoài nguyên nhân kể trên thì hầu hết chúng ta đều biết ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống đẩy các chất nhầy và vật lạ ra ngoài.
Bệnh trào ngược dạ dày khiến axit và thức ăn bị đẩy lên thực quản, chính vì vậy để bảo vệ sức khỏe, cơ thể sẽ tạo ra một phản xạ ho giúp đẩy những tác nhân này ra ngoài.
===>>> Xem thêm: Tìm hiểu về ho khan kéo dài – Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Các nhà khoa học hiện nay đã phát hiện ra rằng tiếp xúc nhiều với một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh trào ngược dạ dày.
- Hay hút thuốc lá
- Sử dụng nhiều chất kích thích như uống nhiều rượu bia, cà phê,..
- Chế độ sinh hoạt không khoa học lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chiên xào
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây như thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế kênh canxi, thuốc an thần, thuốc chống viêm không steroid,…
Những đối tượng dễ mắc phải trào ngược dạ dày thực quản
Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ dễ mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày:
- Béo phì
- Phụ nữ khi mang thai
- Người hay hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Người hay bị căng thẳng, stress.
- Người bị liệt vị dạ dày, thoát vị hoành,…
Trào ngược dạ dày gây ho ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Khi axit dạ dày bị trào ngược lên ống thực quản ngoài việc khiến người bệnh bị ho còn gây khó chịu, mệt mỏi,…. Đặc biệt, khi tình trạng ho xảy ra kéo dài còn gây đau tức lồng ngực, khó thở,…cho người bệnh.
Trào ngược dạ dày nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:
Viêm thực quản (Viêm mô trong thực quản)
Trào ngược axit lên thực quản có thể phá vỡ các mô trong thực quản làm các mô bị viêm, chảy máu và đôi khi hình thành vết loét hở khiến người bệnh bị đau, khó nuốt.
Thu hẹp thực quản
Khi các mô thực quản bị tổn thương có thể dẫn đến hình thành mô sẹo. Mô sẹo có thể thu hẹp đường đi của thức ăn, khiến người bệnh bị khó nuốt.
Barrett thực quản
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do axit dạ dày làm tổn thương, thay đổi mô lót dưới thực quản.
Barrett thực quản là dạng tổn thương có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.
Cách chữa trị bệnh trào ngược dạ dày gây ho
Phương pháp chẩn đoán
Ngoài việc dựa vào tiền sử bệnh lý, triệu chứng, để biết chính xác người bệnh có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán phổ biến sau:
Nội soi dạ dày
Phương pháp nội soi giúp bác sĩ đánh giá cũng như kiểm tra mức độ tổn thương niêm mạc ở thực quản, dạ dày và một phần của ruột non.
Ngoài ra nội soi dạ dày còn giúp bác sĩ đánh giá người bệnh có đang mắc phải viêm thực quản hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác của trào ngược hay không.
Chụp X-quang
Chụp x-quang giúp bác sĩ biết được mức độ tổn thương của thực quản cũng như khả năng phối hợp chức năng vận động của thực quản, đồng thời xác định mức độ hẹp của thực quản.
Thăm dò độ pH
Đây là phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ đánh giá khả năng hoạt động trào ngược trong khoảng thời gian 24 giờ.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đặt đầu dò qua mũi và thực quản. Sau đó, người bệnh sẽ vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
Đo áp suất thực quản
Thực quản là cơ quan có vai trò giúp co bóp và đẩy thức ăn xuống dạ dày. Do đó, thực hiện xét nghiệm đo áp suất thực quản có thể hỗ trợ giúp bác sĩ kiểm tra được khả năng di chuyển của thức ăn đã đến dạ dày của thực quản hay chưa từ đó hỗ trợ việc chẩn đoán trào ngược dạ dày.
Cách điều trị trào ngược dạ dày gây ho
Dưới đây là một số cách điều trị trào ngược dạ dày hay được sử dụng phổ biến hiện nay:
Dùng thuốc tây
Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể kê một số thuốc sau:
Thuốc kháng axit
Thuốc kháng axit có tác dụng giúp trung hòa axit trong thực quản và dạ dày đồng thời giúp giảm chứng ợ chua.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng axit có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn chuyển hóa canxi, tiêu chảy, ảnh hưởng đến chức năng thận,..
Thuốc kháng histamin H2
Sử dụng thuốc kháng histamin H2 có công dụng giúp giảm sản xuất axit dạ dày, đồng thời giúp hỗ trợ giảm đau cho người bệnh.
Một số thuốc kháng H2 hay được sử dụng hiện nay có thể kể đến như cimetidine, famotidine và nizatidine,…
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton hiện nay là thuốc được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Dùng thuốc ức chế bơm proton có tác dụng giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày bằng cách ức chế số lượng thụ thể tạo axit trong niêm mạc dạ dày.
Không những vậy, sử dụng thuốc ức chế bơm proton còn giúp các mô thực quản bị tổn thương có thời gian hồi phục từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra như ho, ợ nóng, ợ chua,…
Tuy nhiên, khi dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) người bệnh cũng lưu ý có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như táo bón, nôn, buồn nôn, đầy hơi,…
===>>> Xem thêm: Ho nhiều về đêm là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả
Một số lưu ý trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Để giúp cải thiện triệu chứng ho đồng thời hạn chế mắc phải những biến chứng nguy hiểm khác do trào ngược dạ dày gây ra, trong quá trình điều trị người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề sau:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ăn quá nhiều thức ăn trong cùng 1 bữa có thể làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản khiến cơ vòng mở ra cho phép axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra tình trạng ho. Chính vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống khoa học cũng là biện pháp đơn giản giúp giảm tình trạng ho do trào ngược dạ dày.
Bạn nên chia bữa ăn thành những bữa ăn nhỏ, uống đủ 1,5 -2 lít nước mỗi ngày đồng thời hạn chế sử dụng đồ cay nóng, gia vị cay, không ăn trước khi đi ngủ, không sử dụng các chất kích thích,…giúp giảm bớt tình trạng ho do trào ngược gây ra.
Hạn chế mắc quần áo bó sát
Mặc quần áo bó sát lên vòng eo có thể làm gia tăng áp lực lên bụng và cơ vùng thực quản dưới, vì vậy khi bị trào ngược dạ dày gây ho người bệnh nên hạn chế mặc quần áo bó sát.
Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì, thừa cân sẽ gây áp lực lên bụng và dạ dày từ đó khiến axit bị trào ngược lên thực quản. Do đó, tập thể dục thường xuyên duy trì cân nặng hợp lý cũng giúp giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
Ngừng hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm suy yếu cơ vòng thực quản khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn, do đó hạn chế hút thuốc lá cũng là cách đơn giản giúp giảm tình trạng ho do trào ngược dạ dày.
Tránh sử dụng các chất kích
Uống nhiều chất kích thích gây tăng tiết acid dạ dày vì vậy để cải thiện triệu chứng do trào ngược bạn nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê…
Nâng cao gối của bạn khi ngủ
Năm 2016 một nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng ngay cả đối với những người đã dùng thuốc điều trị trào ngược axit, việc thêm tư thế ngủ nâng cao sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do trào ngược dạ dày hiệu quả hơn nhiều hơn so với chỉ dùng thuốc đơn thuần.
Gợi ý thực đơn ăn uống và lối sống cho người bị ho do trào ngược dạ dày
Theo các chuyên gia tình trạng ho do trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể cải thiện được khi tuân thủ đúng phác đồ điều trị hết hợp cùng lối sống, chế độ ăn uống khoa học.
Ngoài tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, để bệnh được cải thiện tốt nhất bạn có thể lưu ý một số thực phẩm trong quá trình ăn uống sau.
Bị trào ngược dạ dày gây ho không nên ăn gì?
Khi bị trào ngược dạ dày bạn nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa
Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo không bão hòa có thể kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều axit dạ dày hơn khiến axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản đồng thời trì hoãn việc làm rỗng dạ dày.
Do đó, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược cao hơn. Vì vậy hạn chế ăn những thực phẩm chiên rán có thể giúp giảm triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản.
Dưới đây là một số thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao bạn nên tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản như khoai tây chiên, thịt xông khói,…
Sô-cô-la
Sô cô la có chứa một thành phần gọi là methylxanthine đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có thể làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược.dạ dày do đó khi bị trào ngược bạn nên hạn chế ăn nhiều socola.
Những thực phẩm cay nóng
Ăn nhiều những thực phẩm cay nóng như hành và tỏi,…có thể làm trầm trọng các triệu chứng ợ chua ở người bệnh nhiều hơn vì vậy khi bị trào ngược dạ dày bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng.
Thực phẩm chứa nhiều axit
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit như nước ép cam, quýt, bưởi, chanh, dưa chua…có thể làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Do đó, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều axit này.
Những thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày gây ho xảy ra là do axit dạ dày bị đẩy lên thực quản làm kích ứng niêm mạc hô hấp, để giảm tình trạng tiết axit trong dạ dày bạn có thể bổ sung một số thực phẩm sau:
Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và đường nhờ đó giúp hỗ trợ các vấn đề đường tiêu hóa hiệu quả. Do đó, khi bị trào ngược dạ dày bạn có thể ăn một số thực phẩm tốt cho sức khỏe như bông cải xanh, súp lơ trắng, khoai tây, dưa chuột, măng tây,…
Gừng
Gừng rất giàu các hợp chất như phenolic và các chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm kích ứng đường tiêu hóa đồng thời có thể giúp hỗ trợ giảm các cơn co thắt dạ dày giúp làm giảm tình trạng axit ngược từ dạ dày lên thực quản.
Chính vì vậy, để giảm bớt tình trạng ho cũng như các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày bạn có thể uống trà gừng hoặc thêm vài lát gừng cho vào món ăn.
Yến mạch
Yến mạch rất giàu chất xơ do đó ăn yến mạch rất có lợi cho người bị trào ngược dạ dày.
Thịt nạc
Ăn các loại thịt nạc như gà tây, thịt lợn,…thường chứa ít chất béo nên ăn nhiều thịt nạc có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh
Sử dụng các thực phẩm giàu chất béo như hạt óc chó, bơ, hạt lạnh, cá hồi…có thể giúp giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa từ đó giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do tình trạng trào ngược dạ dày gây ra.
Các bài tập thể dục có lợi cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay đã chứng minh được rằng tập thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng trào ngược axit bằng cách hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa.
Chính vì vậy, thực hiện một số bài tập thể dục dưới đây có thể giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
Tập yoga
Tập yoga giúp thư giãn cơ thể, đồng thời giảm bớt căng thẳng, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa giúp giảm lượng thức ăn dư thừa trong dạ dày nhờ đó cải thiện các triệu chứng trào ngược hiệu quả.
Đi dạo
Đi dạo nhẹ nhàng bằng cách đi bộ giúp giảm bớt căng thẳng khó chịu, không những vậy đi dạo còn giúp làm tăng độ rỗng dạ dày, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ được bệnh lý trào ngược dạ dày gây ho. Nếu còn băn khoăn thắc mắc gì vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC GỌI) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết nhé.
Câu hỏi thường gặp khi bị trào ngược dạ dày
Liệu bệnh ho do trào ngược dạ dày có thể tự khỏi không?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý không thể tự khỏi nếu không tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như có một chế độ chăm sóc phù hợp. Theo các chuyên gia, trong thực tế bệnh trào ngược dạ dày rất dễ tái phát và thường lâu khỏi
Do đó, nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh trào ngược dạ dày biết cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Mayo clinic Staff (2023), Gastroesophageal reflux disease (GERD), mayoclinic.org . Truy cập ngày 20/3/2023.
- Tác giả isa Hodgson, RDN, CDN, CDCES, FADCES, Nutrition (2021). Foods to Help Your Acid Reflux, healthline.com. Truy cập ngày 20/3/2023.