Ho nhiều về đêm là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Ho nhiều về đêm không chỉ gây khó chịu mệt mỏi cho người bệnh mà nếu xảy ra kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân là do và cần phải làm gì để khắc phục được vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để được giải đáp chi tiết nhé!

Những điều cần biết về bệnh ho nhiều về đêm

Ho nhiều về đêm hiện nay được biết đến là tình trạng người bệnh thường ít bị ho vào ban ngày mà đa phần chủ yếu bị ho nhiều vào ban đêm.

Ho về đêm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ nhỏ đến người lớn, khi mắc phải tình trạng này người bệnh có thể bị ho có đờm hoặc ho khan.

Đặc biệt, đối với trẻ em nếu để tình trạng ho xảy ra kéo dài có thể làm dạ dày bị co thắt nhiều hơn giúp chất nhầy, đờm đẩy ra khỏi cổ họng làm trẻ nhỏ dễ bị nôn và buồn nôn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, ho nhiều còn khiến cả người lớn và trẻ nhỏ bị đau rát họng, lồng ngực bị tổn thương dẫn đến đau tức, khó thở đồng thời gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Không những vậy, ho nhiều xảy ra vào ban đêm còn gây tổn thương cổ họng, amidan khiến người bệnh có nguy cơ bị viêm amidan.

Ho nhiều về đêm là tình trạng phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh ho về đêm

Theo các chuyên gia hô hấp có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho nhiều về đêm, có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau:

Dị ứng

Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa,…là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ho nhiều về đêm hiện nay.

Các chất gây dị ứng sau khi xâm nhập cơ thể sẽ giải phóng ra hoạt chất histamin, kích thích cơ thể tăng tiết chất nhầy làm kích ứng cổ họng khiến người bệnh có thể bị ho nhiều nhất là vào ban đêm, kèm theo chảy nước mũi, đau họng, khó ngủ, mệt mỏi…

Viêm họng

Viêm họng gây đau rát, ngứa cổ họng từ đó có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng ho kéo dài nhất là vào ban đêm. Do đó, ho nhiều xảy ra vào ban đêm cũng có thể là triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng.

Viêm mũi

Viêm mũi là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm, tổn thương khiến người bệnh bị ho xảy ra vào ban đêm.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp gây ra tình trạng viêm niêm mạc các ống phế quản, khi niêm mạc phế quản bị tổn thương và kích ứng có thể gây ra tình trạng ho nhiều kèm theo khó ngủ,…

Ho nhiều vào ban đêm là triệu chứng phổ biến của viêm phế quản

Cảm lạnh 

Cảm lạnh cũng là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến hay gặp phải ở cả trẻ nhỏ và người lớn thường gây ra tình trạng ho.Ho do cảm lạnh xảy ra khi virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể dẫn đến gây ra tổn thương niêm mạc đường hô hấp, kích thích các cơ quan tăng tiết sản xuất chất nhầy.

Lúc này để bảo vệ hệ hô hấp, cơ thể sẽ hình thành nên các phản ứng ho để giúp tống đẩy các chất nhầy đồng thời loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh ra ngoài.

Vào ban đêm khi người bệnh nằm ngủ lượng chất nhầy thường bị tích tụ trong cổ họng khiến các phản xạ ho trở nên dữ dội hơn so với ban ngày.

Cảm cúm

Ho như chúng ta đều biết đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp bảo vệ đường hô hấp. Vì vậy, mắc phải cảm cúm cũng có thể khiến người bệnh mắc phải tình trạng trạng ho.

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp do các chủng virus cúm gây ra như virus cúm B, cúm C, A (H3N2), cúm A (H1N1),…

Cảm cúm ngoài gây ra tình trạng ho ông ổng xảy ra vào ban đêm, cảm cúm còn gây ra ho khan kéo dài vào ban đêm , nếu tình trạng ho không được chăm sóc hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh bị viêm phổi.

Những triệu chứng phổ biến của bệnh ho về đêm

Khi người bệnh bị ho nhiều xảy ra vào đêm ở thể ho có đờm thì mỗi lần ho người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như ho ra đờm, âm thanh cũng lục khục, kèm theo đau nhức đầu, nghẹt mũi, khó chịu, mệt mỏi,…

Nếu ho nhiều vào ban đêm ở dạng ho khan thì người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng điển hình là ho không ra đờm gây cảm giác khó chịu trong cổ họng dẫn đến tạo ra phản xạ ho dữ dội hơn khiến người bệnh ho ngày càng nhiều hơn kèm theo bị đau họng, khó chịu,….

Ho nếu xảy ra vào ban đêm ngoài gây mất ngủ còn khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, toàn thân bị suy kiệt.

Ho nhiều gây khó chịu mệt mỏi cho người bệnh

Cách chữa bệnh ho về đêm hay được sử dụng hiện nay

Khi mới bị ho về đêm, nhiều người thường hay chủ quan với sức khỏe khiến bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, khi mắc phải tình trạng này người bệnh nên có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là một số cách chữa ho về đêm hay được sử dụng hiện nay.

Sử dụng thuốc tây y

Để giảm ho, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số thuốc tây y sau:

Một số thuốc điều trị ho phổ biến hiện nay

Thuốc giảm ho không kê đơn

Thuốc giảm ho không kê đơn thường được sử dụng nhiều nhất là thuốc chứa hoạt chất như dextromethorphan có tác dụng ức chế trung tâm ho trên hành tủy, từ đó giúp giảm các triệu chứng ho và làm dịu cổ họng hiệu quả.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn có một số thuốc giảm ho không kê đơn chứa các hoạt chất khác như long não, tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp,…

Thuốc kháng histamin H1

Thuốc kháng histamin thế hệ 1 là những thuốc có khả năng ức chế hoạt động của các receptor histamin có tác dụng giúp giảm phản ứng do dị ứng.

Chính vì vậy, thuốc kháng histamin H1 thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân bị ho nhiều về đêm do dị ứng, giúp hỗ trợ cắt cơn ho do kích ứng hay ho khan hiệu quả.

Thuốc long đờm

Thuốc long đờm được dùng để điều trị tình trạng ho có đờm xảy ra nhiều về đêm. Thuốc có tác dụng làm loãng dịch tiết trong đường thở, đồng thời giúp tống đẩy chất nhầy ra ngoài. 

Sử dụng thuốc còn giúp làm giảm tắc nghẽn đường thở nếu nguyên nhân gây ho của bạn là do bị cảm lạnh hoặc cảm cúm dẫn đến gặp phải tình trạng ho có nhiều đờm. Hiện nay thuốc long đờm thường được chia thành những loại phổ biến sau:

  • Thuốc long đờm đơn chất là thuốc chứa một hoạt chất duy nhất trong viên  thuốc có thể kể đến một số tên thuốc như Acemuc, Mucosolvan, Bisolvon,…
  • Thuốc long đờm dạng phối hợp có thể chứa từ 2 hoạt chất trở lên như Atussin, Solmux Broncho,…

Thuốc xịt họng

Dùng thuốc xịt họng có tác dụng giãn đường thở, chống viêm nhờ đó giúp giảm tình trạng ho nhiều xảy ra về đêm.

Thuốc hít

Nếu tình trạng ho nhiều vào ban đêm của bạn có nguyên nhân là bệnh viêm phế quản thì bác sĩ có thể kê một số thuốc hít để giảm tình trạng viêm, nhờ giúp giảm tình trạng ho hiệu quả.

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng giúp ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc ngăn vi khuẩn không sinh sản hoặc tự sao chép.

Khi tình trạng ho nhiều xảy ra vào đêm do vi khuẩn gây ra bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn từ đó hỗ trợ giảm ho hiệu quả.

Dùng kháng sinh giúp giảm tình trạng ho do vi khuẩn

Sử dụng thuốc tây để điều trị ho mắc dù cho hiệu quả rất nhanh tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,..

Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế những tác dụng không mong muốn đến sức khỏe.

Cách chữa ho nhiều về đêm bằng biện pháp tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây theo phác đồ của bác sĩ, để giảm ho nhiều vào ban đêm người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên sau:

Uống nước ấm

Uống nước ấm khi bị ho có tác dụng duy trì độ ẩm cho họng từ đó giúp làm dịu cổ họng. Không những vậy, bổ sung nước ấm khi bị ho còn làm loãng đờm, dịch nhầy, tránh đường thở bị tắc nghẽn giúp dễ dàng đẩy đờm ra ngoài.

Vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý 0,9 % có tác dụng sát khuẩn họng rất hiệu quả. Với những trường hợp bị ho nhiều vào ban đêm do tác nhân vi khuẩn gây ra, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh họng giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm ho.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên để giảm ho

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng một số thảo dược có trọng tự nhiên để hỗ trợ giảm triệu chứng ho và phòng ngừa mắc bệnh về đường hô hấp.

Do đó, ngoài một số cách trên, bạn có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên dưới đây cũng có thể giúp hỗ trợ giảm ho về đêm hiệu quả.

Quả kha tử

Kha tử có tên khoa học là Terminalia chebula thuộc họ Bàng, có nguồn gốc từ Tây Tạng. Kha tử trong đông y có vị cay, tính ấm, chua chát nên có tác dụng giúp mang đến hiệu quả vượt trội trong việc sát khuẩn nhờ đó giúp giảm trừ ho, trị phế hư hiệu quả.

Ngoài ra, quả kha tử còn có tác dụng liễm phế chỉ khái giúp sạch phổi, tốt cho người bị ho.

Không những vậy, với sự phát triển của nền y học hiện đại các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng trong quả kha tử chứa nhiều tamin,polysaccharide…có tác dụng kháng khuẩn nhờ đó giúp giảm ho hiệu quả.

Để giảm ho bạn có thể lấy khoảng 3 – 10gram quả kha tử khô sau đó thêm 1 lượng nước vừa đủ, sắc lấy 1 lượng nước uống vừa đủ trong ngày giúp giảm ho, viêm họng.

Bách bộ

Bách bộ theo đông y có tính ôn, vị ngọt nên có công năng giúp giảm ho, đờm, chữa viêm phế quản hiệu quả..

Với cách trị ho bằng bách bộ bạn chỉ cần lấy khoảng 80gram bách bộ sau đó giã rồi chất lấy nước. Mỗi lần bạn uống 1 thìa, uống khoảng 3 lần/ngày sẽ giúp giảm ho lâu ngày.

Bệnh ho nhiều về đêm ở trẻ nhỏ cần lưu ý gì trong điều trị?

Ho nhiều về đêm là tình trạng phổ biến hay gặp phải ở trẻ nhỏ hiện nay khiến trẻ có thể gặp phải các triệu chứng giống bệnh hen suyễn hoặc một số bệnh lý về đường hô hấp khác tuy nhiên mức độ và tần suất triệu chứng thường khác nhau.

Nên đưa trẻ đi khám khi bị  ho nhiều kéo dài

Khi bị ho nhiều vào ban đêm, trẻ thường bị ho dai dẳng kéo dài có thể ho khan hoặc ho có đờm, trẻ bị khó ngủ, mệt mỏi kèm theo khó chịu…

Nếu để tình trạng này có thể khiến trẻ chán ăn, ăn uống kém,…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Để điều trị ho nhiều về đêm kéo dài, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh cũng như mức độ bị bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng độ tuổi của trẻ em và người lớn.

Như chúng ta đều biết, trẻ nhỏ là đối tượng có hệ hô hấp thường chưa phát triển toàn diện nếu lạm dụng một số thuốc tây như thuốc ức chế ho không kê đơn để cắt cơn ho có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như co thắt phế quản, dị ứng da, tăng nhịp tim,…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị ho nhiều kéo dài về đêm nhất là trẻ sơ sinh, bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tây để điều trị cho trẻ.

Thay vì tự ý sử dụng thuốc tây, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên như cho trẻ uống nước ấm, vệ sinh đường thở cho trẻ nhỏ bằng nước muối sinh lý,….giúp giảm tình trạng ho cho trẻ an toàn hiệu quả.

Cũng giống như trẻ nhỏ, ho nhiều về đêm cũng là một vấn đề mà người lớn hay gặp phải, gây ra mệt mỏi khó chịu cho người bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị ho cho người lớn hiệu quả. Do đó, người bệnh nên theo dõi sức tìm hiểu rõ nguyên nhân để có thể sử dụng phương pháp chăm sóc phù hợp.

Các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc khi bị bệnh ho nhiều về đêm

Để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh ho nhiều vào đêm, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp được khuyên bởi chuyên gia dưới đây:

Giữ ấm cơ thể

Nếu tình trạng bệnh xảy ra vào mùa đông, giữ ấm cơ thể giúp tăng khả năng chống lại virus, vi khuẩn. Chính vì vậy, giữ ấm cơ thể đồng thời hạn chế  ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời và trong phòng quá lạnh được xem là một cách phòng ngừa bệnh ho nhiều về đêm hiệu quả.

Giữ ấm cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Hầu hết chúng ta đều biết, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh sạch có thể chứa nhiều tác nhân dị ứng gây ho như lông súc vật, chó mèo, khói thuốc lá…

Do đó, giữ môi trường sống sạch sẽ hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như khói thuốc lá, lông súc vật,… cũng là biện pháp đơn giản có thể giúp phòng ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng ho.

Giữ vệ sinh cá nhân

Các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp thường có khả năng lây lan qua giọt bắn. Do đó, đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng, cắt móng tay,…giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh có thể giúp phòng ngừa bệnh ho nhiều về đêm.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể gồm protein, tinh bột, chất béo, khoáng chất và chất xơ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể từ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh ho nhiều về đêm hiệu quả.

Khi bị ho nhiều về đêm, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm tươi sống, hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, đồ lạnh,…

Dùng TPBVSK chứa thảo dược thiên nhiên giúp giảm ho

Theo Đông y sử dụng những sản phẩm hỗ trợ giảm ho chứa thảo dược từ thiên nhiên như kha tử, bách bộ,…có thể giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, cũng như phục hồi sức khỏe của đường hô hấp đồng thời cải thiện các vấn đề sức khỏe.

Vì vậy, muốn phòng ngừa ho hiệu quả ngoài chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm TPBVSK chứa thành phần thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

Bị ho nhiều về đêm khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng ho nhiều xảy ra vào ban đêm kèm theo một số tình trạng dưới đây thì người bệnh nên đến bác sĩ để thăm khám ngay:

  • Ho nhiều dai dẳng, ho kèm theo có đờm đặc, đờm có màu vàng xanh.
  • Ho nhiều, sốt cao kèm theo khó thở.
  • Ho ra máu kèm co giật.
  • Cơn ho nhiều về đêm kéo dài hơn 1 tuần, 10 ngày.

Câu hỏi thường gặp về ho nhiều về đêm

Ho nhiều về đêm là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Ho nhiều về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang gặp phải vấn đề về sức khỏe có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, phù phổi, ung thư phổi,….

Do đó, khi bị ho nhiều xảy ra ban đêm người bệnh không nên chủ quan, nên theo dõi sức khỏe để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh ho nhiều về đêm có thể bị tái phát không?

Ho nhiều về đêm có thể tái phát lại nếu không tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như chế độ chăm sóc phù hợp. Hiểu rõ bệnh ho nhiều về đêm cũng như nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả.

Nếu còn băn khoăn thắc mắc gì vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC GỌI) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Lauren Castiello, MS, AGNP-C (2022), 22 ways to relieve a nighttime cough, medicalnewstoday.com. Truy cập ngày 15/3/2023.
  2. Tác giả Carol DerSarkissian, MD (2021). OTC Medicines for Cough: What You Need to Know, webmd.com. Truy cập ngày 16/3/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 20ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng