6 loại thuốc giảm đau bụng kinh thường gặp và các tác dụng phụ cần chú ý

Khi bị cơn đau bụng kinh hành hạ, gây mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt, không ít chị em đã nghĩ tới việc sử dụng thuốc để giảm đau. Vậy khi nào thì cần sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh và đâu là loại thuốc giảm đau an toàn, phổ biến nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược Tín Phong nhé.

Khi nào cần uống thuốc giảm đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, có thể lan ra sau lưng kèm theo các triệu chứng co thắt, đau quặn trước và trong khi hành kinh.

Vậy có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không? Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào mức độ đau cũng như khả năng chịu đựng của mỗi người. Nếu bạn không quá đau hoặc có thể chịu đựng được, bạn không nhất thiết phải dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội khiến bạn không thể chịu được, bạn nên sử dụng một số loại thuốc giảm đau bụng kinh để giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi biết rõ nguyên nhân đau bụng kinh cũng như cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Top 6 loại thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến hiện nay

Acid mefenamic

Acid mefenamic là thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh nhờ ức chế quá trình sản xuất prostaglandin. Tuy nhiên, không nên sử dụng acid mefenamic trong thời gian dài quá 7 ngày do thuốc có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng,…

Acid mefenamic giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Acid mefenamic giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Diclofenac 

Diclofenac cũng là một thuốc giảm đau NSAIDs điển hình. Thuốc được dùng khá phổ biến với mục đích giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, cũng giống như Acid mefenamic, diclofenac không nên sử dụng trong thời gian dài do nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt, không phối hợp Diclofenac với Acid mefenamic hay các thuốc thuộc nhóm NSAIDs khác. Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 14 tuổi.

Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau tương đối an toàn, không gây nghiện, tác dụng giảm đau nhanh ngay sau khi sử dụng.

Alverin

Sự co bóp quá mức của tử cung để đẩy máu ra ngoài đôi khi gây ra tình trạng đau dữ dội. Vì vậy, một số thuốc làm giảm co thắt cơ trơn tử cung như Alverin có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau bụng kinh. Thuốc tương tối an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hyoscinum

Là thuốc chống co thắt hướng cơ. Thuốc làm tê liệt giao cảm, thường được dùng trong trường hợp đau do co thắt. Một số trường hợp sử dụng hyoscinum có thể gặp phải tình trạng khô miệng, bí tiểu, tim đập nhanh,…

⇒ Xem thêm: Đau bụng kinh uống gì và không nên uống gì để giảm đau?

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai thuộc nhóm thuốc nội tiết. Thuốc điều hòa nồng độ hormon của cơ thể, hạn chế tổng hợp prostaglandin, từ đó làm giảm tình trạng đau bụng kinh.

Tuy nhiên, do sự thay đổi nội tiết tố khi dùng thuốc tránh thai, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau đầu, đau ngực, thay đổi tâm trạng,…

Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Giảm đau bụng kinh bằng thuốc tránh thai
Giảm đau bụng kinh bằng thuốc tránh thai

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Nhìn chung, các thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng giảm đau tương đối nhanh, tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng, việc dùng các thuốc này có thể mang đến nhiều tác dụng không mong muốn như:

  • Tình trạng lệ thuộc vào thuốc giảm đau bụng kinh.
  • Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid có thể gây viêm loét dạ dày nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Phản ứng dị ứng, mẩn ngứa, tim đập nhanh ở một số người,…
Dùng thuốc giảm đau bụng kinh lâu ngày có thể gây viêm loét dạ dày
Dùng thuốc giảm đau bụng kinh lâu ngày có thể gây viêm loét dạ dày

Chính vì thế, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau bụng kinh nào, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh vì có thể gây hại tới sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Cách giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc

Theo Y học cổ truyền, đau bụng kinh do hai nguyên nhân chính là huyết ứ (máu huyết bị ứ trệ trong cơ thể) và huyết hư (cơ thể suy nhược khi hành kinh, thần sắc nhợt nhạt, khó ngủ, đau đầu,…). Vì vậy, để điều trị đau bụng kinh, chị em có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Việc điều trị bằng các bài thuốc đông y sẽ giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng đau bụng kinh an toàn nhờ các thành phần hoàn toàn từ thảo dược.

Một số bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả cao mà chị em có thể dùng thử như:

Bài thuốc từ Hương phụ

Công dụng

Hương phụ (cỏ gấu) chứa nhiều acid béo, phenol, tinh dầu,… có tác dụng chống viêm, giảm đau, điều kinh. Hương phụ thường có trong các bài thuốc Đông y chữa đau bụng kinh cho chị em.

Nguyên liệu

  • Hương phụ: 12g
  • Trần bì: 12g
  • Ngải diệp: 12g
  • Nguyệt quý hoa: 2 đóa

Cách tiến hành

  • Sắc uống mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc giảm đau bụng kinh từ ngải cứu

Công dụng

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tác dụng an thai, điều hòa kinh nguyệt, trị kinh nguyệt kéo dài, đau bụng kinh, kháng khuẩn, cầm máu,…

Thành phần

  • Ngải cứu: 500g
  • Hương phụ: 500g

Cách tiến hành

  • Đem hương phụ, ngải cứu đi rửa sạch, để ráo rồi đun sôi.
  • Uống ngày 2 lần, mỗi lần 30ml nước trước bữa sáng và tối.

⇒ Xem thêm: Mách bạn 6 mẹo hay giảm đau bụng kinh mà không phải ai cũng biết

Giảm đau bụng kinh bằng bài thuốc từ ích mẫu

Công dụng

Ích mẫu là một loại dược liệu quý với chị em phụ nữ, có tác dụng trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, huyết ứ sau đẻ, đau bụng kinh,…

Thành phần

  • Ích mẫu: 10g
  • Đương quy: 10g
  • Xích thược: 10g
  • Mộc hương: 5g

Cách tiến hành

  • Phơi khô tất cả dược liệu.
  • Nghiền thành bột mịn.
  • Hòa với nước uống hàng ngày.

Các bài thuốc Đông y cho hiệu quả khá tốt trong việc giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, cách dùng đôi khi hơi phức tạp. Hiện nay, nhiều sản phẩm trên thị trường với thành phần chính là các dược liệu trong các bài thuốc y học cổ truyền được nhiều chị em tin tưởng sử dụng, tiêu biểu là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Huyết Khang.

Kế thừa và phát huy ưu điểm của các bài thuốc Đông y, Ích Huyết khang với thành phần chính từ 6 loại thảo dược quý: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu, xuyên khung, đương quy, thục địa đem lại tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang giúp người dùng dễ dàng sử dụng, không cần ngâm, sắc mất công mà vẫn bảo đảm được hàm lượng hoạt chất đầy đủ. Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng kinh, TPBVSK Ích Huyết Khang còn giúp hỗ trợ bổ huyết, điều kinh, làm giảm các triệu chứng gây ra do rối loạn kinh nguyệt…….

TPBVSK Ích Huyết Khang nguồn gốc thảo dược hỗ trợ giảm đau bụng kinh
TPBVSK Ích Huyết Khang nguồn gốc thảo dược hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Hy vọng, thông qua bài viết bạn đọc đã có những hiểu biết nhất định về các thuốc giảm đau bụng kinh thường dùng hiện nay. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Nếu có thắc mắc gì, bạn đọc có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline miễn cước 1800 9229, đội ngũ Dược sĩ chuyên môn của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Nguồn tham khảo

  1. Roger P Smith, MDAndrew M Kaunitz, MD (2022) Dysmenorrhea in adult females: Treatment. Uptodate. Truy cập ngày 07/06/2023
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 525,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 30ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ E-zyms Big

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 140,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nhaiQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng