Cách nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh 

Khi thời tiết giao mùa, trẻ sơ sinh thường ho, sổ mũi và khò khè. Liệu đó có phải dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh? Làm thế nào để nhận biết và hướng chăm sóc khi trẻ bị viêm họng. Hãy cùng chuyên gia giải đáp qua bài viết dưới đây!

Tại sao trẻ sơ sinh lại bị viêm họng?

Cách nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh 
Tại sao trẻ sơ sinh lại bị viêm họng?

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh, quan trọng hơn cả là phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Biết rõ nguyên nhân sẽ giúp các bậc phụ huynh phòng ngừa hiệu quả và đưa ra quyết định chăm sóc trẻ tốt nhất.

Viêm họng ở trẻ sơ sinh không chỉ là do vi rút hay vi khuẩn tấn công. Thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau góp phần vào tình trạng này:

  • Hệ miễn dịch non nớt: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện. Điều này khiến trẻ trở nên dễ bị nhiễm khuẩn hơn so với trẻ lớn hơn hoặc người lớn.
  • Thời tiết và môi trường: Thời điểm giao mùa, đặc biệt là từ mùa hè chuyển sang mùa thu đông, thường có những biến động về nhiệt độ và độ ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi rút phát triển. Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây viêm họng cho trẻ.
  • Tiếp xúc với người bệnh: Trẻ sơ sinh tiếp xúc với những người có bệnh viêm họng, cảm lạnh hoặc các bệnh về đường hô hấp khác dễ bị lây nhiễm.
  • Chăm sóc không đúng cách: Việc không giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, tay, chân hoặc tiếp xúc thường xuyên với không gian lạnh do điều hòa, máy lạnh cũng có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh.

Cha mẹ cần lưu ý rằng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm họng ở trẻ sơ sinh còn có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm phế quản hay thậm chí nhiễm khuẩn huyết. Do đó, việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. 

Cách nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh

Cách nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh 
Cách nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh 

Viêm họng ở trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều triệu chứng không đặc trưng như quấy khóc, lười ăn hoặc sốt. Vì trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, việc xác định dấu hiệu của bệnh tình và biết khi nào cần can thiệp y tế là rất quan trọng. 

Dưới đây là cách nhận biết bé bị viêm họng, cha mẹ cần lưu ý:

  • Bé quấy khóc nhiều: Do niêm mạc họng bị sưng và đau, việc nuốt nước bọt hoặc bú sữa sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, khi mẹ cho trẻ bú, trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn.
  • Cổ họng sưng đỏ: Bé sẽ có cảm giác không thoải mái và khó chịu tại vùng cổ họng.
  • Ho: Bé có thể ho liên tục, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
  • Sốt: Viêm họng thường đi kèm với sốt. Khi con sốt cao và xuất hiện các biểu hiện khác như nghẹt mũi hoặc ho, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay. Chú ý rằng, tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Nôn mửa và tiêu chảy: Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, viêm họng có thể khiến trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng khi nào cần đi bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đến bác sĩ khi:

  • Trẻ có biểu hiện sốt cao hoặc sốt kéo dài.
  • Bé khó chịu, quấy khóc liên tục và khó dỗ.
  • Bé lười bú hoặc từ chối bú hoàn toàn.
  • Có biểu hiện khó thở hoặc thở nhanh.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi quá đáng, ngủ li bì hoặc không thể thức dậy.

Đối mặt với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên ngay lập tức tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Sức khỏe và an toàn của trẻ luôn ở ưu tiên hàng đầu.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng phải làm sao?

Cách nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh 
Trẻ sơ sinh bị viêm họng phải làm sao?

Khi trẻ sơ sinh gặp vấn đề với viêm họng, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là xác định nguyên nhân, từ đó có phương án chăm sóc con phù hợp:

  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng: Nếu viêm họng xuất phát từ dị ứng, cha mẹ cần phải loại bỏ ngay lập tức nguyên nhân gây ra dị ứng.
  • Môi trường sống: Nếu nguyên nhân là do điều kiện môi trường, như phòng không đủ sạch sẽ hoặc sử dụng máy điều hòa không đúng cách, hãy giữ cho không gian của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng đãng và điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh ở mức vừa phải.
  • Tăng số lần bú, giảm thời gian và không ép trẻ: Sữa mẹ giúp cung cấp đủ nước và chứa nhiều kháng thể hỗ trợ trẻ trong việc tăng sức đề kháng. Mẹ nên tăng số lần cho con bú trong ngày, nhưng giảm thời gian và không nên ép trẻ ăn khi trẻ từ chối.
  • Dỗ dành và cho con nghỉ ngơi: Viêm họng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và thường quấy khóc. Mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để dỗ dành và cho bé nghỉ đủ.
  • Xử lý tình trạng sốt: Nếu trẻ có biểu hiện sốt, cha mẹ có thể dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng cho bé, đặc biệt là khu vực ngực, bẹn và nách. Nếu sốt cao trên 38,5 độ, cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen,…

Trong tình huống trẻ biểu hiện sốt cao, từ chối bú, thở khó, hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng khác như phát ban, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.

⇒ Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè: Có đáng lo ngại không?

Các biện pháp ngăn ngừa viêm họng cho trẻ sơ sinh khi giao mùa

Các biện pháp ngăn ngừa viêm họng cho trẻ sơ sinh khi giao mùa

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị viêm họng và các bệnh về hô hấp. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh:

  • Giữ ấm cho trẻ: Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, mặc cho trẻ quần áo ấm hơn và sử dụng chăn mỏng khi bé ngủ. Đối với thời tiết nồm, cha mẹ hãy thay bỉm thường xuyên và mặc đồ cotton thoáng mát cho bé.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh cho trẻ gần gũi với những người có các triệu chứng cảm  lạnh hoặc viêm họng.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa: Đảm bảo không gian sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng đãng, không đặt nôi hoặc giường của trẻ ở gần cửa sổ hoặc nơi có nhiều gió.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và các khoáng chất giúp tăng sức đề kháng đối với trẻ đã tập ăn dặm. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên, vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng quan trọng.
  • Vệ sinh răng miệng, rơ lưỡi cho bé hàng ngày. Không tắm quá lâu vì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, do hệ miễn dịch của con còn non nớt nên cần hạn chế thơm, hôn.. vì có thể khiến trẻ bị nhiễm một số vi khuẩn, virus từ người lớn.
  • Sử dụng máy tạo ẩm: Trong thời tiết khô hanh, việc sử dụng máy tạo ẩm có thể giúp giảm nguy cơ viêm mũi họng do không khí khô.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu trẻ có dấu hiệu không bình thường hoặc bé không cảm thấy thoải mái, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng.

Chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi giao mùa đòi hỏi sự nhạy bén và kiên nhẫn từ phía cha mẹ. Nếu cha mẹ có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn thêm tình trạng bệnh của trẻ, vui lòng liên hệ theo số hotline 1800 9229 (miễn cước phí) để được các Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn. 

Tài liệu tham khảo

Pharyngitis in Children (2023), drugs.com. Truy cập ngày 30/10/2023

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 525,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 30ml
Thêm vào giỏ hàng