Sữa mẹ là điều tuyệt vời nhất dành cho bé nhưng để bé tiếp nhận được điều đó một cách trọn vẹn nhất thì mẹ cần phải có tư thế bú cho trẻ sơ sinh đúng cách. Vậy mẹ hãy xem 5 tư thế phổ biến dưới đây và lựa chọn tư thế thoải mái nhất cho mẹ và bé nhé.
Lợi ích của tư thế bú cho trẻ sơ sinh đúng cách
Là nơi chứa đựng vô vàn các loại vitamin và khoáng chất được tổng hợp từ chính cơ thể mẹ, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Điều này đã được khuyến nghị bởi Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế Giới đối với các bà mẹ đang cho con bú. Sữa mẹ giúp tăng cao chỉ số IQ và xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc cho trẻ.
Tuy nhiên, để bé được tiếp nhận nguồn sữa mẹ một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất thì mẹ cần có tư thế bú cho trẻ sơ sinh đúng cách. Không chỉ giúp con thoải mái, dễ dàng hấp thu hơn mà còn tạo điều kiện cho mẹ được nghỉ ngơi và thư giãn.
===> Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung lượng sữa trẻ sơ sinh bú đúng cách
5 tư thế bú cho trẻ sơ sinh mà mẹ không mỏi, con không sặc
Hiểu được việc cho con bú đúng cách để sữa về nhiều là rất quan trọng trong khoảng 6 tháng đầu khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, PregEU đã tổng hợp lại 5 tư thế bú cho trẻ sơ sinh này không gây mỏi cho mẹ, sặc cho bé, mẹ có thể tham khảo nhé.
Tư thế ngả người ôm con bú
Là tư thế dễ thực hiện nhất và phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ, một cái gối hoặc nệm để sau lưng sẽ hỗ trợ tốt cho mẹ trong khi cho con bú bằng tư thế này.
Mẹ cũng có thể thay đổi bằng cách ngả người xuống giường, cho bé nằm trên người mẹ để kích thích bé tự động tìm đến bầu vú và ti.
Bật mí cho mẹ một điều nho nhỏ nhé, đây cũng giống như hành động “da kề da” được hầu hết các bệnh viện phụ sản hiện tại áp dụng nhằm gia tăng tình cảm giữa mẹ và bé sau sinh.
Tư thế nôi giữ bé
Đây là tư thế phổ biến nhất được hầu hết các mẹ sử dụng. Với tư thế này, bé sẽ nằm nghiêng và áp toàn bộ cơ thể vào bụng mẹ. Đầu và cổ của bé nằm từ khuỷu tay chạy dọc xuống cẳng tay, bàn tay mẹ có thể đặt lên mông và giữ cho cơ thể bé được cố định hơn.
Mặc dù là tư thế cổ điển và được nhiều người biết đến, nhưng nếu ngồi lâu, rất có thể mẹ sẽ bị đau lưng, mỏi vai và còn nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cách tốt nhất khi mẹ ngồi tư thế này là hãy chuẩn bị hai chiếc gối, trong đó một chiếc sẽ đặt ở sau lưng để hạn chế áp lực vào lưng quá nhiều, chiếc gối còn lại thì đặt ngang trên đùi sao cho vừa đúng nơi có thể hỗ trợ đỡ em bé hoặc đỡ cánh tay mẹ không bị mỏi.
Thêm một điều chú ý là mẹ nên đặt bé tại điểm hướng xuống của núm vú sẽ giúp bé hấp thu tốt hơn mà không làm đau hay căng bầu vú.
Tư thế nôi chéo bé
Tương tự như “tư thế nôi giữ bé”, tư thế bú cho trẻ sơ sinh này cũng sẽ đặt cơ thể bé nằm dọc theo cẳng tay với đầu tựa vào cánh tay của mẹ. Nhưng, điểm đặc biệt của tư thế này là sự tiện lợi khi phần mông của bé được đặt trên đùi mẹ và cánh tay đối diện của mẹ có thể tự do làm những công việc khác trong khi cho bé bú.
Với sự linh hoạt mang lại cho mẹ, tư thế nôi chéo bé phù hợp và được ưu tiên hơn cả với những trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc ngậm núm vú, bởi mẹ có thể hỗ trợ một phần trong việc định hình núm vú của mình trong miệng trẻ.
Tư thế giữ bóng bầu dục
Ở vị trí dưới nách của mẹ, bé sẽ nằm dọc theo cẳng tay, cơ thể áp sát người mẹ, chân hướng phía sau. Với cách đặt này, mẹ sẽ tạo cảm giác an toàn hơn cho trẻ cùng lúc có thể nhìn thấy những biểu hiện của con và kiểm soát tốt chúng.
Tư thế giữ bóng bầu dục thường phù hợp với những bà mẹ sinh mổ, sinh đôi hoặc sinh non, khó có thể đặt bé nằm ngang người và cũng có thể áp dụng cho các bà mẹ có kích thước bộ ngực lớn hơn so với bình thường hay lớn hơn so với con.
Tư thế nằm nghiêng
Lý tưởng cho các mẹ đang có vết khâu mổ để tạo sự thoải mái cho bé bú vào ban đêm khi đang nằm trên giường hoặc ghế sofa. Tư thế nằm nghiêng này được thực hiện đúng như tên gọi của nó, mẹ và bé nằm nghiêng cạnh nhau, bụng áp sát vào nhau.
Tại thời điểm bắt đầu sẽ có những khó khăn khi ngậm vú vì nằm nghiêng, bầu vú dồn trọng lực về một phía sẽ làm tặng diện tích núm vú và bé có thể khó ngậm chúng. Nhưng khi trẻ lớn hơn thì, tư thế này lại là sự thư giãn dành cho mẹ và yên giấc dành cho bé.
Một số sai lầm mẹ thường gặp khi cho con bú
Trong quá trình cho con bú sẽ có những sai lầm hay mắc phải mang lại sự khó chịu cho mẹ và kém hấp thu cho bé. Do vậy, cần có những biện pháp khắc phục sớm để mẹ và bé có những trải nghiệm tốt hơn.
Mẹ phớt lờ cảm giác đau nhức
Thường xuất hiện ở những bà mẹ lần đầu cho con bú, cảm giác đau nhức liên tục có thể do:
- Căng tức núm vú khi mẹ không cho bé bú.
- Sữa mẹ vẫn còn rất nhiều khi bé ngậm ti kém nên bú không đủ cữ
Thay vì bỏ qua cảm giác này, mẹ hãy trao đổi với các bác sĩ để giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra chúng để mẹ dễ chịu hơn, bé cũng hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.
Cứng nhắc trong việc cố định thời gian mỗi cữ bú của bé
Đặt lịch cho bé ăn sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt các hoạt động và sự cảm nhận của trẻ. Song, cách này thiếu đi sự linh hoạt bởi cữ bú ở mỗi trẻ là khác nhau trong ngày và có thể thay đổi khi chúng lớn lên.
Thay thế ngay sữa công thức mỗi khi mẹ ít sữa
Nếu mẹ lo lắng sữa mẹ có thể bị ít đi và không đủ sữa cho con thì mẹ hãy yên tâm vì hầu hết các mẹ đều có nguồn sữa đủ cho mỗi cữ bú của con chỉ cần mẹ có tư thế bú cho trẻ sơ sinh đúng cách kích thích cơ thể tiết sữa.
Nhưng, thay vì cố gắng để có nhiều sữa hơn, mẹ lại cho bé tiếp xúc sữa bột quá sớm khiến bé bị phụ thuộc vào nó, bỏ bú mẹ thì việc giảm nguồn sữa mẹ chỉ là sớm muộn thôi.
===> Xem thêm: Hỏi đáp: Nuôi con bằng sữa mẹ đến khi nào?
Trên đây là “5 tư thế bú cho trẻ sơ sinh mà bé không sặc, mẹ không mỏi”, nếu mẹ cũng đã áp dụng nhưng lại gặp vấn đề trục trặc thì hãy liên hệ ngay đến hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 này để được tư vấn miễn phí trực tiếp nhé.
Tài liệu tham khảo
- 11 Different Breastfeeding Positions | Medela, Medela, truy cập ngày 22/12/2022
- Breastfeeding Basics, WebMD, truy cập ngày 22/12/2022