Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ – khỏe mẹ, khỏe con, vuông tròn hạnh phúc

Mang thai và sinh con khỏe mạnh là điều mà tất cả những người là mẹ luôn ao ước. Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện? Trong bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ chia sẻ cho các bạn tất cả những kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh.

Những kiểm tra cần làm trong quá trình mang thai

Để chăm sóc sức khỏe phụ nữ thời kỳ mang thai thì việc thực hiện các kiểm tra trong quá trình mang thai là điều không thể thiếu. Các xét nghiệm thai kỳ giúp quan sát quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, đồng thời phát hiện những bất thường ở thai nhi. Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe định kỳ khi mang thai còn có thể giúp phát hiện và can thiệp kịp thời một số vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu gặp phải khi mang thai như thiếu máu, thiếu canxi, cao huyết áp… Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, mỗi phụ nữ nên tiến hành kiểm tra từ 9 đến 13 lần trong toàn bộ quá trình mang thai.

Những kiểm tra cần làm trong những lần khám thai gồm có:

  • Xét nghiệm kiểm tra tình trạng thiếu máu: Tình trạng thiếu máu rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt khi tuổi thai càng lớn thì điều này càng dễ xảy ra. Chính vì thế cần kiểm tra lượng hồng cầu, bạch cầu định kỳ trong mỗi lần mang thai.
  • Xét nghiệm kiểm tra viêm gan B, tiểu đường thai kỳ,…
  • Kiểm tra huyết áp của mẹ bầu.
  • Kiểm tra thể trọng.
  • Kiểm tra vòng bụng, tử cung, theo dõi nhịp tim của bé: Kiểm tra này giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không.
Những kiểm tra cần làm trong quá trình mang thai
Những kiểm tra cần làm trong quá trình mang thai

Chăm sóc thai kỳ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Một trong những cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh là chú ý đến chế độ ăn. Chế độ ăn khoa học sẽ giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện. Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ sẽ có nhu cầu về chế độ ăn khác nhau. Tuy nhiên, dù là mang thai tháng đầu hay tháng cuối của thai kỳ thì mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất dưới đây:

  • Vitamin A: Đây là vitamin cần thiết trong việc tăng trưởng, nó đảm nhiệm vai trò phát triển thị giác. Ngoài ra, vitamin A còn giúp tăng cường miễn dịch cho cả mẹ và bé. Những thực phẩm giàu vitamin A mẹ nên bổ sung hàng ngày gồm: cà chua, cà rốt, đu đủ, bí ngô…
  • Acid folic (vitamin B9): Đây là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong thai kỳ, nó ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Acid folic có nhiều trong bông cải xanh, các loại hạt ngũ cốc…
  • Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B tham gia vào các quá trình chuyển hóa, quá trình tạo nên các tế bào máu, hệ thần kinh của thai nhi. Thực phẩm giàu vitamin B gồm có các loại hạt, ngũ cốc, thịt đỏ…
  • Sắt: Sắt là thành phần không thể thiếu trong việc tạo nên các tế bào hồng cầu. Khi thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, tăng nguy cơ sinh non… Sắt thường có nhiều trong thịt đỏ, lòng đỏ trứng, cá, rau xanh đậm, bí ngô…
  • Canxi: Canxi đóng vai trò trong việc phát triển hệ thống xương khớp của thai nhi. Thực phẩm bổ sung nhiều canxi mẹ nên ăn gồm sữa, các loại đậu, cá, tôm…
  • Iod: Thiếu iod ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, tổn thương não của thai nhi, các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, đảm bảo hàm lượng iod trong suốt thời gian mang thai là không thể thiểu. Để bổ sung iod trong thực đơn của mẹ nên có rong biển, cá, tôm, cua…
  • Kẽm: Kẽm tham gia hình thành, sửa chữa, hoàn thiện chức năng của AND. Để tránh những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ khi thiếu kẽm như sinh non, sẩy thai… mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 15 mg kẽm. Các thực phẩm chứa kẽm dồi dào gồm tôm, cua, hàu, sò, sữa…

Nếu chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu, mẹ bầu có thể sử dụng những viên uống tổng hợp để bổ sung dưỡng chất.

===>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – Cẩm nang cho người sắp làm mẹ

Chăm sóc thai kỳ cần chú ý gì trong chế độ ăn?
Chăm sóc thai kỳ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay, nóng.
  • Thức ăn tái sống.
  • Hạn chế ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá kiếm, cá ngừ…
  • Đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm có tính hàn.
  • Đồ ăn, đồ uống có ga.

===>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Chế độ sinh hoạt khoa học trong chăm sóc thai kỳ

Làm việc, nghỉ ngơi khoa học

Trong suốt thời kỳ mang thai để có một sức khỏe tốt, mẹ bầu cần lựa chọn những công việc phù hợp với sức khỏe bản thân. Không nên làm việc quá sức hay mang vác các vật nặng, không nên thức khuya.

Nếu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng… nên đi khám và nghỉ ngơi tại nhà giữ sức khỏe để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ.

Chế độ luyện tập hợp lý

Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện giấc ngủ, đồng thời giúp mẹ sinh con dễ dàng hơn. Chính vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên lựa chọn những bài tập phù hợp với từng giai đoạn để chăm sóc sức khỏe thai kỳ, bảo vệ thai nhi khỏe mạnh. Một số bài tập được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai như đi bộ, tập yoga… Mẹ bầu cần chú ý khởi động kỹ trước khi tiến hành luyện tập và không nên gắng sức, hãy ngừng tập khi bạn cảm thấy mệt.

Luyện tập yoga giúp nâng cao sức khởe mẹ bầu, bảo vệ thai nhi
Luyện tập yoga giúp nâng cao sức khỏe mẹ bầu, bảo vệ thai nhi

Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần đi khám

Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ gặp phải các vấn đề sức khỏe kể dưới đây cần tới gặp bác sĩ để tránh xảy ra những nguy hiểm cho cả mẹ và con:

  • Chảy máu âm đạo bất thường trong quá trình mang thai: Đây là một dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai, vì vậy mẹ nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
  • Cảm sốt khi mang thai: Một số bà mẹ tự ý sử dụng thuốc mỗi khi cảm sốt. Đây là một việc làm hết sức sai lầm, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Đau bụng dữ dội, tiết dịch âm đạo bất thường.
  • Không cảm nhận được các cử động thai nhi.
  • Xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ sớm hay đã quá ngày dự sinh nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Thai phụ mắc các bệnh tình dục như HIV, giang mai…
  • Chóng mặt, đau đầu, choáng váng, ngất.

Khi mang thai mẹ bầu nên kiêng gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh

Để không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên tránh một số vấn đề sau:

  • Không mang vác nặng hay leo cầu thang.
  • Không nên đi xa.
  • Hạn chế nơi đông người.
  • Trong ba tháng đầu của thai kỳ nên kiêng quan hệ tình dục nếu có các dấu hiệu dọa sảy thai.
  • Không đeo giày cao gót.
  • Không nên tham gia các trò chơi cảm giác mạnh.
  • Không với tay lên cao.
  • Không đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức đầy đủ nhất để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh, Hy vọng rằng qua bài viết này của Dược Tín Phong sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ sớm nhất các vấn đề về thai kỳ.

Nguồn tham khảo

1. Robin Madell, Pregnancy Care: Overview, Prenatal & Postnatal Care, Healthline. Truy cập ngày 19/05/2022.

2. Australian Government Deparment of Health, Pregnancy Care Guidelines, health.gov.au. Truy cập ngày 19/05/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Tuýp 70g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Etinfo 400 IU

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 110,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng