Trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh để nhanh khỏi?

Chườm khăn lên trán là một biện pháp phổ biến hay được bổ mẹ sử dụng để hạ sốt cho trẻ. Hiện nay có 2 cách chườm khăn là chườm khăn nóng và khăn lạnh khiến bố mẹ băn khoăn không biết khi trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh để giúp hạ sốt hiệu quả hơn? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Sốt – Tất tần tật những điều bố mẹ nên biết

Sốt là sự gia tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời có nguyên nhân thường do nhiễm trùng gây ra. Nhiệt độ cơ thể bình thường rơi vào khoảng 37 độ C, trẻ được xác định là bị sốt khi đo được nhiệt độ của bé bằng hoặc cao hơn 38 độ C.

Sốt không phải là một bệnh mà đây là triệu chứng cho thấy cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe, đa phần là nhiễm khuẩn.

Hiểu rõ sốt cũng như cơ chế, triệu chứng của sốt sẽ giúp bố mẹ biết cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ kịp thời.

Những điều cần biết về sốt ở trẻ

Sốt có lợi ích gì với cơ thể?

Sốt là một phần quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus, kích thích phản ứng viêm, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, đồng thời bắt đầu quá trình sửa chữa.

Cơ chế gây ra tình trạng sốt

Thông thường khi hệ hô hấp của trẻ bị virus hoặc vi khuẩn tấn công, cơ thể sẽ tiết ra hoạt chất cytokinin hoặc sản xuất ra các chất trung gian để chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Đồng thời, cơ thể sản xuất ra nhiều đại thực bào (hay còn gọi là bạch cầu) hơn để tạo ra kháng thể tự nhiên hỗ trợ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh được bao bọc trong 1 lớp màng.

Sau khi vi khuẩn bị tấn công, lớp màng bao bọc vi khuẩn sẽ bị phá vỡ sau đó thoát ra ngoài gây độc cho cơ thể và kích thích não tăng nhiệt độ, dẫn đến gây sốt.

Triệu chứng điển hình của trẻ khi bị sốt

Trẻ có thể trở nên khó chịu hơn khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên. Để nhiệt độ trở lại bình thường, cơ thể sẽ tạo ra một số phản ứng như tăng hoặc giảm tiết mồ hôi.

Ngoài ra, mạch máu bắt đầu chảy chậm lại và di chuyển tới gần hơn tới khu vực bị nhiễm trùng,… Chính vì vậy, sốt có thể gây ra một số triệu chứng phổ biến sau:

– Cơ thể của trẻ có thể bị ấm hoặc nóng hơn bình thường
– Trẻ không năng động, hoạt bát hoặc nói nhiều như bình thường.
– Trẻ hay quấy khóc hơn, ít đói hơn hoặc có biểu hiện khát hơn, bỏ bú, chán ăn,…

===>>> Xem thêm: Dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ nhỏ hay gặp phải hiện nay

Trẻ thường hay mệt mỏi khi khi bị sốt

Không những vậy, theo các chuyên gia trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi nếu bị sốt cao trên 38,5 độ C trở lên có thể bị co giật. Với những trẻ đã từng bị co giật do sốt thì có khả năng cơn co giật đó sẽ tiếp tục xảy ra lần nữa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Sốt thường gây khó chịu mệt mỏi cho trẻ, do đó bố mẹ cần phải có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời để hạ sốt cho con.

Khi trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh?

Các chuyên gia thường khuyên rằng ngoài sử dụng thuốc hạ sốt, bố mẹ có thể sử dụng phương pháp hạ sốt cho bé từ bên ngoài để giúp kiểm soát nhiệt độ cho trẻ hiệu quả hơn như chườm khăn,…

Như chúng ta đều biết, hiện nay có 2 phương pháp chườm khăn cơ bản là chườm khăn nóng và chườm khăn lạnh, dẫn đến khiến nhiều bậc phụ huynh hiện nay lúng túng lo lắng không biết khi trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh.

Khi trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh?

Chườm khăn nóng là phương pháp sử dụng 1 chiếc khăn ấm để lau và đắp lên bề mặt da. Chườm khăn lạnh là cách dùng khăn lạnh để đắp trực tiếp lên bề mặt da để hạ nhiệt. 

Vậy khi bị sốt nên đắp khăn nóng hay lạnh lên trán cho trẻ thì theo các chuyên gia khi trẻ bị sốt cơ thể sẽ tăng di chuyển tế bào máu làm các mạch máu co lại đồng thời làm giảm lưu lượng máu của cơ thể để giúp tiêu diệt và loại bỏ mầm bệnh ra khỏi cơ thể.

Lúc này, nếu bố mẹ chườm lạnh cho trẻ có thể khiến mạch máu bị co lại nhiều hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy, sử dụng chườm nóng là cách tốt nhất để hạ nhiệt cho trẻ khi bị sốt, việc chườm nóng khi sốt sẽ có tác dụng tăng khả năng lưu thông của mạch máu, giãn mạch máu ngoại vi, làm giãn nở lỗ chân lông từ đó giúp hỗ trợ giảm nhiệt cho trẻ nhanh hơn.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt giúp hỗ trợ hạ sốt an toàn

Ngoài sử dụng biện pháp chườm khăn nóng, khi trẻ bị sốt bố mẹ có thể thực hiện một số phương pháp sau giúp hỗ trợ hạ sốt nhanh và hiệu quả hơn.

Mặc quần áo nhẹ, thoáng mát cho con

Mặc quần áo quá dày khi bị sốt sẽ giữ nhiệt cơ thể và khiến nhiệt độ của trẻ tăng lên. Do đó, khi trẻ bị sốt bố mẹ nên cởi bỏ bớt quần áo, chăn mềm thay vào đó là mặc quần áo thoáng mát cho con.

Cho trẻ uống nhiều nước

Sốt thường khiến cơ thể bị mất nước, nếu để tình trạng mất nước xảy ra kéo dài có thể gây lú lẫn, khó chịu, đau đầu và chóng mặt. Bổ sung nước cho trẻ sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ bị mất nước, hạn chế tắc nghẽn đường thở.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp hỗ trợ hạ sốt hiệu quả

Vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng nước ấm

Lau người cho bé bằng nước ấm giúp tăng lưu thông mạch máu, lau khô người cho bé ngay sau khi tắm và mặc quần áo nhẹ cho bé. Mẹ không nên dùng nước lạnh để lau người cho trẻ khi bị sốt giúp tránh hiện tượng co mạch ngoại biên.

Uống thuốc hạ sốt

Nếu bé của bạn chỉ bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mà bé không khó chịu hoặc quấy khóc, chán ăn vì sốt, bạn có thể không cần cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào.

Còn đối với những trường hợp trẻ gặp phải tình trạng sốt cao hơn trên 38,5 độ hoặc sốt kèm các triệu chứng khác khiến trẻ khó chịu, bố mẹ có thể sử dụng cách lau nước ấm hạ sốt cho trẻ kết hợp thuốc hạ sốt kết hợp để hạ nhiệt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Đảm bảo nhiệt độ phòng thoáng mát

Duy trì nhiệt độ nhà ở của bạn và phòng trẻ luôn thoáng mát, hạn chế gió lùa, Nếu bật điều hòa thì chỉ nên duy trì nhiệt độ từ 28 – 30 độ C.

===>>> Xem thêm: Bé tiêm 5 in 1 bị sốt có đáng lo ngại không? Cách xử lý hiệu quả

Bài viết trên chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi ngay vào hotline 0973732486 hoặc liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả R. Morgan Griffin (2021), What to Do When Your Kid Has a Fever, webmd.com. Truy cập vào ngày 21/02/2022.
  2. Tác giả  Mia Armstrong, MD , How to Safely Bring Down a Fever in a Baby, healthline.com. Truy cập vào ngày 21/02/2022.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ E-zyms Big

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 140,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nhaiQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem dưỡngQuy cách đóng gói: Tuýp 10g
Thêm vào giỏ hàng