Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là lý tưởng nhất? Giải đáp từ chuyên gia

Để trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ có thể cho trẻ sơ sinh ăn thêm bột giúp bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa, tuy nhiên nhiều mẹ hiện nay không biết nên cho trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là tốt cho sức khỏe của con? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia.

Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là tốt cho sức khỏe của bé?

Từ 6 tháng tuổi trở đi, nhu cầu dinh dưỡng của bé ngày càng cao hơn nhất là nguyên tố vi lượng sắt, do đó ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức trẻ sơ sinh sẽ cần được bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm hơn giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau nhằm hỗ trợ trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là tốt nhất?

Việc cho trẻ sơ sinh ăn bột đúng thời điểm có thể mang đến nhiều lợi ích như bé phát triển khả năng nhai khi ăn thức ăn đặc, tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn và mùi vị khác nhau giúp bé hạn chế kén ăn sau này, hạn chế bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện,….

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ tiêu hóa còn non yếu vì vậy để bảo vệ em bé khỏi bị dị ứng cũng như gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa thì bố mẹ hiện nay không nên cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn đặc nào trước 4 tháng tuổi.

Vậy trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm được chưa và trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là tốt nhất cho sức khỏe của con thì theo các chuyên gia trẻ từ 6 tháng tuổi là thời điểm mẹ nên cho trẻ ăn bột.

Bởi vì khi trẻ được 6 tháng tuổi trọng lượng của trẻ thường tăng ít nhất gấp đôi so với lúc sinh và trở nên năng động hơn.

Do đó, nếu trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức không còn đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng. Không những vậy, bước sang độ tuổi này, trẻ sơ sinh cũng đã sẵn sàng về mặt phát triển để ăn những loại thức ăn khác.

Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã đủ trưởng thành để có thể bắt đầu tiêu hóa được tinh bột, chất béo, chất đạm trong chế độ ăn. 

Và trong thực tế, một số em bé còn có thể có những biểu hiện cho thấy bản thân đã sẵn sàng với việc ăn bột sớm hơn từ 4 tháng tuổi trở lên. 

Bố mẹ có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây để có thể biết rằng đây có phải là thời điểm đúng để cho trẻ ăn bột không song song với việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

  • Trẻ giữ tư thế ngồi và giữ đầu ổn định, phối hợp mắt, tay, miệng để trẻ có thể nhìn vào thức ăn, tự bốc và cho vào miệng.
  • Trẻ bắt đầu nuốt thức ăn thay vì nhổ ra.
  • Trẻ háo hức đưa người về phía trước khi nhìn thấy người lớn ăn.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã sẵn sàng ăn bột

Trì hoãn ăn bột có thể gây ảnh hưởng như thế nào đến trẻ sơ sinh?

Dưới độ tuổi ăn bột, chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Nếu mẹ cho trẻ ăn bột quá sớm ở thời điểm này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, dẫn đến hay gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu,…

Còn ngược lại nếu cho trẻ sơ sinh ăn bột quá muộn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến trẻ có nguy cơ chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng,…

===>>> Xem thêm: Bao nhiêu là đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh bú trong mỗi cữ?

Nguyên tắc để trẻ sơ sinh ăn bột vừa hiệu quả vừa đúng khoa học

Khi cho trẻ sơ sinh ăn bột, bố mẹ có thể thực hiện theo một số nguyên tắc khoa học sau để giúp trẻ ăn dặm dễ dàng và hiệu quả hơn.

– Bụng trẻ sơ sinh rất nhỏ, khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy bắt đầu bằng cách cho trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn (chỉ một vài miếng hoặc thìa thức ăn), nên ăn từ 1-2 bữa một ngày.

– Bố mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn khi trẻ lớn phù hợp với độ tuổi của trẻ kết hợp duy trì việc bú sữa mẹ thường xuyên.

– Mẹ có thể cho trẻ ăn bột trước khi bú sữa thông thường để hạn chế trẻ bú quá no và không còn hứng thú với việc ăn bột.

– Tập cho trẻ ăn các loại thực phẩm khác nhau, sau đó cho bé ăn thử lại những thực phẩm mà bé đã từng từ chối. Mẹ có thể cho trẻ tập ăn bột ngọt rồi chuyển sang bột mặn, pha chế đặc hơn sữa mẹ.

– Khi trẻ sơ sinh ăn bột, mẹ nên cho trẻ ăn chậm và kiên nhẫn, khuyến khích trẻ ăn nhưng không ép buộc trẻ. Khi trẻ không muốn ăn hoặc phản đối việc ăn bột, mẹ cũng không nên ép trẻ ăn. Thay vào đó có thể tạm ngưng việc ăn dặm trong một thời gian ngắn khoảng vài ngày rồi tiếp tục tập để trẻ không bị căng thẳng và cảm thấy sợ ăn.

===>>> Xem thêm: Chế độ ăn của mẹ cho con bú – nên và không nên ăn gì?

Nên cho trẻ sơ sinh ăn 1 lượng bột nhỏ và tăng dần khi trẻ lớn

Cho trẻ sơ sinh ăn bột dặm mẹ nên lưu ý vấn đề gì?

Để giúp việc cho trẻ sơ sinh ăn bột trở nên hiệu quả hơn, bố mẹ có thể lưu ý một số vấn đề sau

– Nên sử dụng đĩa nhỏ hoặc bát, thìa dĩa riêng cho trẻ sơ sinh khi tập ăn bột giúp dễ dàng theo dõi lượng bột hàng ngày của trẻ.

– Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy, phổ biến ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo vệ sinh tốt khi chế biến thức ăn, bột ăn dặm cho bé từ 0-6 tháng tuổi và thực phẩm nên chế biến đúng cách.

– Tất cả đồ dùng của bé chẳng hạn như cốc, bát thìa dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ phải được ngâm vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng.

Bố mẹ nên sử dụng bộ dụng cụ ăn riêng cho trẻ sơ sinh

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng đã giúp bố mẹ giải đáp trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là tốt nhất. Mẹ có thể quan sát thể trạng và sức khỏe của bé để quyết định thời điểm hợp lý để cho bé ăn bột giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ bầu hãy gọi ngay vào hotline 0973732486 hoặc liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả ncbi, Infant and Young Child Feeding: Model Chapter for Textbooks for Medical Students and Allied Health Professionals, ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập vào ngày 18/02/203.
  2. Tác giả Karen Gill, M.D, Help! My Toddler Won’t Eat, healthline.com. Truy cập vào ngày 19/2/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AnQ TĐ

Được xếp hạng 4.55 5 sao
(11 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Thạch Wizee Calci D3 K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 235,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Thạch không đường – Hương vị trái câyQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ETDO

Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 255,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 60 viên
Thêm vào giỏ hàng