Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt nếu để xảy ra kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị gồng mình đỏ mặt là do đâu? Làm sao để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là do đâu?

Gồng mình đỏ mặt hiện nay được biết đến là hiện tượng sinh lý bình thường hay gặp phải ở trẻ sơ sinh.

Tình trạng gồng mình đỏ mặt của trẻ sơ sinh thường xảy ra trong vài phút và sau đó sẽ tự hết. Nguyên nhân thường do trẻ nhỏ hệ thần kinh thường chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ hay bị gồng mình, nhất là khi đi ngủ do trẻ đang tập làm quen dần với môi trường bên ngoài.

Gồng mình đỏ mặt là tình trạng phổ biến hay gặp ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra trẻ sơ sinh gồng mình đỏ mặt sinh lý còn có thể là do bố mẹ quấn khăn quá chặt cho bé khi ngủ, tã của trẻ bị ướt, trẻ đang đói, hoặc chỗ ngủ của trẻ có quá nhiều tiếng ồn, quá sáng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ,…

Với những trẻ khi bị gồng mình vẫn chơi ngoan, bú tốt, tăng cân đều thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì đây chỉ là phản xạ sinh lý tự nhiên của trẻ.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, trên thực tế theo các chuyên gia trẻ sơ sinh gồng người đỏ mặt còn có thể là do gặp phải một số vấn đề bệnh lý sau:

Đau bụng

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường rất nhỏ và non yếu nên đây là đối tượng rất dễ gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, làm trẻ trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt.

===>>> Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh rêu có sao không?

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày xảy ra là do một van ở cuối thực quản và cơ vòng thực quản dưới không đóng đúng cách, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên cổ họng và thực quản kèm theo axit gây tổn thương mô.

Ở người lớn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản đa phần ít gây quá đau đớn chỉ gây cảm giác khó chịu Tuy nhiên ở trẻ nhỏ thì ngược lại, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau đớn và cực kỳ khó chịu cho trẻ, thậm chí khiến trẻ quấy khóc và hay vặn mình, gồng mình,….

Do đó, nếu trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt kèm theo nôn trớ, quấy khóc khó chịu thì nguyên nhân có thể là do trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.

Vì sao trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt?

Trẻ bị thiếu canxi

Canxi được biết đến là một trong những khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ sơ sinh, giúp hệ xương và răng luôn chắc khỏe.

Không những vậy, canxi còn giúp phát triển hệ thần kinh của trẻ và duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan. Do đó, nếu trẻ sơ sinh bị thiếu hụt canxi có thể khiến trẻ bị còi xương, chậm lớn, yếu cơ hay quấy khóc về đêm, trằn trọc, hay ra mồ hôi trộm,..

Chính vì vậy, thiếu hụt canxi là cũng một trong những nguyên nhân điển hình khiến trẻ sơ sinh ngủ hay gồng mình đỏ mặt.

Tổn thương dây thần kinh

Trong quá trình sinh thường, một số trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương dây thần kinh.

Khi dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép trong quá trình sinh thường có thể khiến trẻ có nguy cơ gặp phải cơn đau cấp tính dọc theo cổ và lưng của bé. Do đó, nếu trẻ bị tổn thương dây thần kinh sau khi sinh thường cũng có thể nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt.

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt

Theo các chuyên gia hầu hết các trường hợp, tình trạng trẻ sơ sinh bị gồng mình đỏ mặt theo phản xạ sinh lý sẽ thường tự hết khi bé biết học cách lật người.

Đồng thời, khi trẻ sơ sinh lớn trẻ sẽ biết cách kiểm soát cơ thể tốt hơn, em bé sẽ vượt qua phản xạ giật mình, gồng mình và cảm thấy thoải mái hơn với những người xung quanh.

Cách xử trí khi trẻ hay bị gồng mình đỏ mặt

Bố mẹ nên mặc quần áo rộng rãi cho trẻ, thiết kế môi trường ngủ của bé thoải mái, đảm bảo vệ sinh giường chiếu .

Ngoài ra khi bé hay gồng mình đỏ mặt bố mẹ có thể ôm bé vào lòng hát ru, âu yếm trẻ để bé có cảm giác an toàn.

Còn đối với những trường hợp trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt do mắc phải một số vấn đề về sức khỏe thì bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Bên cạnh đó, những bậc làm cha mẹ có thể kết hợp các biện pháp đơn giản tại nhà được khuyên bởi chuyên gia dưới đây để hạn chế trẻ mắc phải tình trạng này

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Nếu trường hợp trẻ sơ sinh bị gồng mình đỏ mặt do gặp phải các vấn như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản thì mẹ nên áp dụng một số cách chữa bé hay gồng mình đỏ mặt sau:

  • Hạn chế cho bé ăn quá nhiều, nên cho trẻ ăn những bữa thức ăn nhỏ thường xuyên hơn.
  • Thay bình sữa nếu trẻ đang bú bình, đồng thời sử dụng bình sữa và kích thước núm vú nhỏ hơn để ngăn việc nuốt phải không khí.
  • Giữ cho bé ngồi thẳng đứng sau khi ăn khoảng 15-20 phút, hạn chế cho bé nằm ngay khi ăn.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị gồng mình đỏ mặt có nguyên nhân là do thiếu hụt canxi thì cách tốt nhất bố mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ.

Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung canxi thông qua nguồn sữa mẹ bằng cách mẹ nên ăn những thực phẩm giàu canxi như cá hồi,…

Khi trẻ từ 6 tháng bố mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ bằng thực phẩm giàu canxi.

Ngoài ra, mẹ có thể thêm canxi bằng cách sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

===>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là lý tưởng nhất?

Một số biện pháp khác

Khi trẻ sơ sinh bị gồng mình đỏ mặt do tổn thương dây thần kinh thì bố mẹ nên đưa trẻ đi đến thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Trẻ bị gồng mình đỏ mặt kèm theo triệu chứng bất thường nên đi khám bác sĩ

Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ sơ sinh thường xuyên bị gồng mình cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Do đó, nếu bạn nhận thấy em bé gồng mình đỏ mặt kèm theo các triệu chứng khác dưới thì nên đưa trẻ sơ sinh đến gặp bác sĩ:

  • Trẻ quấy khóc trong 3 giờ hoặc lâu hơn
  • Trẻ gồng mình kèm theo cáu kỉnh
  • Bé bỏ bú, không chịu ăn, không tăng cân.

Với những những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là do đâu từ đó có biện pháp khắc phục và xử trí kịp thời. Để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn vui lòng gọi vào số 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả  Karen Gill, M.D (2020), Why Is My Baby Arching Their Back — and When Should I Worry?, healthline.com. Truy cập vào ngày 11/03/2023.
  2. Tác giả Birthinjuryhelpcenter (2023), Arched Back Crying Baby, birthinjuryhelpcenter.org. Truy cập vào ngày 11/03/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3 đánh giá) 185,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem dưỡngQuy cách đóng gói: Tuýp 10g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe WhiteU20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(2 đánh giá) 790,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng