Giải đáp cho thắc mắc: trẻ sinh non có phát triển bình thường không?

Trẻ sinh non được sinh trước vài tuần và đôi khi vài tháng so với ngày dự sinh. Lúc này, hệ thần kinh và cơ thể của bé phát triển chưa đầy đủ. Vậy trẻ sinh non có phát triển bình thường không? Đây có lẽ là sự lo lắng của nhiều bậc làm cha làm mẹ có con sinh non. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc thắc mắc này.

Nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển ở trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ bầu sinh non luôn thắc mắc liệu trẻ sinh non có phát triển bình thường không? Hầu hết trẻ sinh non tiếp tục phát triển như trẻ sinh đủ tháng. Nhưng trẻ sinh non càng sớm thì càng có nhiều khả năng gặp các vấn đề về phát triển.

  • Trẻ sinh non ở tuần 34 – 36: Khi trẻ được sinh ra ở tuần 34-36, hầu hết các cơ quan đã phát triển đầy đủ, thế nhưng một số cơ quan như não bộ vẫn chưa phát triển một cách toàn diện. Ở trẻ sinh non có nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển và khó thở cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Chúng có thể phải nằm viện để chăm sóc một cách đặc biệt cho đến khi đủ cân nặng.
  • Trẻ sinh cực non: Những trẻ được sinh sớm hơn 28 tuần và trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể cực thấp dưới 1kg có nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cao nhất.

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ sinh non

  • Hầu hết trẻ sinh non phát triển ngôn ngữ giống như trẻ đủ tháng, nhưng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể bị chậm lại. Chúng có thể gặp khó khăn hơn trong việc nói và hiểu so với những đứa trẻ được sinh ra đủ tháng.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ hoặc các vấn đề ngôn ngữ khác đôi khi cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của các vấn đề về thính giác, suy nghĩ hoặc học tập.
Trẻ sinh non liệu có phát triển ngôn ngữ chậm hơn trẻ sinh đủ tháng không?
Trẻ sinh non liệu có phát triển ngôn ngữ chậm hơn trẻ sinh đủ tháng không?

Phát triển thể chất ở trẻ sinh non

Trẻ sinh non có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến việc phát triển thể chất:

Các vấn đề về cơ và thể lực

Khoảng 40% trẻ sinh non bị suy giảm vận động nhẹ. Chúng bao gồm các vấn đề như:

  • Kỹ năng vận động – ví dụ như cầm bút chì.
  • Lập kế hoạch vận động – ví dụ như tìm ra cách đi vòng qua chướng ngại vật.
  • Phối hợp quan sát với vận động – ví dụ: sao chép hình dạng, viết hoặc vẽ.

Răng

Trẻ sinh non thường gặp các vấn đề về răng miệng hơn trẻ sinh đủ tháng. Các vấn đề về răng có thể bao gồm những điều sau đây:

  • Các vấn đề về men răng: răng có thể trông xám hoặc hơi nâu hoặc có bề mặt không bằng phẳng. Sâu răng (lỗ) có thể dễ hình thành hơn ở những răng có men răng kém.
  • Răng mọc muộn: răng của trẻ sinh non thường mọc muộn hơn vài tháng so với răng trẻ đủ tháng, nhưng chúng vẫn sẽ mọc theo thứ tự bình thường.
  • Vòm hoặc rãnh cao trên vòm miệng: điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và cắn. Hầu hết trẻ em có thể thích nghi với hình dạng của vòm miệng, tuy nhiên có một số trẻ có thể cần niềng răng sau này.

Bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ nhi khoa vào khoảng 12 tháng tuổi hoặc khi chiếc răng đầu tiên của bé mọc, tùy điều kiện nào xảy ra trước.

Trẻ sinh non có ảnh hưởng tới mọc răng?
Trẻ sinh non có ảnh hưởng tới mọc răng?

===>>> Xem thêm: Sinh non: Nguyên nhân, Phân loại, Điều trị, Hậu quả và Phòng ngừa

Phát triển giác quan ở trẻ sinh non: thính giác, thị giác, nhận thức về giác quan

Việc phát triển giác quan ở trẻ sinh non cũng gặp nhiều vấn đề hơn so với trẻ đủ tháng:

Thính giác

Trẻ sinh non có nhiều khả năng bị điếc hoặc mất thính lực hơn trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ gặp các vấn đề nghiêm trọng ở cả hai tai mà cần đến máy trợ thính hoặc cấy ghép điện cực ốc tai rất thấp.

Với trẻ sinh non tháng điều quan trọng là cần chẩn đoán và đối phó với bệnh điếc, vì trẻ em cần nghe đúng cách để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và giao tiếp.

Thị lực

Trẻ sinh non có nhiều khả năng bị suy giảm thị lực hơn trẻ sinh đủ tháng. Trẻ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề thị giác nhẹ như cận thị, viễn thị, lác mắt, giảm độ nhạy tương phản hoặc các vấn đề về nhận thức chiều sâu.

Sự phát triển thị lực ở trẻ sinh non
Sự phát triển thị lực ở trẻ sinh non

Các giác quan nhạy cảm

Một số cha mẹ nói rằng những đứa con sinh non của họ có những nhạy cảm về giác quan như nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn. Một số trẻ sinh non không thích cho đồ vật vào miệng và có thể gặp khó khăn khi bú. Và trẻ sinh non có thể có ngưỡng đau thấp hơn trẻ sinh đủ tháng.

Phát triển tư duy và học hỏi ở trẻ sinh non

Đa số trẻ sinh non có sự phát triển về tư duy và học tập tốt ở trường, chỉ có một tỷ lệ nhỏ sẽ gặp khó khăn về tư duy và học tập. Ví dụ, trẻ có thể gặp vấn đề với việc đọc, lập kế hoạch và duy trì công việc. Những trẻ em sinh non tháng có thể cần được hỗ trợ thêm về việc học tập ở trường.

===>>> Xem thêm: [TÌM HIỂU] Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non mà mẹ bầu đừng bỏ qua

Phát triển kỹ năng giao tiếp, thể hiện cảm xúc ở trẻ sinh non

Phần lớn trẻ sinh non thường gặp các vấn đề về khả năng giao tiếp và thể hiện cảm xúc. Ví dụ, trong năm đầu đời, trẻ sinh non ít có khả năng tương tác với người khác hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh non thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Trẻ sinh ra sớm có nhiều khả năng mắc các chứng như rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ, lo âu và trầm cảm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Nhưng những vấn đề này vẫn không phổ biến ở trẻ sinh non.

Trẻ sinh non cần những cuộc thăm khám kiểm tra sức khỏe nào sau khi về nhà?

Trẻ sinh non cần có sự chăm sóc đặc biệt hơn trẻ sinh đủ tháng, vì vậy việc liên lạc thường xuyên với bác sĩ nhi khoa của bé là rất quan trọng. Dưới đây là thông tin thêm về việc theo dõi y tế cho trẻ sinh non sau khi về nhà:

Trẻ sinh non cần khám những gì?
Trẻ sinh non cần khám những gì?
  • Hẹn gặp bác sĩ ngay sau khi em bé của bạn được xuất viện. Hầu hết các bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho em bé trong vòng một hoặc hai ngày sau khi từ bệnh viện về nhà. Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và sức khỏe tổng quát của trẻ sinh non để theo dõi chặt chẽ.
  • Tham gia các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ: Tại những buổi khám này, các bác sĩ chuyên khoa nhi, bao gồm cả các nhà trị liệu thể chất và tinh thần, sẽ kiểm tra các phản xạ, phản ứng và các mốc phát triển của bé. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, có thể bắt đầu can thiệp sớm.
  • Sắp xếp để khám mắt: Trẻ sinh non đặc biệt dễ mắc một tình trạng gọi là bệnh võng mạc do sinh non (ROP), trong đó sự phát triển bất thường của các mạch máu có thể dẫn đến mất thị lực. Em bé của bạn sẽ được khám mắt đặc biệt trước khi xuất viện. Sau đó, cần khám mắt cho trẻ sơ sinh sau mỗi vài tháng. Tin mừng cho các cha mẹ là hầu hết các trường hợp ROP có thể được phát hiện dễ dàng và có thể khỏi được.
  • Lên lịch khám răng: Trẻ sinh non thường bị chậm mọc răng và đổi màu răng. Lên lịch khám răng đầu tiên cho bé trong vòng sáu tháng kể từ khi bé mọc răng hoặc khi bé tròn 1 tuổi, tùy điều kiện nào đến trước.

Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển của em bé, hãy tin vào phán đoán của bạn và nói chuyện sớm với bác sĩ và cho con của bạn đi khám. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc liệu “trẻ sinh non có phát triển bình thường được không?“. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1800 9229 để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Noreen Iftikhar, MD, Premature Birth Complications, Healthline, đăng ngày vào ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.

2. Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Premature birth, Mayoclinic, đăng ngày 17 tháng 04 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Mạch Não An

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 165,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng