Sự chậm trễ của chu kỳ kinh nguyệt thường là dấu hiệu báo trước phụ nữ đã mang thai. Tuy nhiên, nhiều người bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là bị làm sao?
Trễ kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường (thường là trên 35 ngày) mà không thấy có kinh. Tuy nhiên, với những người có cơ địa kỳ kinh dài, trễ kinh có thể được hiểu là đã đến ngày hành kinh nhưng kinh nguyệt không xuất hiện.
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên chị em nghĩ tới khi mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào chậm kinh cũng đồng nghĩa với việc có con. Trường hợp trễ kinh do mang bầu, chị em thường có thêm một số dấu hiệu báo trước như:
- Có máu báo thai: Máu thường có màu hồng nhạt với lượng rất ít, chỉ kéo dài trong vài giờ đến 1-2 ngày. Máu báo thai thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục nửa tháng.
- Ốm nghén: Nếu có thai, chị em thường có cảm giác ốm nghén, chán ăn, nhạy cảm với mùi vị và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Căng tức ngực: Chị em thường cảm thấy ngực mình sưng đau khi chạm vào do lượng hormone tăng cao khi mang thai.
Nếu không có các dấu hiệu trên, thì có thể chị em chỉ bị trễ kinh thông thường mà không phải có thai. Cách chuẩn xác nhất để xác định là chị em sử dụng que thử thai để test hoặc đến các phòng khám sản khoa.
Ngoại trừ mang thai, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới trễ kinh ở chị em phụ nữ. Một số đối tượng đặc biệt như: bạn gái bước vào tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh là những đối tượng dễ bị chậm kinh, trễ kinh do lúc này nồng độ hormone trong cơ thể không ổn định. Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt hay bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng này.
⇒ Xem thêm: Trễ kinh (chậm kinh) là gì? Tất tần tật điều bạn cần biết
Nguyên nhân dẫn tới trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Nếu loại bỏ khả năng mang thai, nguyên nhân dẫn tới trễ kinh có thể do nhiều yếu tố như:
- Do stress, căng thẳng lâu ngày: Stress có thể làm tăng nồng độ cortisol, rối loạn điều hòa estrogen của cơ thể gây trễ kinh.
- Do giảm cân quá mức hoặc tăng cân đột ngột: Việc tăng cân hay giảm cân quá nhanh cũng đều khiến cơ thể không kịp thay đổi và thích ứng, khiến cho việc điều hòa hormone sinh dục bị ảnh hưởng.
- Do chế độ ăn không phù hợp: Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng có thể ảnh hưởng tới việc tổng hợp estrogen và progesterone. Điều này lâu ngày dẫn tới tình trạng thiếu hụt nội tiết tố, gây chậm kinh, thưa kinh ở nữ giới.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như thuốc suy giáp, thuốc chống trầm cảm,… có thể gây tác dụng phụ trễ kinh ở phụ nữ. Bạn hãy báo với bác sĩ của bạn về tình trạng trễ kinh của mình để được tư vấn thêm.
- Do lạm dụng thuốc tránh thai: Lạm dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là tránh thai khẩn cấp có thể khiến nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh do các thuốc này làm thay đổi đột ngột nồng độ hormon trong cơ thể.
- Trễ kinh do sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá nếu sử dụng lâu ngày có thể dẫn tới trễ kinh ở nhiều người.
- Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nồng độ hormone không ổn định. Vì vậy, việc rối loạn kinh nguyệt là điều hoàn toàn bình thường.
- Do mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh lý như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…. có thể là nguyên nhân dẫn tới trễ kinh.
- Vận động quá mức: Vận động là tốt, tuy nhiên việc vận động quá sức lại có thể dẫn tới chậm kinh ở nhiều người. Thay vào đó, bạn nên tập các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,….
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không? Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra trễ kinh. Nếu trễ kinh là biểu hiện của bệnh lý, đây là tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Còn nếu trễ kinh do sự rối loạn nội tiết tố thường không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chị em.
Tuy nhiên, dù có nguy hiểm hay không, trễ kinh cũng gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ tới sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe của chị em như:
- Ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục: Chị em bị trễ kinh thường cảm thấy lo lắng, mệt mỏi trong người. Đặc biệt, trường hợp chị em trễ kinh do suy giảm nội tiết tố thường đi kèm với cảm giác đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn, lâu dần dẫn tới sợ quan hệ tình dục.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Trễ kinh do bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng tới các cơ quan khác như: bàng quang, tiết niệu, tiêu hóa,…
- Ảnh hưởng tới khả năng mang thai: Việc mang thai và có con là một trong những ước muốn lớn lao nhất của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, việc trễ kinh lâu ngày khiến chị em khó xác định chu kỳ rụng trứng khiến khả năng mang thai suy giảm. Ngoài ra, trễ kinh do bệnh phụ khoa càng làm tăng nguy cơ này.
Nếu tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai này xảy ra trong thời gian dài, trên 3 chu kỳ liên tiếp hoặc thấy các dấu hiệu bất thường khác, chị em nên đến bác sĩ khám để xác định nguyên nhân để nhận biết các vấn đề sức khỏe của bản thân và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
⇒ Xem thêm: Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Như vậy, nếu chị em gặp phải tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì đừng lên chủ quan. Hãy đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bên cạnh đó, chị em nên kết hợp với một chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học phù hợp để cải thiện tình trạng này. Nếu còn thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được tư vấn thêm nhé.
Nguồn tham khảo
Tìm hiểu 8 lý do chậm kinh không phải do có thai (2022). Trang thông tin điện tử Sở y tế Phú Thọ. Truy cập ngày 26/07/2023.