Top 5 cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng an toàn hiệu quả

Bạn có đang gặp khó khăn trong việc chữa ho sổ mũi cho bé? Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng giải pháp có thể nằm ngay trong căn bếp của bạn. Đó chính là gừng – một loại gia vị quen thuộc hàng ngày, mà lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

Tại sao trẻ em thường bị ho sổ mũi?

Tại sao trẻ em thường bị ho sổ mũi?

Trước khi tìm hiểu về cách chữa ho sổ mũi cho bé, cha mẹ cần hiểu tại sao trẻ em thường bị ho và sổ mũi. Các nguyên nhân chính có thể bao gồm:

  • Vi khuẩn và virus: Trẻ em thường dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus qua tiếp xúc với môi trường xung quanh.
  • Môi trường ô nhiễm: Khói, bụi, hóa chất và các chất gây dị ứng có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ.
  • Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ.

Lợi ích của gừng trong việc chữa ho sổ mũi cho bé

Lợi ích của gừng trong việc chữa ho sổ mũi cho bé

Gừng là một loại thảo mộc cay, hăng không chỉ được sử dụng để nấu ăn mà còn là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt trong điều trị ho, đau họng và sổ mũi. 

Gừng chứa nhiều thành phần khác nhau, bao gồm khoảng dầu béo, protein, carbohydrate, chất xơ thô, nước và khoảng 2,0%– 3,0% dầu dễ bay hơi. Về mặt hóa học, gừng chứa hơn 400 hợp chất khác nhau, tuy nhiên, tác dụng dược lý của gừng chủ yếu là do các hợp chất terpene và phenolic của nó.

Các terpene và phenolic nguồn gốc từ gừng đem đến nhiều tác dụng dược lý như chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống ung thư… Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của gừng trong việc chữa ho sổ mũi cho bé:

Tác dụng chống viêm

Gừng còn có tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Trong gừng chứa các hợp chất có khả năng giảm viêm như gingerol và gingerdione, chúng có tác dụng ngăn chặn các protein gây viêm từ đó làm giảm sự viêm nhiễm trong đường hô hấp của bé.

Nhờ vào khả năng chống viêm, gừng có thể giúp làm giảm sưng tấy và dịu cảm giác khó chịu trong xoang mũi và họng, giúp giảm các triệu chứng ho và sổ mũi gây khó chịu cho bé.

Tác dụng kháng khuẩn

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, gừng có đặc tính kháng khuẩn giống như một kháng sinh tự nhiên giúp ức chế và loại bỏ các vi khuẩn. Việc sử dụng gừng có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và giảm tình trạng viêm nhiễm trong đường hô hấp từ đó cải thiện đáng kể triệu chứng ho và sổ mũi ở trẻ. 

Thông mũi, giảm nghẹt mũi

Gừng chứa các chất kháng histamine tự nhiên, giúp làm giảm sự phát triển và tác động của histamine trong cơ thể. Khi histamin được kiểm soát, các triệu chứng cảm lạnh như chảy nước mũi và tắc nghẽn mũi cũng được giảm đi. Điều này giúp cho hệ hô hấp của bé thông thoáng hơn và dễ chịu hơn.

Giảm ho

Gừng có tác dụng làm ấm và làm dịu họng, giúp giảm sự kích thích và khó chịu do ho. Các hợp chất tự nhiên trong gừng giúp thư giãn cơ họng và giảm cảm giác muốn ho.

Loãng đờm

Gừng chứa các chất chống viêm và chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm sự viêm nhiễm trong đường hô hấp và làm loãng đờm. 

Tăng cường miễn dịch

Trong quá trình điều trị ho sổ mũi cho trẻ, miễn dịch của trẻ cần được tăng cường để đối phó với vi khuẩn và virus gây bệnh. Gừng với tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ và củng cố hệ thống miễn dịch, từ đó giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh và nhanh chóng phục hồi.

Chữa ho sổ mũi bằng gừng có an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không?

Cách trị ho ngứa cổ họng bằng gừng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần thận trọng và tuân thủ các chỉ định an toàn. Gừng được coi là an toàn khi sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày ở mức độ thông thường cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, với phương pháp trị ho bằng gừng, để đảm bảo an toàn cho bé mẹ chỉ nên sử dụng cho bé khi bé trên 2 tuổi. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch còn non nớt, do đó, có thể nhạy cảm hơn với một số chất trong gừng. Ngoài ra, lượng gừng sử dụng cũng cần được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi và trọng lượng của trẻ. Việc sử dụng quá liều gừng có thể gây ra tác dụng phụ như đau bụng, nổi mẩn và tiêu chảy.

5 cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng an toàn hiệu quả

Ho và sổ mũi thường là những vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Gừng, với những tác dụng kháng viêm và giảm ho, có thể được sử dụng làm một biện pháp tự nhiên để giúp giảm triệu chứng này ở trẻ. 

Do gừng có vị cay, mùi hăng vì vậy đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên kết hợp gừng với các nguyên liệu khác như lê, mật ong, đường phèn, chanh đào … giúp trẻ dễ uống hơn. Dưới đây là 5 công thức sử dụng gừng trị ho cho bé các mẹ có thể tham khảo:

5 cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng an toàn hiệu quả
5 cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng an toàn hiệu quả

Trà gừng mật ong

Nguyên liệu: 

  • 2-3 lát gừng tươi đã rửa sạch.
  • 1-2 thìa mật ong.
  • 1 tách nước sôi.

Cách làm: Đặt lát gừng vào tách nước sôi và để ngâm trong vòng 5 – 7 phút. Sau đó, thêm mật ong vào tách trà và khuấy đều.

Cách dùng: Mẹ hãy cho bé uống vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ vừa giúp trẻ giảm triệu chứng ho sổ mũi vừa giúp trẻ nâng cao sức đề kháng khỏe mạnh.

Trà gừng đường phèn

Nguyên liệu: 

  • 2-3 lát gừng tươi đã rửa sạch.
  • 3 viên đường phèn.
  • 1 tách nước sôi.

Cách làm: Đặt lát gừng vào tách nước sôi và để ngâm trong vòng 5 – 7 phút. Trong thời gian đợi, bạn hãy đập nhỏ đường phèn rồi mới cho vào tách trà và khuấy đều.

Cách dùng: Phương pháp này, mẹ cũng nên cho bé uống vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ giúp giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi, ho để trẻ có một giấc ngủ sâu hơn.

Trà ho bằng gừng và chanh, mật ong

5 cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng an toàn hiệu quả
Trà ho bằng gừng và chanh, mật ong

Nguyên liệu: 

  • 2-3 lát gừng tươi đã rửa sạch.
  • 1-2 thìa mật ong.
  • ½ quả chanh.
  • 1 cốc nước sôi

Cách làm: Đặt lát gừng vào tách nước sôi và để ngâm trong vòng 5 – 7 phút. Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt nửa quả chanh và thêm mật ong vào khuấy đều.

Cách dùng: Tương tự các cách trên.

Siro lê hấp mật ong, gừng

Nguyên liệu: 

  • 2-3 lát gừng tươi đã rửa sạch.
  • 1 quả lê.
  • 2-3 thìa cà phê mật ong.

Cách làm: Đầu tiên, bạn rửa sạch và ngâm lê trong nước muối loãng 15 phút. Sau đó, bạn cắt ngang phần trên cuống lê, cách 2cm. Dùng thìa lấy phần ruột trắng bên trong ra và thái nhỏ. Cuối cùng bạn chỉ cần cho phần ruột lê đã thái cùng với 2-3 lát gừng thái sợi và mật ong vào trong lại quả lê rồi hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút là hoàn thành.

Cách dùng: Sau khi đã hoàn thành, bạn hãy để nguội đủ ấm là có thể cho bé sử dụng được rồi. Nếu bé không ăn hết, bạn hãy chia làm 2 – 3 lần ăn và cất bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát. 

Hãy kiên trì cho bé sử dụng mỗi ngày 1 quả, cho đến khi triệu chứng ho sổ mũi của bé khỏi hoàn toàn.

Siro lê hấp đường phèn gừng

5 cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng an toàn hiệu quả
Siro lê hấp đường phèn gừng trị ho cho bé hiệu quả

Nguyên liệu: 

  • 2-3 lát gừng tươi đã rửa sạch.
  • 1 quả lê.
  • 3 – 4 viên đường phèn đã đập nhỏ.

Cách làm và cách sử dụng tương tự phương pháp siro lê hấp mật ong đường phèn ở trên, bạn chỉ cần thay nguyên liệu mật ong sang đường phèn là đã có một loại siro giảm ho, sổ mũi an toàn và hiệu cho bé.

Cách dùng: Tương tự cách dùng siro lê hấp mật ong, gừng.

Một số lưu ý khi chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng cha mẹ cần biết

5 cách chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng an toàn hiệu quả
Một số lưu ý khi chữa ho sổ mũi cho bé bằng gừng cha mẹ cần biết

Gừng là một loại thảo dược tự nhiên được khá lành tính đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đem đến hiệu quả cao trong quá trình trị ho sổ mũi cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Các chuyên gia khuyến cáo, đối với trẻ em dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng để chữa ho.
  • Nên sử dụng gừng tươi sẽ đem đến hiệu quả điều trị cao hơn gừng khô.
  • Không lựa chọn những củ gừng kém chất lượng, bị mềm hay đen mà hãy sử dụng những củ gừng tươi, cứng sáng màu.
  • Không lạm dụng, sử dụng quá nhiều gừng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trong quá trình sử dụng, cha mẹ cần theo dõi tình trạng và phản ứng của bé thường xuyên, nếu có dấu hiệu phát ban, dị ứng cha mẹ hay tình trạng ho, sổ mũi của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc kèm theo sốt, khó thở, cha mẹ hãy ngừng sử dụng và đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu cha mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số hotline 18009229 (miễn cước phí) để được Dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Tài liệu tham khảo

Tác giả A. Sebiomo (2011). Comparative studies of antibacterial effects of some antibiotics and ginger (Zingiber officinale) on two pathogenic bacteria, academicjournals.org. Truy cập ngày 15/06/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.91 5 sao
(11 đánh giá) 65,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 6 ống
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 20ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 255,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 60 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng