[GIẢI ĐÁP] Tiền sản giật có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị

Bà bầu có thể bị tiền sản giật mà không biết, vì vậy hãy nhớ thường xuyên đi khám thai tổng quát ngay cả khi cảm thấy sức khỏe tốt. Tiền sản giật nếu được tầm soát sớm sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh. Vậy trong trường hợp không được điều trị thì tiền sản giật có nguy hiểm không? Bài viết này, Dược Tín Phong sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Tổng quan về bệnh tiền sản giật

Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng xảy ra khi người mẹ bị huyết áp cao trong thai kỳNgoài ra, phụ nữ mang thai bị tiền sản giật sẽ có quá nhiều protein trong nước tiểu hoặc rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể sau khoảng 20 tuần của thai kỳ.

Nguyên nhân chính xác của tiền sản giật vẫn chưa được biết rõ nhưng có thể là do liên quan đến mạch máu nhau thai. Nhau thai được biết là nơi kết nối giữa bà bầu và thai nhi, giúp cung cấp chất dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ cho thai nhi. Khi bị tiền sản giật, nhau thai không nhận đủ lượng máu cần thiết sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi theo nhiều cách khác nhau.

Tiền sản giật thường được chẩn đoán trong các cuộc thăm khám trước khi sinh. Không có cách chữa trị cho chứng tiền sản giật, các bác sĩ thường khuyên nên sinh sớm hoặc sinh mổ để giảm biến chứng liên quan đến tình trạng này.

Tiền sản giật là bệnh như thế nào?
Tiền sản giật là bệnh như thế nào?

Các biến chứng liên quan đến tiền sản giật

Nhiều bà bầu đang không biết liệu tiền sản giật có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, nếu tiền sản giật không được điều trị có dẫn đến nhiều biến chứng. Có thể phát triển thành sản giật, tức là xảy ra các cơn co giật ở người mẹ.

Các biến chứng ở thai nhi liên quan đến tiền sản giật

Tiền sản giật có thể gây bị ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn đến các vấn đề: bong nhau thai, thiếu máu đến nhau thai và sinh non, có thể dẫn đến các chấn thương và biến chứng khi sinh nghiêm trọng như:

  • Bệnh não thiếu máu cục bộ, thiếu oxy (HIE): Em bé bị giảm oxy có thể bị ngạt, não thiếu oxy do thiếu máu cục bộ (HIE) trong các cơn co thắt, chuyển dạ và sinh nở. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng khác ở trẻ như bại não nếu TSG không được kiểm soát đúng cách.
  • Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung: Người mẹ bị tiền sản giật sẽ bị huyết áp cao, có thể làm thay đổi tốc độ máu đến thai nhi, tăng sức cản trong các mạch máu, dẫn đến giảm lưu lượng máu qua nhau thai, làm mất oxy và chất dinh dưỡng của em bé. Khi trẻ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ tăng trưởng và phát triển chậm hơn bình thường.
  • Tiền sản giật và huyết áp cao có liên quan đến nguy cơ nhau bong non cao hơn. Rau bong non là một tình trạng nhau thai tách khỏi tử cung quá sớm.
  • Khó thở.
  • Suy giảm thính lực và thị lực.
Những biến chứng tiền sản giật ở thai nhi
Những biến chứng tiền sản giật ở thai nhi

Các bà mẹ bị tiền sản giật thường không xuất hiện các triệu chứng cho đến khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Đó là lý do tại sao việc chẩn đoán và điều trị tiền sản giật sớm trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Người phụ nữ bị tiền sản giật nặng nên sinh khi thai được tuần thứ 34 để tránh gây các tổn thương cho thai nhi.

===>>> Xem thêm: Những lưu ý trong chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật

Các biến chứng ở mẹ liên quan đến tiền sản giật

Phụ nữ bị tiền sản giật nặng có thể bị tràn dịch trong phổi, đau tim, đột quỵ, suy gan và thận, cục máu đông trong các mạch máu nhỏ của cơ thể, tổn thương võng mạc, rối loạn hệ thần kinh trung ương.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm cho bà bầu không?
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm cho bà bầu không?

Tiền sản giật có thể gây ra các chấn thương và tình trạng sau ở mẹ:

  • Đột quỵ.
  • Suy thận cấp.
  • Rối loạn đông máu.
  • Có thể bị mù.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Co giật.
  • Hội chứng HELLP: HELLP là sự phá hủy các tế bào hồng cầu. Các triệu chứng của hội chứng HELLP bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu và đau bụng trên bên phải. Hội chứng HELLP đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể xảy ra trước khi các dấu hiệu hoặc triệu chứng của tiền sản giật xuất hiện.
  • Sản giật: Khi tiền sản giật không được kiểm soát sẽ phát triển thành sản giật. Hiểu nôm na sản giật là tiền sản giật cộng với co giật. Sản giật có thể làm tổn thương vĩnh viễn các cơ quan quan trọng của người mẹ, bao gồm não, gan và thận. Nếu kiểm soát và điều trị không đúng cách, nó có thể gây hôn mê cho mẹ và bệnh não thiếu oxy, thiếu máu cục bộ (HIE), tổn thương não và bại não ở trẻ.
  • Bệnh tim mạch: Bị tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đau tim và đột quỵ ở người mẹ trong tương lai.

Nguyên nhân nào gây ra chứng tiền sản giật?

Một số chuyên gia cho rằng tiền sản giật là do lượng máu cung cấp đến tử cung và nhau thai không đủ, gây ra bệnh cao huyết áp ở người mẹ. Các yếu tố sau đây được đánh giá là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật:

  • Tổn thương các mạch máu.
  • Hệ thống miễn dịch yếu.
  • Chế độ ăn uống kém hoặc béo phì ở mẹ.
  • Có thể do di truyền.
Nguyên nhân bị tiền sản giật thai kỳ?
Nguyên nhân bị tiền sản giật thai kỳ?

Những điều sau đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật:

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình về tiền sản giật: Nếu bạn đã từng mắc chứng rối loạn này trước đây thì trong lần mang thai trong tương lai bạn sẽ có nguy cơ cao bị tiền sản giật.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi (“ tuổi mẹ cao ”).
  • Đa thai ( sinh đôi , sinh ba,…).
  • Bị huyết áp cao, bệnh thận, đau nửa đầu, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus trước khi mang thai.
  • Phụ nữ béo phì hoặc có chỉ số BMI trên 30.
  • Kéo dài khoảng thời gian giữa các lần mang thai ( giữa các lần mang thai cách nhau 10 năm).

===>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Những lưu ý cho bà bầu bị tiền sản giật

Một trong những cách quan trọng để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật là tầm soát huyết áp cao ở phụ nữ mang thai. Hãy luôn kiểm soát huyết áp của mình khi trước và trong khi mang thai, nếu mẹ bầu không may bị cao huyết áp thai kỳ thì cần kiểm soát chặt chẽ, bởi tình trạng này không thể được điều trị và chữa khỏi một cách đơn giản.

Bà bầu tiền sản giật cần chú ý những gì?
Bà bầu tiền sản giật cần chú ý những gì?

Chế độ chăm sóc hàng ngày:

  • Khi mang thai người mẹ cần tự trang bị đầy đủ các kiến thức về các bệnh lý liên quan đến thai kỳ. Hỏi ý kiến của bác sĩ để có cái nhìn tổng quan nhất về các bệnh lý này.
  • Đi thăm khám thường xuyên, việc này không chỉ giúp người mẹ biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, bản thân mà còn có thể tiên lượng trước được những yếu tố nguy cơ.
  • Khi bị tiền sản giật người mẹ cần phải đo huyết áp thường xuyên, bạn có thể mua máy huyết áp đo tại nhà hoặc nhờ nhân viên y tế đo hộ.
  • Theo dõi nước tiểu và để ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Khi thấy mặt nặng, chân tay sưng phù một cách bất thường thai phụ cần phải đi thăm khám ngay.
  • Khi bị chuẩn đoán là tiền sản giật thai phụ cần khám thai cũng như siêu âm thai thường xuyên.
 Chế độ ăn:
  • Cần thực hiện chế độ ăn ít muối, hạn chế ăn các đồ chiên rán dầu mỡ.
  • Ăn nhiều rau xanh cũng như hoa quả sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và phần nào hạn chế được biến chứng của tiền sản giật.
  • Uống đủ nước thông thường từ 1200ml – 1600ml nước/ngày.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn được chế biến sẵn đặc biệt là thịt muối.
  • Làm việc, lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hỏi bác sĩ chuyên khoa để có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp và khoa học.
  • Thường xuyên kê cao chân để hạn chế tình trạng phù.
  • Các loại đồ uống chứa cồn, cafein,… sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của thai phụ bị tiền sản giật, do đó cần hạn chế những loại đồ uống này.

Hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật đều sinh con khỏe mạnh. Nhưng nếu nó không được điều trị, theo dõi chặt chẽ thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi “tiền sản giật có nguy hiểm không?”. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 9229.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Chuyên gia y tế của clevelandclinic, Preeclampsia, clevelandclinic, đăng ngày 14 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2022.

2. Tác giả: Adam Felman, Everything you need to know about preeclampsia, medicalnewstoday, đăng ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Linhzhi Ginseng Gold

Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 50 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ E-zyms Kid

Được xếp hạng 4.58 5 sao
(12 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:CốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng