banner

Những lưu ý trong chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật

Tiền sản giật là một bệnh lý gây ra các rối loạn ở phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, với biểu hiện đặc trưng là tình trạng tăng huyết áp. Tiền sản giật nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng sản khoa nghiêm trọng. Việc chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật quan trọng như thế nào? chăm sóc như thế nào đúng cách? Trong bài viết này, Dược Tín Phong sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một bệnh lý có liên quan đến thai kỳ, điển hình là tình trạng tăng huyết áp một cách bất thường, xuất hiện protein trong nước tiểu. Các triệu chứng bệnh thường sẽ xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Sản giật là những cơn co cứng toàn thân hoặc khu trú ở một vài vị trí, người bệnh có thể kèm theo tình trạng hôn mê. Sản giật là biến chứng về sau của tiền sản giật, tình trạng này có thể xảy ra ngay trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh em bé.

Ước tính có khoảng từ 12% – 22% mẹ bầu bị tiền sản giật, và đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho 17% số mẹ bầu.

Tiền sản giật là bệnh gì ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật là bệnh gì ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiền sản giật

Đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính dẫn đến tiền sản giật, tuy nhiên người ta vẫn tìm ra được mối tương quan giữa một số yếu tố nguy cơ và tiền sản giật:

  • Sinh con lứa đầu tiên.
  • Số tuổi của người mẹ trên 35 hoặc dưới 20 cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật khi mang thai.
  • Người mẹ có tiền sử bị tăng huyết áp mạn tính.
  • Người bị các bệnh lý về thận và các mô liên kết.
  • Gia đình có tiền sử về tiền sản giật từ trước đó.
  • Người bị thừa cân, sử dụng nhiều thuốc lá.
  • Người có tiền sử bị các bệnh về mạch máu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Đái tháo đường cũng là một trong số những yếu tố nguy cơ gây ra tiền sản giật.

Các triệu chứng của tiền sản giật

Protein niệu (sự xuất hiện protein xuất hiện trong nước tiểu) vượt ngưỡng 300 mg/24 giờ (+), hoặc lần xét nghiệm sau cho ra chỉ nhiều hơn so với lần xét nghiệm trước đây (2+ hoặc 3+). Mẹ bầu được chẩn đoán là huyết áp cao khi có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Khi huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg, huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg, mẹ bầu cần được chẩn đoán nhanh nhất và sử dụng thuốc hạ huyết áp. Khi gặp tình trạng này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên hữu ích nhất.

Huyết áp tăng trong thai kỳ cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh tiền sản giật
Huyết áp tăng trong thai kỳ cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh tiền sản giật

Ngoài tình trạng protein niệu và cao huyết áp, người bệnh tiền sản giật còn có thể có các triệu chứng khác như:

  • Tăng bất thường phản xạ của hệ thống gân xương.
  • Thai phát triển chậm không giống như bình thường.
  • Đau đầu, rối loạn thăng bằng, tầm nhìn bị mờ hoặc hoa mắt.
  • Nước tiểu ít một cách bất thường.
  • Người bị tiền sản giật có nguy cơ cao bị phù phổi và khó chịu ở vùng thượng vị.

===>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Tiền sản giật có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị

Chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật

Đối với từng loại tiền sản giật khác nhau sẽ có những cách chăm sóc thai phụ riêng. Phần dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật trong từng trường hợp cụ thể:

Tiền sản giật nhẹ

Trong trường hợp thai phụ được chẩn đoán là tiền sản giật nhẹ, thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú, và có sự giám sát y tế chặt chẽ. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiền sản giật theo hướng dẫn sau:

  • Hướng dẫn thai phụ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh.
  • Bổ sung nhiều đạm, các loại hoa quả tươi và rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Đi khám thai định kỳ, theo dõi chặt chẽ sức khỏe cũng như tình trạng huyết áp của bản thân, thông thường nên tái khám sau mỗi 3 – 4 ngày.
  • Theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi bằng việc siêu âm và xét nghiệm nước tiểu.
  • Khi huyết áp vượt ngưỡng 140/90mmHg thì cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị.
  • Khi bị nghi ngờ là bị tiền sản giật, thai phụ cần đi đến cơ sở y tế để thăm khám. Nói rõ các triệu chứng mà mình gặp phải cũng như tiền sử bệnh của gia đình.
  • Tiến hành xét nghiệm protein niệu, định lượng creatinin huyết, men gan để có kết quả chính xác nhất. Làm thêm các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ nếu cần.
Chăm sóc bà bầu tiền sản giật nhẹ như thế nào?
Chăm sóc bà bầu tiền sản giật nhẹ như thế nào?

Tiền sản giật nặng

  • Khi người bệnh bị tiền sản giật nặng, gọi cấp cứu và đưa ngay thai phụ đến bệnh viện gần nhất để được tiến hành cấp cứu.
  • Phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương án can thiệp khác nhau.

===>>> Xem thêm: Nguy cơ tiền sản giật là gì? Ai có nguy cơ cao bị tiền sản giật?

Biến chứng của tiền sản giật

Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé:

Biến chứng của tiền sản giật với thai nhi

Các biến chứng của tiền sản giật đối với thai nhi gồm có:

  • Thai phát triển chậm hơn so với bình thường.
  • Làm tăng nguy cơ thai bị chết lưu hoặc đẻ non.
  • Trong một số trường hợp sẽ phải tiến hành mổ lấy thai.
  • Làm tăng nguy cơ rau bong non.

Biến chứng của tiền sản giật với người mẹ

Một số biến chứng của tiền sản giật đối với mẹ bầu:

  • Tiền sản giật nếu không được kiểm soát sẽ thành sản giật.
  • Ở những thai phụ có tiền sử bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp mạn.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như thiếu máu cơ tim, đột quỵ.
  • Gây ra các tổn thương cho thận, suy tuyến giáp.
  • Tiền sản giật có thể lặp lại ở những lần mang thai tiếp theo, đồng thời làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật sớm.

Hội chứng HELLP

Khi tình trạng tiền sản giật không được kiểm soát ngoài việc gây ra tình trạng sản giật, nó còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng HELLP.

Hội chứng HELLP là một tình trạng gồm nhiều các bệnh lý điển hình là tình trạng thiếu máu tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Tình trạng này thường xảy ra ở thai phụ trong những tuần cuối của thai kỳ. Bệnh có thể gây ra tình trạng vỡ gan, suy hô hấp cấp, phù phổi… đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Hội chứng HELLP là một trong những biến chứng có thể xảy ra ở bà bầu bị tiền sản giật

Hội chứng HELLP

Chế độ chăm sóc hàng ngày ở thai phụ bị tiền sản giật

Chế độ chăm sóc hàng ngày:

  • Khi mang thai người mẹ cần tự trang bị đầy đủ các kiến thức về các bệnh lý liên quan đến thai kỳ. Hỏi ý kiến của bác sĩ để có cái nhìn tổng quan nhất về các bệnh lý này.
  • Đi thăm khám thường xuyên, việc này không chỉ giúp người mẹ biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, bản thân mà còn có thể tiên lượng trước được những yếu tố nguy cơ.
  • Khi bị tiền sản giật người mẹ cần phải đo huyết áp thường xuyên, bạn có thể mua máy huyết áp đo tại nhà hoặc nhờ nhân viên y tế đo hộ.
  • Theo dõi nước tiểu và để ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Khi thấy mặt nặng, chân tay sưng phù một cách bất thường thai phụ cần phải đi thăm khám ngay.
  • Khi bị chuẩn đoán là tiền sản giật thai phụ cần khám thai cũng như siêu âm thai thường xuyên.
Bà bầu bị tiền sản giật cần được chăm sóc hằng ngày như thế nào?
Bà bầu bị tiền sản giật cần được chăm sóc hằng ngày như thế nào?

Chế độ ăn:

  • Cần thực hiện chế độ ăn ít muối, hạn chế ăn các đồ chiên rán dầu mỡ.
  • Ăn nhiều rau xanh cũng như hoa quả sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và phần nào hạn chế được biến chứng của tiền sản giật.
  • Uống đủ nước thông thường từ 1200ml – 1600ml nước/ngày.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn được chế biến sẵn đặc biệt là thịt muối.
  • Làm việc, lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hỏi bác sĩ chuyên khoa để có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp và khoa học.
  • Thường xuyên kê cao chân để hạn chế tình trạng phù.
  • Các loại đồ uống chứa cồn, cafein,… sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của thai phụ bị tiền sản giật, do đó cần hạn chế những loại đồ uống này.

Không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi, tiền sản giật còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ. Lúc này quá trình sinh nở sẽ không khác gì một bản án tử nếu tình trạng tiền sản giật không được kiểm soát. Do đó ngay từ những ngày đầu mang thai, người mẹ cần phải chú ý quan sát những biến đổi của cơ thể, khi có bất thường cần phải đi thăm khám ngay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài 1800 9229 để được tư vấn sớm nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. Preeclampsia, nguồn WedMD, truy cập ngày 8/6/2022.
  2. Preeclampsia And Eclampsia, nguồn Drug.com,  truy cập ngày 8/6/2022.
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 170,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Sữa tắmQuy cách đóng gói: Lọ 300ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Linhzhi Ginseng Gold

Được xếp hạng 4.73 5 sao
(11 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 50 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng