Khái quát về tiền sản giật
Tiền sản giật là một rối loạn của thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp của người mẹ cao và có protein trong nước tiểu. Đây là biến chứng y tế nghiêm trọng phổ biến nhất của thai kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 8 đến 10% tổng số ca mang thai. Nhiều trường hợp dẫn đến đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các yếu tố di truyền và nhau thai dường như đóng những vai trò quan trọng. Tiền sản giật có xu hướng phổ biến hơn trong lần mang thai đầu tiên.
Đối tượng bà bầu nào có nguy cơ bị tiền sản giật?
Rất khó để dự đoán được bà bầu nào sẽ bị tiền sản giật nhưng một số phụ nữ dưới đây được cho là nguy cơ cao hơn những người khác:
- Những chị em mang thai lần đầu.
- Có tiền sử cao huyết áp.
- Trong gia đình đã có người từng bị tiền sản giật.
- Bị bệnh tiểu đường.
- Những bà bầu đang mang thai nhiều hơn một em bé trong bụng mẹ.
Ảnh hưởng của tiền sản giật đối với mẹ và thai nhi
Tác động đối với mẹ
Phụ nữ bị hoặc phát triển huyết áp cao trong khi mang thai đều có nhiều nguy cơ bị các biến chứng trước sinh, trong khi sinh và trong thời kỳ hậu sản. Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp có thể được chia thành hai nhóm: phụ nữ không cao huyết áp phát triển hội chứng tiền sản giật, được đặc trưng bởi tăng huyết áp, protein niệu và phù; và phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính khi mang thai và có nguy cơ cao mắc chứng tiền sản giật cấp. Tác động của tiền sản giật ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Tiền sản giật là dạng biến chứng tăng huyết áp thai kỳ nghiêm trọng nhất, nhưng về cơ bản nó không phải là bệnh tăng huyết áp; nó là một rối loạn gây ra bởi các yếu tố dựa trên sự hiện diện của nhau thai. Tiền sản giật bắt đầu bởi nhau bong non bất thường và do đó, nhau thai ít tưới máu, giải phóng cytokine và các chất độc khác, đồng thời co mạch và hoạt hóa tiểu cầu. Vì vậy nó là một hội chứng của rối loạn chức năng nội mô tổng quát, và các biến chứng liên quan đến hệ thống mạch máu. Về cơ bản, những biến chứng này là:
- Đông máu nội mạch, chảy máu: Có mối liên hệ trực tiếp giữa mức giảm antithrombin III (ATIII) và mức độ nghiêm trọng của tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, đặc biệt là sau tuần thai 30-32. Thể tích máu, bằng cách đo thể tích hồng cầu và huyết tương, bị giảm và có sự phân bố thay đổi trong tiền sản giật.
- Tiền sản giật có ảnh hưởng khá lớn đến chức năng thận. Tiền sản giật có thể bị biến chứng bởi co giật: sản giật. Tác hại lớn nhất xảy ra với sự phát triển của hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan và số lượng tiểu cầu thấp). Hội chứng HELLP, cùng với tiền sản giật, chiếm hầu hết các trường hợp tử vong mẹ liên quan đến tăng huyết áp.
- Một trong những biến chứng nghiêm trọng của tiền sản giật chính là suy thận cấp, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ảnh hưởng tính mạng của bà bầu.
- Tiền sản giật còn dẫn đến các chứng phù phổi cấp, suy tim cấp. Tình trạng này sẽ xảy ra một vài giờ trước hoặc sau khi sinh. Nếu như không được điều trị, kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu.
===>>> Xem thêm: Tiền sản giật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
Tác động với thai nhi
Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều này là có, tiền sản giật có liên quan đến các mức độ tổn thương khác nhau của thai nhi. Ảnh hưởng chính đến thai nhi là suy dinh dưỡng do thiểu năng mạch máu tử cung – nhau thai dẫn đến thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến chậm lớn.
Tiền sản giật có tác dụng ngắn hạn và dài hạn đến thai nhi. Cụ thể:
- Tác động tức thì được quan sát là sự phát triển của thai nhi bị thay đổi, sức khỏe của thai nhi cũng như trọng lượng của nó bị ảnh hưởng nhiều. Điều đó dẫn đến thai nhi gặp nhiều loại bệnh với các mức độ khác nhau. Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra tử vong cho thai nhi.
- Các nghiên cứu theo dõi dài hạn đã chứng minh rằng trẻ chậm phát triển trong tử cung có nhiều khả năng bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tiểu đường khi trưởng thành. Các biến chứng chu sinh bất thường liên quan đến thiếu oxy hoặc giải phóng catecholamine ở mẹ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ mắc chứng xơ vữa động mạch vành sớm sau này khi lớn lên.
Như vậy, có thể thấy được những mẹ bầu bị tiền sản giật thì thai nhi sẽ có thể gặp một số biến chứng như say:
- Thai nhi có thể bị chết lưu ngay khi còn đang ở trong bụng mẹ
- Do mẹ bị tiền sản giật nên thai sẽ không được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu nên sẽ không thể phát triển toàn diện được như những đứa trẻ khác.
- Thai nhi bị sinh non và trẻ sinh ra bị dinh dưỡng.
- Khi vừa mới sinh ra có thể bị ngạt, chấn thương, chảy máu phổi,… dẫn đến tử vong.
===>>> Xem thêm: Chế độ ăn của thai phụ bị tiền sản giật, nên ăn gì tốt nhất?
Cách phòng ngừa tiền sản giật
Cho đến nay chưa có cách nào để ngăn ngừa 100% các trường hợp tiền sản giật. Một số cách để phòng ngừa tiền sản giật như:
- Thực hiện một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị tiền sản giật.
- Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn nhiều rau và ít thực phẩm chế biến sẵn đã được chứng minh là có thể làm giảm tỷ lệ mắc chứng rối loạn đối với một số phụ nữ. Tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp kiểm soát béo phì, tăng huyết áp mãn tính và bệnh tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung canxi hoặc aspirin liều thấp có thể giúp ích cho một số phụ nữ trong những trường hợp cụ thể, nhưng không đủ để khuyến nghị chúng cho tất cả phụ nữ mang thai.
Hy vọng qua bài viết “Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?” sẽ giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc hiểu rõ hơn về biến chứng của căn bệnh mà có cách phòng ngừa tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để nhận được giải đáp từ chuyên gia.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Chuyên gia y tế của clevelandclinic, Preeclampsia, clevelandclinic, đăng ngày 14 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022.
Tác giả: Adam Felman, Everything you need to know about preeclampsia, medicalnewstoday, đăng ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022.