Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào tốt nhất? – Tư vấn từ chuyên gia

Thuốc sắt có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Để thuốc sắt có thể phát huy hết hiệu quả của nó, mẹ bầu cần sử dụng một cách hợp lý. Vậy thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào tốt nhất? Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc sắt cho bà bầu? Hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề trong bài viết dưới đây của Dược Tín Phong.

Thuốc sắt cho bà bầu có những loại nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc sắt cho bà bầu, chúng được chia làm 2 loại thuốc sắt vô cơ và hữu cơ. Thuốc sắt vô cơ là dạng sắt có chứa gốc muối vô cơ. Sắt hữu cơ là loại sắt phức hợp đặc biệt, có khả năng tan trong nước như sắt fumarate, sắt gluconate, sắt III Hydroxyd Polymaltose… Mỗi loại sắt này đều có những ưu nhược điểm riêng.

Ưu điểm của sắt vô cơ là chứa hàm lượng sắt cao (khoảng 20% sắt nguyên tố), giải phóng ion sắt nhanh. Sắt vô cơ thường xuất hiện trong các sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu được ra đời từ lâu. Tuy nhiên, việc giải phóng ion sắt ồ ạt khiến cơ thể không kịp hấp thu, gây ra dư thừa sắt lắng đọng trong dạ dày ruột gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Hàm lượng sắt cao trong sắt vô cơ còn có thể gây ra mùi tanh khó chịu.

Sắt hữu cơ có hàm lượng sắt thấp hơn tuy nhiên nó được các chuyên gia khuyên dùng khi bổ sung sắt cho bà bầu. Sắt hữu cơ hấp thu tốt vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Nó có thể tự thải trừ qua đường tiêu hóa nếu dư thừa do đó hạn chế được các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, nôn. Hơn nữa, mùi của sắt hữu cơ cũng đỡ tanh hơn so với sắt vô cơ.

Chính vì vậy, các mẹ bầu nên sử dụng các thuốc có chứa sắt hữu cơ để bổ sung trong suốt các giai đoạn của thai kỳ.

Thuốc sắt cho bà bầu có những loại nào?
Thuốc sắt cho bà bầu có những loại nào?

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào tốt nhất?

Sau khi lựa chọn được loại thuốc sắt cho bà bầu thì việc “Thuốc sắt nên uống vào thời điểm nào? Thuốc sắt cho bà bầu uống vào lúc nào?” cũng là điều mà nhiều thai phụ quan tâm.

Quá trình hấp thu sắt bắt đầu diễn ra ở dạ dày, nhiều nhất ở hành tá tràng và ít hơn ở đoạn đầu ruột non. Để được hấp thu trong cơ thể người, sắt sẽ được chuyển từ dạng sắt III sang sắt II. Pepsin trong dạ dày đã tách sắt ra khỏi những hợp chất hữu cơ và gắn nó với các protein, acid amin.

Khi bụng đói, dạ dày tiết ra nhiều pepsin hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu sắt trong cơ thể. Vì vậy uống sắt vào lúc bụng đói sẽ giúp sắt có thể hấp thu tốt nhất trong đường tiêu hóa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm uống thuốc sắt tốt nhất là vào sáng sớm trước khi ăn. Trong thời gian này, cơ thể thai phụ vừa trải qua một giấc ngủ dài, lúc này bụng đói nên hấp thu dễ dàng hơn, khả năng hấp thu của nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tốt nhất, nên uống sắt trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút hoặc 2 giờ sau khi ăn. Mẹ bầu cũng có thể uống sắt vào buổi chiều hoặc sau khi ăn trưa 2 tiếng.

Tuy nhiên, nếu uống thuốc sắt khi dạ dày rỗng cũng có thể khiến mẹ bầu bị kích ứng ruột với các triệu chứng buồn nôn, nôn. Vì vậy, mẹ bầu cũng có thể không cần đợi đến lúc đói mới uống mà có thể uống sau ăn nhẹ 30 phút. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống thuốc sắt trước khi đi ngủ vì có thể gây nóng người, khó ngủ.

Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào tốt nhất?
Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào tốt nhất?

===>>>> Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách trong suốt thai kỳ

Lưu ý khi sử dụng thuốc sắt cho bà bầu

Để việc sử dụng thuốc sắt cho bà bầu đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Cách tăng khả năng hấp thu thuốc sắt cho bà bầu

Vitamin C có vai trò trong việc chuyển sắt III sang sắt II giúp cho quá trình hấp thu sắt trở lên dễ dàng hơn vì vậy, bạn nên sử dụng thêm các viên vitamin C cùng với viên sắt hoặc uống thêm một cốc nước cam, bưởi.

Uống thuốc sắt cùng với nhiều nước (khoảng 250ml). Không nằm ngay sau khi uống thuốc sắt, nên ngồi nghỉ ngơi 30 phút sau khi uống mới nằm.

Lưu ý khi sử dụng thuốc sắt cho bà bầu
Lưu ý khi sử dụng thuốc sắt cho bà bầu

Sau khi uống sắt không nên ăn gì, uống gì?

Sắt và canxi uống cùng nhau sẽ làm giảm khả năng hấp thu của cả 2 thuốc này. Vì vậy, thời để hạn chế điều này nên uống sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 giờ. Nếu bạn uống canxi vào buổi sáng thì có thể uống sắt sau khi ăn trưa khoảng 2 giờ.

Phụ nữ mang thai khi uống sắt cũng không nên uống với nước chè bởi nó có thể gây cản trở sự hấp thu sắt.

Không sử dụng thuốc sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp. Các thuốc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của sắt.

Ngoài ra, mẹ bầu không nên bổ sung sắt với hàm lượng quá cao bởi có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tim mạch.

===>>> Xem thêm: Bà bầu nên uống thuốc gì trong từng giai đoạn để con khỏe mạnh?

Khắc phục tác dụng phụ do thuốc sắt gây ra

Một số bà bầu gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc sắt. Để hạn chế điều này bạn nên thực hiện theo các cách sau:

Táo bón, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ợ nóng, có vị tanh kim loại: Những triệu chứng này thường là do bạn lựa chọn phải các thuốc sản cổ điển, có thành phần là sắt dạng vô cơ. Sắt vô cơ giải phóng ion sắt ồ ạt, cơ thể không hấp thu được chất dẫn đến tích lũy một lượng sắt lớn trong đường tiêu hóa gây chướng bụng, buồn nôn, táo bón.

Để hạn chế tình trạng táo bón, bạn nên lựa chọn sắt hữu cơ, uống nhiều nước và bổ sung thêm chất xơ. Nếu cách này vẫn không hạn chế được tình trạng táo bón, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ để có thể được chỉ định thêm một số thuốc điều trị táo bón.

Với tình trạng buồn nôn, nôn, bạn có thể uống thuốc sắt vào các thời điểm khác nhau trong ngày để lựa chọn ra thời điểm uống thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất.

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào tốt nhất? Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn có thể lựa chọn được thời điểm uống thuốc sắt cho bà bầu thích hợp nhất để tăng khả năng hấp thu và hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy để lại thông liên hệ hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 9229 để được hỗ trợ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

Nguồn tham khảo

Traci C. Johnson (2020), Are You Getting Enough Iron?, WebMD. Truy cập ngày 24/05/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 525,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 30ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ETDO

Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng