Phụ nữ mang thai trải qua nhiều sự thay đổi của cơ thể về chức năng sinh lý, sức khỏe tinh thần. Để đáp ứng với những thay đổi này và cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện bạn cần phải cung cấp thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác nhau. Trong đó vitamin C có thể được chứng minh là rất có lợi trong thời kỳ mang thai. Do vậy, việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C cho bà bầu là điều rất cần thiết.
Tác dụng Vitamin C đối với bà bầu
Vitamin C hay còn gọi là vitamin ascorbic đây là một loại vitamin tan trong nước, nó không được cơ thể tự sản xuất mà nó cần được cung cấp từ các nguồn tự nhiên hoặc tổng hợp. Vitamin C có rất nhiều trong nhiều loại rau và trái cây họ cam quýt. Những người không cung cấp đủ lượng Vitamin C cần thiết cho cơ thế sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe kém và chảy máu nướu răng.
Vitamin C rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta vì nó giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự hình thành collagen có trong các mô liên kết. Điều này cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh các cơ quan của thai nhi. Sau đây là một số tác dụng được nhiều người biết đến của Vitamin C đối với bà bầu:
- Nó được biết đến trong việc chống lại virus gây cảm lạnh và cảm cúm.
- Tăng cường sự hấp thụ sắt và các khoáng chất khác từ thức ăn.
- Giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
- Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương do tăng cường sản xuất collagen.
- Duy trì một làn da khỏe mạnh, tăng cường sự phát triển xương và khả năng chống lại nhiễm trùng.
Mỗi ngày bà bầu cần hàm lượng vitamin C bao nhiêu?
Nhu cầu cần cung cấp hàm lượng Vitamin C ở mỗi người ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), một phụ nữ bình thường cần 65-75 miligam Vitamin C mỗi ngày. Và phụ nữ mang thai nên cung cấp khoảng 80-85 miligam mỗi ngày. Nhu tăng lên 115-120 miligam mỗi ngày đối với các bà mẹ đang cho con bú.
===>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – Cẩm nang cho người sắp làm mẹ
Những thực phẩm giàu Vitamin C cần thiết cho bà bầu
Vitamin C có nguồn gốc tự nhiên thường có nhiều trong các loại rau củ quả và trái cây tươi. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm tự nhiên có hàm lượng Vitamin C cao:
- Rau củ quả: Cà chua, bắp cải, cải xoăn, bông cải xanh, khoai lang, súp lơ là một số loại rau giàu vitamin C. Bạn có thể nấu chín hoặc sử dụng một số loại rau củ dưới dạng salad. Sử dụng rau củ dưới dạng salad sẽ hạn chế được tình trạng phân hủy của vitamin C bởi nhiệt độ, giúp bạn nhận đủ lượng vitamin C cần thiết.
- Trái cây: Trái cây giàu vitamin C bao gồm cam, chanh và quýt. Quả mọng, táo, nho, mơ, hồng, đào, dâu tây và xoài cũng có hàm lượng vitamin C đáng kể. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống.
- Vitamin C cũng có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật: Thịt, cá và sữa có đủ hàm lượng vitamin C. Ngoài ra Vitamin C còn có trong gan/ tim cừu (11-12mg/ 100g), gan bê (11mg / 100g), sữa mẹ (4mg / 100g) và sữa bò (2mg / 100g).
Sau đây là bảng hàm lượng Vitamin C có trong các thực phẩm thường gặp. Bạn có thể tham khảo để lên thực đơn đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết hàng ngày nhé:
Món ăn | Lượng cung cấp | Vitamin C (mg) |
Rau | ||
Ớt (đỏ, vàng) sống | 125 g | 101-144 |
Ớt (đỏ, xanh) nấu chín | 125 g | 121-132 |
Ớt xanh sống | 125 g | 63 |
Bông cải xanh nấu chín | 125 g | 54 |
Bắp cải sống | 250 g | 42 |
Su hào nấu chín | 125 g | 47 |
Bông cải xanh sống | 125 g | 42 |
Đậu tuyết nấu chín | 125 g | 41 |
Bắp cải nấu chín | 125 g | 30 |
Súp lơ sống hoặc nấu chín | 125 g | 27-29 |
Cải xoăn nấu chín | 125 g | 28 |
Khoai tây bỏ vỏ nấu chín | 1 củ | 14-31 |
Khoai lang bỏ vỏ, nấu chín | 1 củ | 22 |
Măng tây nấu chín | 6 ngọn | 22 |
Mướp đắng | 125 g | 22 |
Củ cải xanh nấu chín | 125 g | 21 |
Sốt cà chua đóng hộp | 125 g | 8-9 |
Cà chua hầm đóng hộp | 125 g | 11-12 |
Trái cây | ||
Trái ổi | 1 quả | 206 |
Đu đủ | ½ quả | 94 |
Trái kiwi | 1 quả lớn | 84 |
Quả cam | 1 quả | 59-83 |
Vải thiều | 10 quả | 69 |
Dâu tây | 125 g | 52 |
Quả dứa | 125 g | 42-49 |
Bưởi, hồng hoặc đỏ | ½ quả | 38-47 |
Dưa lưới | 125 g | 31 |
Xoài | ½ quả | 38 |
Quả bơ | ½ quả | 26 |
Mãng cầu xiêm | 125 g | 25 |
Quýt hoặc quýt | 1 quả | 24 |
Quả hồng | 125 g | 17 |
Quả mọng (quả mâm xôi, quả việt quất, quả mâm xôi) | 125 g | 14-17 |
Nước ép | ||
Nước trái cây (cam, bưởi, táo, dứa, nho), bổ sung thêm vitamin C | 125 g | 23-66 |
Cocktail trái cây và rau | 125 g | 35-73 |
Nguồn: “Canadian Nutrient File 2015”
Dấu hiệu thiếu hụt vitamin C
Các dấu hiệu của sự thiếu hụt Vitamin C vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên những dấu hiệu thường thấy là vết thương chậm lành và nướu bị sưng hoặc chảy máu. Ngoài ra hệ thống miễn dịch kém, khớp bị viêm và bầm tím cũng có thể là các triệu chứng của thiếu Vitamin C. Một số trường hợp hiếm gặp, thiếu hụt vitamin C ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh còi xương. Một số bà bầu còn gặp phải tình trạng mệt mỏi, thở nông, tăng cân không kiểm soát khi thiếu vitamin C (vitamin C có khả năng đốt cháy chất béo).
===>>> Xem thêm: Vitamin C cho bà bầu có tác dụng gì? Bổ sung bao nhiêu là đủ?
Tác dụng phụ của việc thừa vitamin C đối với bà bầu
Theo khuyến cáo lượng vitamin C không nên vượt quá là 1800 mg đối với phụ nữ từ 18 tuổi trở xuống và 2000 mg đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên. Việc sử dụng quá nhiều vitamin C gây khó chịu cho dạ dày của bạn. Sau đây là một số ảnh hưởng của việc dùng quá liều vitamin C trong thai kỳ: buồn nôn, mất ngủ, tiêu chảy; sỏi thận; nguy cơ cao huyết áp cao tăng. Ngoài ra, một số trường hợp nặng có thể gây bong nhau non dẫn đến sẩy thai hay dị tật thai nhi.
Có cần bổ sung viên uống Vitamin C cho bà bầu không?
Nếu xây dựng được cho mình một chế độ ăn phù hợp, bà bầu sẽ không cần bổ sung vitamin C dạng uống. Bởi trong ăn uống hàng ngày bạn có thể nhận được đủ lượng vitamin C theo khuyến cáo từ nhiều nguồn khác nhau như trái cây và rau quả.
Ngoài ra, nguy cơ tiêu thụ vượt quá vitamin C khi dùng viên uống cao hơn đối với những người dùng thực phẩm từ tự nhiên cung cấp. Nghiên cứu cho thấy một trong những tác dụng phụ của việc thừa vitamin C là sỏi thận. Cơ thể bài xuất lượng vitamin C thừa dưới dạng oxalat qua đường nước tiểu. Oxalat liên kết với các khoáng chất và tạo thành các tinh thể có thể hình thành sỏi thận. Vì vậy, khi quyết định sử dụng viên uống bổ sung vitamin C cho bà bầu mẹ bầu cần có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về những thực phẩm giàu vitamin C cho bà bầu, bạn có thể tham khảo để biết thêm kiến thức. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ qua tổng đài 1800 9229 miễn phí cước để được giải đáp.
Nguồn tham khảo
How Much Vitamin C Should You Take? Written by Cecilia Snyder, MS, RD on December 2, 2019 — Medically reviewed by Jillian Kubala, MS, RD, Nutrition. Truy cập vào ngày 21/06/2022.