Nguy hiểm tiềm ẩn từ thừa sắt khi mang thai và cách khắc phục nhanh chóng

Bổ sung sắt khi mang thai là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và nuôi dưỡng bé. Song, thừa sắt khi mang thai lại là điều khiến nhiều mẹ trăn trở ngay lúc này. Vậy thì hãy để PregEU gỡ rối suy nghĩ của mẹ nhé.

Tại sao mẹ cần sắt khi mang thai?

Thời điểm mang thai là lúc cơ thể mẹ đón nhận vô vàn sự thay đổi từ bên trong cơ thể như:

  • Trễ kinh.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Thèm ăn.
  • Đau lưng, mệt mỏi.
  • Chuột rút mắt cá chân.
  • Ngực to và mềm hơn.

Đặc biệt, mẹ sẽ luôn cảm thấy bủn rủn chân tay, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Tất cả những điều này là biểu hiện của tình trạng thiếu máu gây ra. 

Trong thai kỳ, lượng máu của mẹ cần nhiều hơn khoảng 50% so với mẹ trước khi mang thai. Do đó, nếu không đủ lượng sắt cần nạp mỗi ngày (từ 27 – 30mg) thì rất dễ các tế bào máu không vận chuyển được oxy tới mọi tế bào khác và hệ quả là sẽ gây ra thiếu hụt oxy lên não và đi đến vùng tay chân. 

===> Xem thêm: Bà bầu uống sắt bị táo bón phải làm sao? Cách khắc phục

Tầm quan trọng của sắt đối với cơ thể mẹ

Là một nguyên tố quan trọng, sắt đóng vai trò trực tiếp tham gia vào việc điều hành hoạt động của mọi cơ quan và tế bào trong cơ thể bao gồm:

  • Mang oxy tới các tế bào nhờ việc hình thành nên huyết sắc tố Hemoglobin. 
  • Điều hòa và chuyển động những năng lượng tích cực đến các tế bào nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch phát triển vượt trội.
  • Duy trì sức khỏe của xương, sụn và sự đàn hồi của chúng với các mô liên kết khác.
  • Thực hiện phân tách các tế bào và tiến hành sản xuất hồng cầu cùng huyết sắc tố. 

Không chỉ là trước khi mang thai mới thấy sắt cần thiết, khi có em bé, điều này còn được chú trọng nhiều hơn bởi:

  • Lượng máu của mẹ bị pha loãng sau khi có sự xuất hiện của thai nhi.
  • Nhu cầu sắt ở trẻ bắt đầu tăng vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
  • Mẹ có dấu hiệu bị thiếu máu thừa sắt khi mang thai.

Vậy bao nhiêu sắt cho mẹ là đủ để vừa tốt cho mẹ lại khỏe cho con?

thua-sat-khi-mang-thai
Thừa sắt khi mang thai thường bắt đầu với việc bổ sung vượt giới hạn lượng sắt cơ thể mẹ cho phép

Nhu cầu sắt mỗi ngày của mẹ bầu

Nhìn chung, nhu cầu của mẹ trong thai kỳ sẽ tăng lên từ 2 – 3 lần so với thông thường để vừa đủ đáp ứng mọi yêu cầu của cơ thể.

Nếu như 

  • Ở lứa tuổi 14 – 19 tuổi cần 15 mg sắt mỗi ngày.
  • Từ 20 – 50 tuổi cần 20 mg sắt mỗi ngày

Thì phụ nữ mang thai phải đảm bảo nguồn cung khoáng chất sắt từ 27 – 30 mg mỗi ngày.

Với hàm lượng này vừa đủ để cơ thể mẹ tưới máu tới các chi, các tế bào, đồng thời đưa nó qua nhau thai, vào phôi thai và nuôi dưỡng thai nhi.

Tuy nhiên đây chỉ là giới hạn trung bình của sắt, còn giới hạn tối đa mẹ có thể đạt tới là 45 mg sắt mỗi ngày. Vượt qua ngưỡng này, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu phát sinh các phản ứng được coi là biến chứng ở mẹ và bé.

===> Xem thêm: Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào tốt nhất? – Tư vấn từ chuyên gia

Vì sao mẹ lại bị thừa sắt khi mang thai?

Về bản chất, khoáng chất sắt được chi phối bởi hormone hepcidin có tác dụng kiểm soát chặt chẽ quá trình sinh ra và đào thải máu. 

Sau toàn bộ một vòng tuần hoàn tưới máu đến các tế bào, số lượng sắt dư thừa sẽ được dự trữ lại. Cứ một chu kỳ như vậy trôi qua, lượng sắt dự trữ sẽ nhiều lên và kéo theo nồng độ của hepcidin cũng tăng dần, điều này dẫn tới phản ứng dung nạp sắt bị cản trở. 

Chính từ đây, lượng sắt không có chỗ chứa sẽ là nguyên nhân gây ra các biến chứng thai kỳ của mẹ.

thua-sat-khi-mang-thai
Thừa sắt khi mang thai có thể gây ra các biến chứng cho cả mẹ và bé

Thừa sắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi cơ thể hấp thu lượng sắt vượt ngưỡng cho phép mỗi ngày của mẹ bầu thì chúng sẽ tích tụ dần lại, đến một mức độ nào đó sẽ sinh ra hiện tượng rối loạn cùng các dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu như:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Đau dạ dày.
  • Tổn thương gan hoặc não (tùy vào mức độ thừa sắt ở mẹ).

Mặc dù không phủ nhận vai trò chủ chốt của sắt trong việc bảo vệ sức khỏe và hấp thu vitamin của cơ thể, song, sắt cũng bị coi là con dao hai lưỡi khi:

  • Cung cấp quá ít, không đủ đáp ứng cơ thể: nguy cơ cao mắc thiếu máu bao gồm thiếu máu tới thần kinh não bộ và thiếu máu tới các chi.
  • Dung nạp quá nhiều: tăng sinh việc mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thai kỳ, sẽ rất dễ để bổ sung sắt khi mẹ bị thiếu hụt, nhưng, thừa sắt khi mang thai rất khó để cải thiện và có thể khiến mẹ cùng bé gặp nhiều biến chứng như:

  • Sinh non con nhẹ cân.
  • Ung thư trực tràng.
  • Rối loạn thoái hóa thần kinh.
  • Xảy ra dấu hiệu viêm nhiễm ở nhiều vùng trên cơ thể.
  • Các bệnh lý nền kể như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp..
  • Tiền sản giật.

Vậy làm cách nào để khắc phục chứng thiếu máu thừa sắt khi mang thai?

thua-sat-khi-mang-thai
Cách khắc phục thừa sắt khi mang thai hiệu quả nhất là điều chỉnh chế độ ăn

Cách khắc phục thừa sắt khi mang thai nhanh chóng, hiệu quả

Thực chất, bất kể mẹ có dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu hay thừa sắt khi mang thai thì điều đầu tiên mẹ cần làm luôn là đặt lịch khám với bác sĩ để có cái nhìn tổng quát nhất về thai kỳ.

Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu là điều chỉnh lại chế độ ăn. Một chế độ ăn không nhiều thức ăn nhưng đúng, đủ và đa dạng các chất sẽ giúp mẹ vẫn có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.

Với mục tiêu của mẹ vẫn là đảm bảo hàm lượng sắt khi nạp vào nhưng không quên cải thiện bữa ăn thì mẹ có thể tham khảo thực đơn chứa:

  • Các loại thịt bò, thịt gà, thịt lợn… từ sắt heme mà cơ thể dễ hấp thu.
  • Các loại rau củ quả, trái cây, đậu phụ, ngũ cốc… từ sắt non – heme. 

Bên cạnh đó, mách mẹ 2 mẹo nhỏ này để giảm sự hấp thu sắt vào cơ thể mẹ:

  • Loại bỏ các loại nước cam, dâu tây, bông cải xanh ra khỏi bữa ăn bởi vitamin C trong đó có thể khiến mẹ dung nạp thêm sắt nhiều hơn gấp 4 – 6 lần.
  • Dùng các chất đối nghịch với sắt sẽ làm sắt bị giảm tác dụng, kể như:

+ Phytate từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu.

+ Polyphenol từ cà phê và trà.

+ Oxalate trong đậu nành và rau cải bó xôi.

Trên đây là vấn đề về thừa sắt khi mang thai, nếu mẹ còn thắc mắc gì, vui lòng liên hệ số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn miễn phí nhé!

PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!

Tài liệu tham khảo

  1. The importance of iron in pregnancy, Active Iron, truy cập ngày 09/05/2023
  2. Iron in pregnancy | BabyCenter, Baby Center, truy cập ngày 09/05/2023
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 525,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 30ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ETDO

Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng