Thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả và phòng ngừa

Thiếu máu khi mang thai là một tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Khi thiếu máu sẽ dẫn đến gia tăng mệt mỏi ở sản phụ và nếu không phát hiện có thể gây ra một số nguy hiểm nhất định. Vậy thiếu máu khi mang thai nguy hiểm đến mức nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về việc thiếu máu ở sản phụ.

Tình trạng thiếu máu ở sản phụ là như thế nào?

Trong máu có 3 loại tế bào chính là hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó, hồng cầu là tế bào chính có nhiệm vụ vận chuyển oxy cung cấp cho tế bào và vận chuyển carbonic đào thải từ các cơ quan ra ngoài cơ thể. Thiếu máu khi mang thai là tình trạng giảm số lượng tế bào hồng cầu, không phục vụ đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Thiếu máu được xác định qua kết quả xét nghiệm về số lượng hồng cầu, Hematocrit và Hemoglobin có trong máu của sản phụ. Trong đó, thai phụ được chẩn đoán là thiếu máu nếu chỉ số Hb < 12 g / dL, Hct < 37%, hoặc RBC < 4 triệu / μL.

Thiếu máu khi mang thai là gì?
Thiếu máu khi mang thai là gì?

Tình trạng thiếu máu nhẹ khi mang thai thường gặp hơn ở mẹ bầu nhưng khi để thiếu máu nặng sẽ làm cho quá trình mang thai của sản phụ vô cùng vất vả, thậm chí là gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai của sản phụ

Thiếu máu là một tình trạng phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể xuất hiện khi sản phụ bắt đầu mang thai hoặc có từ trước khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu thường biểu hiện rõ ràng hơn trong quá trình mang thai. Vậy nguyên nhân thiếu máu khi mang thai là gì?

Khi mang thai, thể tích máu tăng lên giúp thai nhi trong bụng tăng trưởng và phát triển. Bà bầu cần nhiều sắt, vitamin và chất dinh dưỡng hơn để tạo ra nhiều hồng cầu. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ sắt và vitamin dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai – một tình trạng phổ biến ở thai phụ.

Sắt, vitamin B12, acid folic là những chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, thiếu những chất này cũng là nguyên nhân gây thiếu máu ở thai phụ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh và lượng máu cần dùng càng lớn hơn. Nguồn dự trữ sắt của mẹ không đủ dẫn đến thiếu sắt gây ra thiếu máu. Vitamin B12 thì có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tạo ra tế bào hồng cầu, protein. Acid folic kết hợp với sắt giúp tăng trưởng các tế bào máu.

==>> Xem thêm: Thiếu máu khi mang thai nên ăn gì? – mẹ bầu cần biết

Biểu hiện thiếu máu khi mang thai của sản phụ

Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường không biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên thiếu máu nặng lại dễ nhận biết hơn với các dấu hiệu như:

Các dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
Các dấu hiệu thiếu máu khi mang thai
  • Hoa mắt, chóng mặt, mắt tối sầm khi thay đổi tư thế, tim đập nhanh, thiếu tập trung, mệt mỏi và mất ngủ thường xuyên hay ngủ nhiều, thèm ngủ bất thường…
  • Thai phụ thường ăn kém, đau bụng và nôn mửa, bị táo bón hoặc đi lỏng… Đây là biểu hiện thiếu máu ở chị em phụ nữ mang thai nhưng thường bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài, nếu kéo dài cần đi khám để có thể xác định được nguyên nhân và có biện pháp phòng ngừa.
  • Một biểu hiện rõ về thiếu máu ở bà bầu là da và niêm mạc nhợt nhạt, thiếu sức sống. Môi sản phụ thường tái nhợt, da tay bớt hồng, phần niêm mạc dưới mí mắt cũng nhạt do thiếu các mạch máu, lưỡi nhạt màu..
  • Tóc gãy rụng nhiều hơn, da và móng tay khô. Khi thiếu máu dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng làm cho tóc móng bị yếu và dễ gãy rụng. Thai phụ thường thấy móng giòn và dễ gãy dù không chịu phải tác động.
  • Do thiếu máu nên thai phụ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên thậm chí có thể ngất xỉu.

Tình trạng thiếu máu ở bà bầu rất dễ nhận biết. Khi phát hiện thai phụ có biểu hiện trên cần đi khám và có biện pháp phòng ngừa thiếu máu trong thai kỳ.

Thiếu máu khi mang thai nguy hiểm với sản phụ như thế nào?

Thiếu máu mang lại nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Thiếu máu nhẹ thường chỉ làm cho bà bầu mệt mỏi nhưng thiếu máu nặng lại tiềm ẩn nguy cơ và biến chứng nặng nề như:

Thiếu máu khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai phụ và thai nhi
Thiếu máu khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thai phụ và thai nhi
  • Làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Bong rau non.
  • Tăng huyết áp thai kỳ.
  • Tình trạng tiền sản giật.
  • Vỡ nước ối sớm gây sinh non.
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản.

Việc băng huyết sau sinh và nguy cơ nhiễm trùng hậu sản có thể đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng của sản phụ khi thiếu máu. Việc thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin và acid folic gây ra dị tật ống thần kinh của thai nhi, trẻ dễ gặp các vấn đề dị tật và trí tuệ của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Việc thiếu máu ở bà bầu còn làm trẻ sinh ra bị nhẹ cân, còi cọc, nguy cơ bị bệnh cao hơn các trẻ khác đặc biệt là các bệnh về tim mạch.

Dự phòng thiếu máu khi mang thai cho sản phụ bằng cách nào?

Thiếu máu khi máu khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho thai phụ. Do đó, việc phòng ngừa, dự phòng thiếu máu cho thai phụ là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Nhiều người thắc mắc “mẹ bầu bị thiếu máu phải làm sao?“. Bà bầu nên có một chế độ dinh dưỡng, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó bổ sung sắt và acid folic bằng các loại thuốc viên hoặc thực phẩm:

  • Các loại thịt có màu đỏ là ưu tiên hàng đầu lựa chọn cho sản phụ khi bị thiếu máu. Đặc biệt thịt bò có chứa hàm lượng cao protein, kẽm, selen và một số loại vitamin nhóm B…
  • Theo khuyến cáo, rau xanh đậm có chứa nhiều sắt rất tốt cho những phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai. Thai phụ nên ăn các loại rau như súp lơ, bắp cải, cải bina…
  • Nên ăn nhiều hoa quả và các loại hạt do chúng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt các loại hạt họ đậu còn cung cấp một lượng lớn sắt và các chất xơ cần thiết cho mẹ bầu, ít calo và giàu vitamin C…
  • Trứng gà là loại thực phẩm giàu protein, canxi, phospho, sắt, chất khoáng và vitamin. Sản phụ có thể ăn từ 3-4 quả trong 1 tuần để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Ngoài ra, các loại thực phẩm khác như thịt gà, cá biển, sữa… cũng là những thực phẩm tốt giúp bổ sung dinh dưỡng và phòng ngừa thiếu máu cho sản phụ.
  • Nhu cầu sắt và acid folic thì cần nhiều hơn và bổ sung qua thức ăn đôi khi không đảm bảo vẫn dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai. Vì vậy, WHO khuyến cáo, sản phụ nên bổ sung viên uống để đảm bảo lượng sắt và acid folic cung cấp vào cơ thể, giúp thai phụ khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường và ổn định.

==>> Xem thêm: [TÌM HIỂU] Tình trạng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai

Tóm lại, thiếu máu khi mang thai là một tình trạng thường gặp do nhu cầu cơ thể của mẹ cần nhiều để cung cấp cho thai nhi sinh trưởng và phát triển. Hiện tượng thiếu máu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thậm chí có thể gây tử vọng khi việc thiếu máu trầm trọng. Vậy nên hãy quan sát và dự phòng thiếu máu thai kỳ, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Nếu có bất thường hoặc biểu hiện thiếu máu tăng, hãy đi khám để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ các chuyên gia. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan thì bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

What Is Iron Deficiency Anemia?, nguồn WedMD, truy cập ngày 30/6/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.91 5 sao
(11 đánh giá) 65,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 6 ống
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.77 5 sao
(13 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ E-zyms Big

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 140,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nhaiQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe WhiteU20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(2 đánh giá) 790,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng