Bước sang tuần thai thứ 4, thai nhi bắt đầu có những sự phát triển rõ rệt, khiến cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi. Để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ hãy cùng PregEU tìm hiểu thêm về giai đoạn thai 4 tuần nhé.
Tìm hiểu sự phát triển của thai 4 tuần
Cấu tạo phôi thai thường sẽ gồm có 2 nhóm chính là tế bào bên trong và bên ngoài. Nhóm bên trong sẽ có 3 lớp gồm ngoại bì, trung bì và nội bì. Ba lớp này sẽ hình thành nên các cơ quan và mô của em bé.
Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, các cơ quan nội tạng của thai nhi như não, tim, da,… sẽ phát triển mạnh mẽ và đi vào hoạt động
- Ngoại bì phát triển trở thành hệ thần kinh (bao gồm cả não), da, tóc, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng.
- Trung bì phát triển trở thành tim, hệ tuần hoàn, bộ xương, mô liên kết, hệ thống máu, hệ thống sinh dục và cơ bắp.
- Nội bì sẽ chứa phổi và phát triển thành niêm mạc của đường tiêu hóa, gan, tuyến tụy và tuyến giáp.
Tuy nhiên, thời điểm này vẫn chưa có tim thai, thế nhưng tay và chân của trẻ bắt đầu chồi ra và phát triển ở giai đoạn này.
Lớp ngoài cũng sẽ biến thành nhau thai. Nhau thai được hình thành ngày càng rõ ràng hơn, tiết ra nhiều hormone HCG hơn kích thích cơ thể tiết hormone sinh dục hình thành giới tính của thai nhi từ đó giúp hỗ trợ các tế bào của bào thai phát triển và trưởng thành.
Kích thước túi thai 4 tuần tuổi chỉ rơi vào khoảng 0.078 inch tương đương 1,98 mm và lúc này trọng lượng thai chỉ gần bằng hạt vừng. Mẹ có thể tham khảo hình ảnh thai 4 tuần thông qua hình minh họa dưới đây:
Thai 4 tuần cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, thai nhi sẽ tiếp tục hiện tượng cấy thai vào tử cung giúp phôi thai cấy sâu vào tử cung. Phôi thai bám chặt vào tử cung sẽ kích thích cơ thể người mẹ sản xuất nhiều hormone progesterone hơn, hỗ trợ giúp làm dày niêm mạc tử cung, đồng thời buồng trứng ngừng sản xuất trứng từ đó không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.
Vậy mang thai 4 tuần có dầu hiệu gì theo các chuyên gia trễ kinh là một biểu hiện thường xảy ra vào cuối tuần thứ 4 của thai kỳ.
Ngoài trễ kinh, mẹ bầu còn có thể bắt đầu gặp phải một số thay đổi khác xuất hiện kèm theo như nhức đầu, đau lưng dưới, đau ngực và buồn nôn, mệt mỏi,…
Không những vậy, sau khi phôi nang cấy sâu vào niêm mạc tử cung sẽ gây ra tình trạng chảy máu. Do đó, ngoài gặp phải tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, ốm nghén… khi mang thai ở tuần thứ 4 mẹ bầu còn gặp phải hiện tượng ra máu báo thai.
Theo thông kê,hiện nay có tới 25 – 30% trường hợp khi mang thai phụ nữ bị chảy máu âm đạo trong vài ngày ở tháng đầu tiên của thai kỳ khiến nhiều mẹ bầu nhầm lẫn đây là chảy máu của chu kỳ kinh nguyệt.
Ở giai đoạn này, những biển hiện mang thai diễn ra thường tương tự giống với những triệu chứng mẹ có thể gặp trước kỳ kinh nguyệt xuất, dẫn đến một số mẹ bầu vẫn còn nhầm lẫn giữa dấu hiệu của việc có thai và dấu hiệu của có kinh.
Chăm sóc mẹ bầu và thai nhi 4 tuần tuổi
Sức khỏe của mẹ bầu có vai trò vô cùng quan trọng với thai nhi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Chính vì vậy, trong giai đoạn này mẹ cần chú ý một số vấn đề sau.
Mẹ bầu nên
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học hợp lý là cách dưỡng thai 4 tuần tuổi đơn giản mang đến hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng hiện nay. Mẹ bầu có thể bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai sau:
Thực phẩm giàu axit folic: Bổ sung ít nhất 400 microgram mỗi ngày giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Do đó mẹ bầu nên ưu tiên ăn những thực phẩm giàu axit folic như rau xanh, các loại hạt, bắp cải, súp lơ,…
Thực phẩm giàu sắt như rau bina, các loại thịt đỏ (thịt dê, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), thịt gà, sữa bầu,… giúp ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ cho mẹ bầu.
Bổ sung vitamin tổng hợp giúp bổ sung tới dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như DHA, EPA, sắt hữu cơ, calci từ sữa, vitamin K1, vitamin A, E, C, D,…
Rau xanh: Rau cần, rau bắp cải, cải bó xôi, rau dền, cải xoăn,… chứa nhiều sắt, calci, axit folic tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Trai cây: Táo, bơ, chuối, bưởi, cam,… cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể người mẹ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mẹ bầu nên kiêng
Thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao (cá ngừ, cá thu,…), thực phẩm sống chưa đun nấu chín kỹ.
Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, caffeine…gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Tránh hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, tiếp xúc nhiều với chất độc hại cho trong khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai ở mẹ và nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Không quan hệ quá nhiều khi mang thai 3 tháng đầu: Thực hiện quan hệ mạnh khi mang thai 4 tuần có thể kích thích tử cung tăng cơn co dẫn đến tăng nguy cơ bị sinh non.
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 4 tuần
Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa?
Nhiều mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 4 thường hay thắc mắc rằng không biết thai 4 tuần đã vào tử cung hay chưa thì câu trả lời là thai ở 4 tuần đã vào tử cung rồi các mẹ nhé.
Một số trường hợp, mẹ bầu không xác định được chính xác ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt do đó trên thực tế kết quả vẫn có thể sai lệch, dù thai đã được 4 tuần nhưng thai vẫn chưa vào tử cung.
Có thai 4 tuần bụng có to không?
Một số mẹ bầu hiện nay thường thắc mắc không biết có thai 4 tuần bụng có to không, thì ở thời điểm 4 tuần, kích thước bào thai chỉ khoảng 2 mm rất là nhỏ.
Không những vậy, ở giai đoạn này cân nặng của mẹ cũng không có sự thay đổi nhiều so với bình thường khiến kích thước vòng bụng của mẹ cũng sẽ chưa có sự thay đổi nào cả.
Trên đây là những kiến thức cho mẹ bầu khi mang thai 4 tuần tuổi. Hãy cùng PregEU tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức mang thai để có 1 thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Tài liệu tham khảo
Tác giả americanpregnancy(2023), 4 Weeks Pregnant, americanpregnancy.org. Truy cập vào ngày 11/12/2023