“Sinh thường và sinh mổ cái nào tốt hơn” đến nay vẫn luôn là thắc mắc của hàng triệu mẹ Việt trên khắp toàn quốc. Dễ hiểu cho tâm lý của mẹ ngay lúc này, dưới đây, chuyên gia từ PregEU đã đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi này của mẹ, vậy thì còn chần chừ gì nữa, theo dõi đến cuối để nghe chi tiết các chia sẻ nhé!
Sinh thường là gì?
Là một phương pháp sinh con phổ biến nhất, sinh thường được thực hiện khi cho bé đi qua đường âm đạo của mẹ để đi ra ngoài.
Thường diễn ra từ tuần thứ 35 – 42 của thai kỳ, khi bé có dấu hiệu muốn ra ngoài, tử cung mẹ sẽ bắt đầu thực hiện các cơn co bóp để làm mỏng thành tử cung và mở dần cổ tử cung cùng âm đạo nhằm phù hợp với kích thước của cơ thể bé.
Có một vài trường hợp vì sức khỏe của mẹ và cơn rặn của mẹ là không đủ, các bác sĩ có thể hỗ trợ mẹ bằng cách rạch tầng sinh môn. Tuy có chút đau tại lúc đó và sau khi mẹ hết thuốc tê, thuốc giảm đau, song, đây là cách được các bác sĩ khuyến khích nhiều nhất để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
===> Xem thêm: 5 cách giảm đau cơn gò chuyển dạ cho mẹ hiệu quả bất ngờ
Lợi ích của sinh thường
Nhìn chung, không chỉ vì đây là cách sinh con truyền thống của các mẹ từ xưa đến nay mà hơn thế, sinh thường mang lại là nhiều lợi ích hơn cả so với sinh mổ, bao gồm như:
- Thời gian hồi sức ngắn hơn (khoảng từ 24 – 48 giờ hoặc ít hơn) và khả năng mẹ đi lại trở lại cũng nhanh hơn.
- Loại bỏ các nguy hiểm không cần thiết của việc sinh mổ như: băng huyết, tái nhiễm trùng, bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc mê.
- Bé sẽ được tiếp xúc da kề da với mẹ cũng như bú những giọt sữa đầu tiên sớm hơn mà không sợ bị thuốc mê cản trở.
Điểm bất lợi của sinh thường
Nói về tác hại của sinh thường cũng tồn tại vô vàn các vấn đề gây mệt mỏi và khó chịu cho mẹ.
- Thời gian chuyển dạ và sinh thường ở mẹ là quá dài (từ 4 – 8 tiếng, có khi lên tới 10 – 12 tiếng), tựa như trải qua một thế kỷ, nên khiến cho mẹ mất sức nhiều là điều hiển nhiên.
Một vấn đề rủi ro khác cũng đang tồn tại ở đây là bé có thể bị tổn thương hoặc ngạt khí nếu quá trình này diễn ra càng lâu.
- Da và mô xung quanh âm đạo sẽ bị giãn ra hết cỡ, có thể bị rách, khi thai nhi di chuyển. Điều này gây ra một vài tình trạng mất kiểm soát cơ đệm điều khiển sự tiểu tiện và ruột.
Song, nếu mẹ đang sợ điều này thì đừng quá lo lắng vì có rất nhiều các bài tập yoga, kegel sẽ giúp mẹ hồi phục lại sự săn chắc của các cơ này.
- Cơn đau kéo dài ở vùng giữa âm đạo và hậu môn luôn là nỗi sợ tiềm thức của hầu hết các mẹ.
Sinh mổ là gì?
Khác với sinh thường, sinh mổ được coi là một ca phẫu thuật đưa em bé từ trong bào thai ra bên ngoài qua một vết rạch dưới bụng và trên tử cung của mẹ.
Mặc dù sinh mổ cũng gây đau cho mẹ sau khi hết thuốc giảm đau và có tiềm ẩn một vài rủi ro không cần thiết, nhưng đây lại là lựa chọn an toàn và thích hợp nhất khi:
- Mẹ không muốn sinh thường.
- Thai nhi chưa xoay đầu hoặc không xoay đầu kể cả khi các nữ hộ sinh đã hỗ trợ ấn nhẹ vào bụng mẹ.
- Có triệu chứng nhau tiền đạo.
- Mẹ có các vấn đề về bệnh lý như tăng huyết áp trong tiền sản giật, nhiễm khuẩn đường sinh dục do virus herpes simplex gây ra, HIV..
- Thai nhi bị thiếu oxy và dưỡng chất.
- Không có dấu hiệu chuyển dạ hoặc mẹ bị xuất huyết âm đạo nhiều.
Ưu điểm của sinh mổ
Luôn tồn tại hai khía cạnh trái ngược nhau trong cùng một vấn đề, PregEU đã phỏng vấn rất nhiều mẹ sinh mổ cũng như bác sĩ ở các phòng mổ sản khoa và được biết, có rất nhiều mẹ lựa chọn cách này vì lợi ích của đẻ mổ như:
- Nỗi sợ hãi trong tiềm thức đối với sinh thường khi nghe qua rất nhiều câu chuyện sinh nở của các mẹ đã từng trải hoặc của chính mẹ ở lần sinh trước đó.
- Mẹ có thể chủ động trong việc đặt lịch hẹn, quyết định giờ sinh của bé.
- Ngăn chặn được phần lớn các tình trạng không mấy lạc quan của sinh thường có thể kể đến như tiểu mất kiểm soát..
- Nếu mẹ hoặc em bé gặp trục trặc trong khi sinh thì sinh mổ là phương pháp khắc phục hợp lý nhất ngay lúc này.
Ngoài ra, có rất nhiều mẹ nhận định rằng: “trẻ sinh mổ thông minh hơn”, song, chưa có bất cứ một chứng minh lâm sàng nào cho chuyện này, thay vào đó, thông tin mà PregEU nhận được nhiều hơn lại là về mặt hại của sinh mổ.
Nhược điểm của sinh mổ
Trong nghiên cứu y khoa về sinh mổ dựa trên nhiều ca đã mắc phải trên toàn thế giới, sinh mổ tổn tại nhiều nhược điểm hơn so với những gì mẹ biết.
- Mẹ cần phải nằm lại trong viện ít nhất từ 3 – 5 ngày để theo dõi phản ứng sau sinh với thuốc mê.
- Thời gian hồi phục tại nhà sau đó sẽ kéo dài từ 2 tháng trở lên bao gồm hồi phục về khả năng đi lại, hồi phục về hình dáng và giảm cảm giác đau ở vết sẹo..
- Gia tăng nguy cơ tái lại các bệnh nhiễm trùng vết mổ ở mẹ và cơn đau từ vết sẹo.
- Mất máu ở ruột và bàng quang hoặc xuất hiện cục máu đông là rất dễ xảy ra.
- Thời gian cho con bú sẽ bị muộn hơn so với mẹ sinh thường.
- Phần trăm tử vong khi đẻ mổ cao hơn gấp 3 lần so với đẻ thường.
- Có dấu hiệu gặp biến chứng thai kỳ trong lần tiếp theo cũng như mẹ phải tiếp tục thực hiện sinh mổ ở lần sau.
- Sinh mổ gây ra các vấn đề về hô hấp ở trẻ ví như bệnh hen suyễn nguy hiểm.
===> Xem thêm: [Mẹ hỏi – Chuyên gia trả lời] Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú?
Đến đây hẳn mẹ đã nắm rõ hơn về hai khái niệm sinh thường và sinh mổ rồi phải không, vậy thì sinh thường và sinh mổ cái nào tốt hơn?! Hãy cùng xem câu trả lời ở phía dưới nhé.
Sinh thường và sinh mổ cái nào tốt hơn?
Thực chất không có bất cứ một ranh giới nào có thể nói rõ được sinh thường và sinh mổ cái nào tốt hơn hay sinh thường và sinh mổ cái nào đau hơn.
Nhiều mẹ nghĩ rằng, chọn sinh thường để con sinh ra khỏe mạnh hơn, phát triển an toàn hơn. Có nhiều mẹ khác lại nghĩ, vì sợ cảm giác đau mà sinh thường mang lại nên chọn sinh mổ để nhẹ nhàng hơn, ngủ một giấc dậy là thấy con.
Song, đứng từ lập trường của chuyên gia, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên mẹ sinh thường trước để mọi thứ thuận theo tự nhiên, con sinh ra cũng sẽ không gặp bất cứ yếu tố nguy hiểm nào. Tuy nhiên, nếu phát hiện rủi ro cao sau khi quan sát, theo dõi các chỉ số của mẹ không phù hợp để đẻ thường thì lập tức đưa mẹ sang đẻ mổ là điều tốt nhất thời điểm đó.
Trên đây là lời giải thích của bác sĩ dành mẹ có thắc mắc “sinh thường hay sinh mổ cái nào tốt hơn”, nếu mẹ còn thắc mắc cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn trực tiếp nhé.
PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- Vaginal birth vs. C-Section: Pros & cons | Live Science, Live Science, truy cập ngày 07/05/2023
- Pseudoephedrine and Improved Thinking | Sutter Health, Sutter Health, truy cập ngày 07/05/2023