Sau sinh ăn bánh mì được không? Giải đáp từ chuyên gia

Phụ nữ sau khi sinh nếu ăn phải những thực phẩm không có lợi có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Vì vậy, mặc dù bánh mì là một trong những món ăn được rất nhiều người yêu thích hiện nay tuy nhiên nhiều mẹ vẫn lo lắng không biết sau sinh ăn bánh mì được không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia. 

Sau sinh ăn bánh mì được không?

Chế độ dinh dưỡng sau sinh có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mẹ và em bé. 

Theo các chuyên gia xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau một cuộc hành trình vượt cạn gian khổ, đồng thời giúp tạo ra sữa mẹ cho bé phát triển.

Sau sinh ăn bánh mì được không

Trong những tháng sau khi sinh con, hầu hết phụ nữ cần 1.800 đến 2.200 calo mỗi ngày. Cụ thể, nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày thường như sau:

  • Protein: Phụ nữ sau sinh cần bổ sung 80 – 100g protein mỗi ngày cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp hồi phục sức khỏe sau khi sinh.
  • Chất xơ: Cần khoảng 30 – 40g mỗi ngày.
  • Nước: Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • DHA: Mỗi ngày bổ sung khoảng 400mg
  • Canxi: Phụ nữ sau sinh sẽ cần khoảng 1500mg mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc các vấn đề như loãng xương,…
  • Sắt: Khoáng chất vô cùng quan trọng giúp tạo ra tế bào máu. Mỗi ngày bạn nên bổ sung khoảng 60mg.
  • Vitamin E: Cần khoảng 4000 UI mỗi ngày.
  • Vitamin D: Mỗi ngày cần bổ sung khoảng 600UI.

Như chúng ta đều biết, bánh mì được biết đến là một món ăn vô cùng quen thuộc không chỉ của người dân Việt Nam nói riêng mà trên toàn thế giới nói chung.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bánh mì khác nhau như bánh mì không lên men, bánh mì nguyên hạt,….

Phụ thuộc vào loại bánh mì mà thành phần dinh dưỡng có thể khác nhau. Theo nghiên cứu khoa học trong bánh mì thường chứa nhiều tinh bột, đường, chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất.

Mặc dù, bánh mì là thực phẩm rất phổ biến nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng bánh mì nhất là bánh mì trắng thường được xem là thực phẩm ít có lợi cho sức khỏe.

Bởi vì, so với những thực phẩm khác như trái cây và rau quả tươi…, bánh mì là thực phẩm thường có ít chất dinh dưỡng thiết yếu hơn.

Không những vậy, một số nghiên cứu khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng, trong bánh mì có chứa hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ cao.

Do đó, ăn quá nhiều bánh mì có thể làm tăng lượng đường trong máu, gia tăng cảm giác thèm ăn gây tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.

Chính vì vậy, để cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, phụ nữ sau sinh tốt nhất không nên ăn nhiều bánh mì.

Sau sinh bao lâu thì có thể ăn bánh mì?

Sau sinh bao lâu thì ăn được bánh mì đang là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có thể ăn bánh mì?

Bánh mì có chứa nhiều carbohydrate, chất béo, đạm,…tuy nhiên các thành phần chất dinh dưỡng này đa phần không được giữ nguyên vẹn trong quá trình chế biến. Do đó, trong quá trình làm bánh, bánh mì thường được sử dụng thêm bột nở để hạn chế tình trạng này.

Khi sử dụng bánh mì chứa bột nở có thể dẫn đến tạo nên cảm giác gây no giả vì vậy trong 1- 2 tháng sau sinh thường phụ nữ nên tránh ăn bánh mì để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Còn với phụ nữ sinh mổ, sau sinh mổ bao lâu thì được ăn bánh mì, theo các chuyên gia thông thường sau sinh mổ hệ tiêu hóa của phụ nữ sẽ rất là yếu. Do đó, phụ nữ sau sinh mổ không nên sử dụng bánh mì trong khoảng 2-3 tháng đầu.

Ngoài bánh mì trắng, trên thị trường hiện nay còn có rất nhiều loại bánh mì khác như bánh mì pate, bánh mì ngọt,.. Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh không nên ăn nhiều bánh mì, vậy còn với bánh mì pate, bánh mì ngọt thì sao sau sinh có được ăn bánh ngọt khôngsinh xong bao lâu được ăn bánh mì pate.

Sau sinh ăn bánh mì pate được không?

Bánh ngọt là thực phẩm thường chứa một lượng đường lớn kèm theo các chất bảo quản, chất phụ gia,…Sau sinh hệ tiêu hóa của người phụ nữ vẫn chưa ổn định nếu ăn những thực phẩm này rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Do đó, phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn bánh mì ngọt để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Vậy sau sinh bao lâu ăn được bánh mì ngọt thì phụ nữ có thể ăn được bánh mì ngọt sau sinh khoảng 3 tháng.

Pate là thực phẩm được chế biến chủ yếu từ gan động vật thêm các chất phụ gia nên có thể chứa vi khuẩn không tốt cho sức khỏe….Hầu hết chúng ta đều biết, sau sinh hệ tiêu hóa của phụ nữ thường rất yếu nếu ăn những thực phẩm này có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau sinh khoảng 1-3 tháng, bạn có thể ăn bánh mì pate.

Thay vào đó, phụ nữ sau sinh nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn thực phẩm tươi sạch để giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

===>>> Xem thêm: Sau sinh có được uống ngũ cốc dinh dưỡng không?

Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng những loại bánh mì nào?

Sau sinh phụ nữ có thể vẫn có thể ăn 1 lượng bánh mì vừa phải và có thể lựa chọn một số loại bánh mì dưới đây.

Bánh mì lúa mạch đen

Bánh mì lúa mạch đen được làm từ lúa mạch đen, đây là loại bánh mì thường có màu sẫm và đặc hơn bánh mì thông thường.

Bánh mì lúa mạch đen rất giàu chất xơ hơn bánh mì thường, nên ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu hơn bánh mì lúa mì trắng. Do đó, phụ nữ nữ sau sinh nếu muốn ăn bánh mì thì có thể ăn một lượng vừa phải bánh mì lúa mạch đen.

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Một nghiên cứu khoa học hiện nay đã phát hiện ra rằng bánh mì làm từ 50 % bột mì nảy mầm có chứa hàm lượng lớn axit folate, các chất chống oxy hóa, chất xơ, khoáng chất và vitamin.

Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe

Do đó, sử dụng bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt cũng là một trong những loại bánh mì phù hợp với sức khỏe của phụ nữ sau sinh.

Bánh mì yến mạch

Đây là loại bánh mì được làm từ sự kết hợp giữa yến mạch, bột mì nguyên chất, nước, muối và men. Trong yến mạch có rất nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như magie, sắt, kẽm, vitamin B1 (thiamine),…

Đặc biệt, một số nghiên khoa học gần đây đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ ở dạng beta-glucan trong yến mạch có thể giúp giảm mức cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm huyết áp cao. Do đó sử dụng bánh mì yến mạch cũng là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh.

Bánh mì hạt lanh

Bánh mì hạt lanh là bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt và hạt lanh. Hạt lanh cung cấp 1 lượng lớn axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 từ thực vật rất có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, phụ nữ có thể ăn loại bánh mì hạt lanh sau sinh với một lượng vừa phải.

===>>> Xem thêm: Mẹ đang cho con bú uống thuốc tránh thai được không?

Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc sau sinh ăn bánh mì được không từ đó lựa chọn được biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe kịp thời. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn tốt nhất vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Hilary Parker (2022), 12 Super-Foods for New Moms, webmd.com. Truy cập vào ngày 09/03/2023
  2. Tác giả Rachael Ajmera, MS, RD (2018), Is Bread Bad for You? Nutrition Facts and More, healthline.com. Truy cập vào ngày 09/03/2023
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3 đánh giá) 185,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 450,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:KemQuy cách đóng gói: Hộp 1 hũ x 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Collasun

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 575,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói
Thêm vào giỏ hàng