Tiền mãn kinh là giai đoạn phụ nữ xuất hiện nhiều thay đổi cả về tâm lý, sức khỏe. Trong đó rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là hiện tượng phổ biến mà gần như chị em nào cũng gặp phải. Vậy biểu hiện của bệnh ra sao, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu với Dược phẩm Tín Phong nhé.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước khi phụ nữ đi vào thời kỳ mãn kinh, không có kinh nguyệt thật sự. Thời kỳ này thường kéo dài từ 2-5 năm. Trong giai đoạn này, nồng độ hormon sinh dục không ngừng giảm xuống, trong khi nồng độ của hai hormon chịu trách nhiệm điều hòa, kích thích hoạt động của buồng trứng là LH và FSH lại tăng lên, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Như vậy, có thể hiểu rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm: thời gian hành kinh kéo dài hơn bình thường, khoảng cách giữa các kỳ kinh tăng lên hoặc giảm đi nhiều so với thông thường, lượng máu kinh trong một chu kỳ nhiều hoặc ít hơn, máu kinh có màu sắc hoặc mùi bất thường xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Bên cạnh đó, chị em có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như: bốc hỏa, giảm ham muốn, khô hạn, mất ngủ, loãng xương,… Đây là những dấu hiệu bình thường trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Việc nhận biết các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không khó, chị em chỉ cần chú ý một chút đến những thay đổi sinh lý của bản thân như:
- Kỳ kinh đến sớm hoặc muộn hơn bình thường, dưới 24 hoặc trên 38 ngày.
- Số ngày kinh ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể dưới 3 ngày hoặc trên 10 ngày. Một nghiên cứu được thực hiện với những phụ nữ trong độ tuổi 42-52 cho thấy, 90% phụ nữ hành kinh trên 10 ngày và trên 78% phụ nữ có lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
- Kinh nhiều hơn về đêm, khiến chị em thường xuyên thấy mệt mỏi, khó ngủ.
- Đau bụng kinh kèm theo đau lưng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ở phụ nữ, trong đó chủ yếu chia thành hai nhóm: cơ năng (do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể) và thực thể (do yếu tố bệnh lý).
Rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố
Như đã nói, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hệ nội tiết bắt đầu có những thay đổi. Nồng độ hai hormon sinh dục là estrogen và progesterone điều tiết quá trình rụng trứng không ngừng giảm xuống, cộng thêm hoạt động của tuyến yên, buồng trứng ngày càng giảm sút gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên ở phụ nữ.
Rối loạn kinh nguyệt do thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hiện nay, độ tuổi tiền mãn kinh càng ngày càng sớm, khi có những phụ nữ chỉ ngoài 40 đã bắt đầu bước sang giai đoạn này. Nguyên nhân chủ yếu là do những thói quen không tốt như: thức khuya, không tập luyện thể dục, sử dụng quá nhiều hóa chất, rượu bia, kiêng khem quá mức, nghỉ ngơi không hợp lý, stress kéo dài,…
Đây đều là những yếu tố nguy cơ, thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể, khiến cơ quan nội tiết và sinh sản hoạt động ngày càng kém đi, gây rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý
Đôi khi, rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng,…
Rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân khác
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt có thể là kết quả của một số tình trạng như: sử dụng thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc trong thời gian dài,…
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
Việc xác định rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây rối loạn là do các yếu tố cơ năng, do sự thay đổi về sinh lý tự nhiên của cơ thể thì hoàn toàn không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Tuy nhiên, đôi khi rối loạn kinh nguyệt chỉ là biểu hiện của một bệnh lý trong cơ thể như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt của chị em đi kèm với một số triệu chứng bất thường khác như: khí hư có màu, mùi bất thường, đau bụng dữ dội, máu kinh có màu đen, vón cục,… thì chị em nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và được điều trị kịp thời. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ra sao?
Sau khi thăm khám và được xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Với các trường hợp rối loạn không do bệnh lý, chị em có thể áp dụng một số biện pháp như:
Sử dụng thuốc bổ trợ
Một số thuốc giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng thiếu máu, đau bụng trong ngày hành kinh như:
- Thuốc bổ sung sắt, giúp bù đắp lượng sắt mất đi trong chu kỳ kinh và lượng thiếu hụt của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Thuốc tránh thai: giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, khiến kỳ kinh trở lại bình thường.
- Thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen: giảm nhanh các triệu chứng của cơn đau bụng kinh.
Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này đôi khi gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
⇒ Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt và các lưu ý khi sử dụng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chị em nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này như:
- Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều omega-3, omega-6 để giảm viêm, chống oxy hóa như: rong biển, cá hồi, đậu nành, hướng dương,…
- Bổ sung đạm động vật, đạm thực vật như các loại cá biển, trứng, thịt gà, các loại đậu….
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như: súp lơ, xà lách, cải thảo, khoai lang, ớt chuông,…
- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi để bù đắp lượng thiếu hụt trong giai đoạn này.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm giàu cholesterol và đường.
- Không nên sử dụng các đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn, thuốc lá,…
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh
Một thói quen sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh mà còn nâng cao sức khỏe toàn cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa. Bạn nên thực hiện một số điều sau để có một cơ thể khỏe mạnh:
- Nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, nếu chị em thấy khó ngủ có thể tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ khoảng 2-3 giờ, uống trà tâm sen, hoa cúc,…
- Tránh tình trạng stress trong thời gian dài. Nên kết hợp nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý, không làm việc quá sức.
- Dành thời gian thư giãn bản thân như đi du lịch, nghe nhạc, đọc sách,…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên thông qua các bài tập như: chạy bộ, thiền, yoga, đạp xe,….
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Sử dụng thảo dược và các sản phẩm từ thảo dược đang là xu hướng mới trong việc cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở các chị em đang giai đoạn tiền mãn kinh. Trong đó, một số loại dược liệu như: ích mẫu, xuyên khung, thục địa, hương phụ, ngải cứu,… được cho là có tác dụng hiệu quả, lâu dài trong việc tăng cường lưu thông khí huyết, bổ huyết, điều kinh, giảm thống kinh,…. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang với thành phần là những loại dược liệu quý kể trên, được nhiều chị em tin tưởng sử dụng và đánh giá cao giúp hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh.
⇒ Xem thêm: Top 7 thảo dược điều hòa kinh nguyệt bạn không thể bỏ qua
Điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa
Trong trường hợp đã khám và được xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do bệnh lý. Chị em sẽ được bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng của mình như sử dụng thuốc (nội khoa) hoặc các can thiệp ngoại khoa như: nội soi tử cung để loại bỏ polyp, u xơ, nạo, loại bỏ niêm mạc tử cung hoặc cắt toàn bộ tử cung trong các trường hợp u xơ phức tạp, ung thư tử cung,….
Hy vọng, thông qua bài viết, bạn đọc đã có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Đây là một hiện tượng phổ biến mà gần như chị em nào cũng gặp phải và có thể cải thiện thông qua nhiều biện pháp đơn giản tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ chuyên gia giải đáp.
Nguồn tham khảo
Zawn Villines (2018). How does perimenopause affect periods?. Medicalnewstoday. Truy cập ngày 28/06/2023.