Sau khi sinh con, việc không có kinh nguyệt trong thời gian dài khiến không ít chị em cảm thấy lo lắng. Vậy tại sao chị em bị vô kinh sau sinh, có cần điều trị không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Thế nào được xác định là vô kinh sau sinh?
Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt trong thời gian dài (3 tháng với người có kinh nguyệt đều và 6 tháng với người có kinh nguyệt không đều) ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Vô kinh sau sinh là hiện tượng mất kinh trong vòng 6 tháng ở phụ nữ sau khi sinh. Đây là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở khoảng 30-50% phụ nữ.
Nguyên nhân gây vô kinh sau sinh
Vô kinh nếu diễn ra trong thời gian dài ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe của không ít chị em. Việc xác định đúng nguyên nhân giúp việc cải thiện tình trạng này dễ dàng hơn. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới vô kinh sau sinh có thể kể đến như:
Cho con bú sữa mẹ
Prolactin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến yên, có tác dụng kích thích sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, prolactin cũng có thể ức chế hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Hệ trục này có vai trò điều chỉnh các hormone sinh dục, bao gồm estrogen và progesterone. Khi phụ nữ cho con bú, nồng độ prolactin tăng cao. Điều này làm ức chế hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, dẫn đến giảm nồng độ estrogen và progesterone. Kết quả là, phụ nữ cho con bú thường không có kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
Sau khi phụ nữ ngừng cho con bú, nồng độ prolactin giảm xuống, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên và kinh nguyệt sẽ dần trở lại bình thường. Vì vậy, với những mẹ cho con bú, việc vô kinh sau sinh, có thể kéo dài 1-2 năm là hoàn toàn bình thường.
Mang thai
Sau khi sinh, nhiều mẹ bầu chủ quan vì nghĩ rằng mình đang cho con bú thì không hành kinh nên không thể mang thai. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Nhiều phụ nữ vẫn có hiện tượng rụng trứng trong thời gian cho con bú. Vì vậy, nếu phát sinh quan hệ tình dục trong thời gian này, chị em vẫn có thể có thai và việc mang thai chính là nguyên nhân khiến chị em bị mất kinh sau sinh.
Rối loạn nội tiết tố sau sinh
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi nội tiết tố, bao gồm giảm nồng độ hormone estrogen và progesterone. Điều này có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, bao gồm vòng kinh không đều, thiểu kinh, vô kinh.
Biến chứng dính buồng tử cung sau sinh
Dính buồng tử cung là tình trạng các lớp mô trong tử cung dính lại với nhau. Điều này có thể làm cho lớp niêm mạc tử cung không thể tái tạo trở lại, dẫn đến kinh nguyệt không đều, ít máu, hoặc thậm chí là không có kinh.
Rối loạn tâm lý sau sinh
Thiếu ngủ do chăm con nhỏ có thể dẫn đến căng thẳng và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Khi cơ thể bị căng thẳng, nồng độ hormone cortisol sẽ tăng cao. Cortisol là một hormone do tuyến thượng thận sản xuất, có tác dụng điều chỉnh quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể chống lại stress. Tuy nhiên, nếu nồng độ cortisol tăng cao quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có vô kinh.
Bệnh phụ khoa
Thời điểm sau sinh, cơ thể chị em phụ nữ yếu ớt hơn bình thường. Vì vậy mà khả năng viêm nhiễm sau sinh cũng cao hơn, đặc biệt với các mẹ sinh mổ. Mẹ bỉm có thể dễ bị viêm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, viêm vòi trứng và ống dẫn trứng, sa tử cung,… Đây đều có thể trở thành nguyên nhân gây vô kinh ở phụ nữ sau sinh.
⇒ Xem thêm: Nguyên nhân gây vô kinh ở nữ giới? Làm gì khi bị vô kinh?
Vô kinh sau sinh cần làm gì?
Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi, bao gồm cả sự thay đổi về hormone và việc vô kinh thường không quá nguy hiểm. Nếu vô kinh do mẹ cho bé bú sữa, chị em không cần làm gì cả. Tuy nhiên, nếu đã lâu không cho con bú mà vẫn không có kinh, bạn nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì, chị em cũng nên áp dụng một số biện pháp sau để có một kỳ kinh đều đặn hơn:
Cải thiện chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu protein. Nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ béo, đồ chế biến sẵn và các loại thức ăn cay nóng.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể sản xuất hormone estrogen và progesterone, giúp điều hòa kinh nguyệt. Phụ nữ sau sinh nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Tích cực tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể, đồng thời cũng giúp điều hòa kinh nguyệt. Phụ nữ sau sinh nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, pilates,…
Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress có thể gây vô kinh, rối loạn kinh nguyệt. Phụ nữ sau sinh nên tìm cách thư giãn, giải tỏa stress như tập yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc,…
Bổ sung các sản phẩm điều hòa kinh nguyệt
Chị em có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang. Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, chị em có thể yên tâm về độ an toàn của sản phẩm.
⇒ Xem thêm: Điều trị vô kinh (mất kinh) sao cho đúng?
Vô kinh sau sinh là hiện tượng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian ngắn thường không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vô kinh diễn ra trong thời gian dài, chị em nên đi khám để xác định nguyên nhân cũng như đề ra phương án điều trị phù hợp. Nếu còn thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để được tư vấn thêm nhé.
Nguồn tham khảo
- Duy Tiến (2022). Các nguyên nhân gây vô kinh ở nữ giới. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 08/08/2023.