2 dấu hiệu điển hình để nhận biết nhiễm độc thai nghén đến từ chuyên gia

Nhiễm độc thai nghén là câu chuyện không của riêng ai và rất có thể mẹ cũng đang mắc phải nhưng khó nhận ra. Vậy thì để PregEU chỉ mẹ 2 cách nhận biết bệnh lý này và cách khắc phục nhé!

Khái niệm nhiễm độc thai nghén

Nằm trong danh sách những bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, nhiễm độc thai nghén là một tình trạng rối loạn nguy hiểm chỉ diễn ra ở tam cá nguyệt thứ nhất hoặc tam cá nguyệt thứ ba. Tình trạng này cần được nhận biết sớm và có các biện pháp khắc phục kịp thời để tránh điều không mong muốn xảy ra.

Khác biệt với những thay đổi thông thường mà quá trình mang thai đem lại cho mẹ như:

  • Nồng độ hormone nội tiết thay đổi.
  • Vị giác và khứu giác nhạy cảm hơn.
  • Cân nặng bắt đầu tăng

Nhiễm độc thai nghén được sinh ra với bản chất từ sự mẫn cảm quá mức của cơ thể gây ra mất trật tự trong việc lưu thông các mạch máu ở vùng trung tâm và ngoại biên. Điều này dẫn tới hệ quả tắc nghẽn, mẹ thiếu máu lên não, thiếu máu đến các chi… và xuất hiện các biến chứng cũng như sự chèn ép các dây thần kinh.

Nhiễm độc thai nghén do đâu?

Hiếm khi xuất hiện nhiễm độc thai nghén 3 tháng giữa, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác nào về nguyên nhân của tình trạng này, song có một vài yếu tố mà các bác sĩ thường dựa vào đó để đánh giá khách quan hiện trạng của mẹ.

Mẹ lần đầu mang thai

Với các mẹ lần đầu có thai, chưa có kinh nghiệm tự điều chỉnh các vấn đề khi mang thai sẽ khiến cho mẹ dễ choáng váng trong thai kỳ.

Bất kể là 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối, luôn tồn tại tiềm ẩn những nguy cơ sảy thai ở mẹ. Thêm vào đó, như đã đề cập, có rất nhiều sự biến đổi nhanh chóng trong cơ thể mẹ để tạo nên một môi trường tiềm năng cho bé lớn lên. 

Chính vì điều này, việc mẹ lo lắng và hình thành nguyên nhân nhiễm độc thai nghén là rất dễ dàng.

nhiem-doc-thai-nghen
Nhiễm độc thai nghén có thể xảy ra ở mẹ lần đầu mang thai

Thời điểm giao mùa

Thời điểm mang thai thường khiến cho cơ thể mẹ dễ trở nên mệt mỏi, do đó, khi thời tiết thay đổi, cơ thể chưa kịp thích nghi thì cáu gắt hay xuất hiện các phản ứng nhiễm độc là rất có khả năng. 

Mẹ mang thai có thể trạng thừa cân hoặc béo phì

Trong suốt cả ba tam cá nguyệt, cân nặng của mẹ là rất quan trọng, bởi, thừa cân hoặc béo phì sẽ rất dễ tạo nên biến chứng cho mẹ và bé như: 

  • Tăng huyết áp: áp lực của máu lên thành mạch cao khiến tim giảm đáp ứng cho các hoạt động của gan, thận..
  • Tiền sản giật: xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc thời gian sau khi sinh.
  • Rối loạn đông máu: cục máu đông là điển hình của tình trạng này, chúng ngăn chặn dòng chảy của máu và khiến mẹ dễ bị thiếu máu thai kỳ.
  • Tiểu đường thai kỳ: mặc dù xảy ra đặc biệt vào thời kỳ mang thai khiến mẹ và có thể hết sau khi mẹ sinh em bé, tuy nhiên điều này sẽ gia tăng hiện tượng tái lại bệnh lý tiểu đường sau đó.
  • Sẩy thai hoặc lưu thai: quá nhiều mỡ không chỉ cản trở quá trình di chuyển của bé mà còn làm giảm khả năng bám vững của thai nhi ở tử cung của mẹ.

Để xác định mẹ có đang gặp vấn đề này không, mẹ có thể sử dụng công thức BMI trước khi có thai dựa trên cân nặng và chiều cao để tính toán.

  • BMI < 18,5: mẹ bị thiếu cân
  • BMI = 18,6 – 24,9: mẹ ở trạng thái bình thường
  • BMI = 25,0 – 29,9: mẹ đang bị thừa cân.
  • BMI > 30 trở lên: mẹ đang bị béo phì.

Và tất nhiên, nếu như trọng lượng cơ thể dư thừa đang réo tên thì điều mẹ nên làm lúc này là điều chỉnh lại chế độ ăn uống với tiêu chí ăn đủ chất nhưng vừa phải. Cách này cũng sẽ giúp dinh dưỡng vào con nhiều hơn là khiến mẹ tăng cân.

nhiem-doc-thai-nghen
Mẹ mắc bệnh lý nền dễ bị nhiễm độc thai nghén hơn so với bình thường

Mẹ có tiền sử mắc bệnh lý

Hầu hết các mẹ có triệu chứng nhiễm độc thai nghén thường hay mắc các bệnh lý mãn tính bao gồm:

  • Viêm loét hang vị dạ dày tá tràng mãn tính.
  • Bị bệnh thận mãn tính trước khi mang thai.
  • Các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, huyết áp
  • Bệnh lý tự miễn lupus ban đỏ

Không những gây suy giảm miễn dịch ở mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay thậm chí khi trẻ chào đời.

Mẹ đã từng bị nhiễm độc thai nghén

Không kể mẹ có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối hoặc những tháng đầu ở lần mang thai trước đó thì nguy cơ tái lại là rất cao. 

Do vậy, để ngăn chặn hậu quả của nhiễm độc thai nghén, mẹ nên có những điều chỉnh phù hợp trong lối sống sinh hoạt, cùng với đó, tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ để ngăn chặn chúng kịp thời.

Làm sao để biết mẹ đang bị nhiễm độc thai nghén?

Rất dễ nhầm lẫn giữa việc mẹ bị ốm nghén thai kỳ hay nhiễm độc thai nghén. Song, dưới đây, PregEU đã tổng hợp các dấu hiệu nhiễm độc thai nghén, mẹ hãy cùng theo dõi đến cuối để xem mình có đang có những dấu hiệu đó không nhé.

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

Nhận biết dễ nhất với mẹ bị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu đó là dựa vào biểu hiện nôn và buồn nôn ở mẹ.

Ở cơ thể bình thường, đi đôi với việc thèm ăn một trong số các thực phẩm chua, cay, mặn, ngọt, mẹ có thể bị nôn khan hoặc nôn ra hết các thức ăn đã ăn vào khi nhạy cảm với một mùi gì đó. 

===> Xem thêm: [CHIA SẺ] Thuốc chống buồn nôn cho bà bầu: có nên sử dụng không?

Tuy nhiên nếu mẹ:

  • Nôn nhiều từ 3 – 4 lần trong ngày, chưa kể nôn khan
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt.
  • Mất nước khiến mẹ tim đập nhanh, tiểu ít, khô miệng.

Những triệu chứng này nếu như kéo dài liên tục và không thuyên giảm sau 1 – 2 tháng đầu thì sức khỏe mẹ suy yếu, thiếu dinh dưỡng đến thai nhi là điều dễ hiểu.

nhiem-doc-thai-nghen
Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối

Không còn chỉ là ốm nghén của 3 tháng đầu, hiện tượng nhiễm độc sẽ thường rõ rệt hơn vào 3 tháng cuối, khi mẹ đang dần chuẩn bị để đón em bé chào đời:

  • Phù chân.
  • Tăng hàm lượng protein trong nước tiểu.
  • Gia tăng tình trạng của bệnh lý nền như tăng huyết áp.

Hậu quả nghiêm trọng do nhiễm độc thai nghén gây ra

Nếu mẹ thắc mắc “Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không” thì câu trả lời ở đây là “Có” và đây cũng được coi là hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi thấy được hệ quả đó thì tiền sản giật lại là bệnh lý có biến chứng nguy hiểm dễ nhận thấy đầu tiên và cần được các bác sĩ đề phòng. 

Theo nhiều quan sát và nghiên cứu, có một khẳng định rằng mẹ bị các bệnh lý nền hay protein niệu cao chưa hẳn đã bị tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu mẹ đã mắc tiền sản giật thì chắc chắn các bệnh lý đó sẽ tồn tại.

===> Xem thêm: Nguy cơ tiền sản giật là gì? Ai có nguy cơ cao bị tiền sản giật?

Ngoài các triệu chứng này còn có tăng cân nhanh đột ngột và hiện tượng phù mặt mũi, tay chân cũng là biểu hiện dễ gặp.

Khắc phục nhiễm độc thai nghén như thế nào?

Biến chứng và tác hại do nhiễm độc thai nghén là rất nguy hiểm, do đó cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để tránh xảy ra kết quả không mong muốn với mẹ và bé.

  • Trước khi mang thai

Đối với ba mẹ đã có sự chuẩn bị để đón chào thành viên mới trong gia đình, bên cạnh việc tiêm vắc xin cho thai kỳ (thường khoảng trước 6 tháng), mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án đối phó với các bệnh lý nền (nếu có).

  • Trong khi mang thai: 

Khám thai theo lịch khám bác sĩ đã chỉ định cho mẹ để quan sát sự phát triển của bé, đồng thời ngăn chặn những vấn đề đặc biệt có thể xảy ra. 

Thời điểm này, nếu mẹ thắc mắc bị nhiễm độc thai nghén nên ăn gì thì câu trả lời dành cho mẹ cũng sẽ không có gì thay đổi ngoài mẹ phải ăn uống đủ chất. Có thể không ăn quá nhiều nhưng vẫn cần phải đầy đủ các yếu tố protein, lipid và glucid, vitamin hay các dưỡng chất vi lượng, đa lượng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nhiễm độc thai nghén, nếu mẹ còn thắc mắc gì, hãy liên hệ trực tiếp số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn nhé.

PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!

Tài liệu tham khảo

  1. Preeclampsia – Symptoms and causes – Mayo Clinic, Mayo Clinic, truy cập ngày 05/06/2023.
  2. How Your Body Changes During Pregnancy, Verywell Family, truy cập ngày 05/06/2023
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.67 5 sao
(6 đánh giá) 245,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANQ

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng