Nhận biết triệu chứng cảm lạnh- Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Cảm lạnh hay còn được gọi là cảm lạnh thông thường, vì đúng như tên gọi của chúng, chúng rất phổ biến. Bạn có thể sẽ bị cảm lạnh nhiều hơn trong đời so với bất kỳ bệnh nào khác. Người lớn thường bị cảm lạnh hai đến ba lần một năm, trong khi trẻ nhỏ bị cảm lạnh bốn lần trở lên mỗi năm. Vạy triệu chứng cảm lạnh là gì? Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm như thế nào? Cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất

Cảm lạnh là gì?

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh- Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là tình trạng đường hô hấp trên của bạn bị nhiễm trùng nhẹ do virus gây ra. Nó rất dễ lây lan và ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và khí quản của bạn. Trên thực tế, khoa học đã ghi nhận có hơn 200 loại virus khác nhau có thể là nguyên nhân gây ra cảm lạnh. Virus cảm lạnh phổ biến nhất là Rhinovirus, hoặc Enterovirus.

Cảm lạnh bắt đầu khi virus xâm nhập được vào cơ thể của bạn, chúng bám vào niêm mạc mũi hoặc cổ họng. Khi đó hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phát ra tín hiệu chống lại vi trùng bằng cách gửi các tế bào bạch cầu để tấn công lại sự xâm nhập này. 

Trừ khi bạn đã từng nhiễm chính chủng virus đó trước đó, cuộc tấn công ban đầu có thể thất bại vì cơ thể bạn đã có sẵn kháng thể để chống lại chủng virus đó. Mũi và cổ họng của bạn bị viêm và tạo ra nhiều chất nhầy khiến cơ thể bạn mệt mỏi.  

Cảm lạnh thông thường sẽ tự khỏi sau khoảng một tuần, nhưng một số triệu chứng do cảm lạnh gây ra có thể kéo dài lâu hơn. Mặc dù đau họng hoặc nghẹt mũi có thể hết chỉ sau vài ngày, nhưng đôi khi có thể mất đến ba tuần để cơn ho biến mất hoàn toàn.

Các triệu chứng cảm lạnh thông thường là gì?

Các triệu chứng cảm lạnh tùy từng giai đoạn của bệnh sẽ biểu hiện ra những triệu chứng khác nhau. Các giai đoạn cảm lạnh thông thường bao gồm: giai đoạn sớm, tích cực và muộn.

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh- Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Một số triệu chứng cảm lạnh thông thường

Giai đoạn 1: Sớm (Ngày 1 đến Ngày 3)

Trong vòng một đến ba ngày sau khi nhiễm virus cảm lạnh, bạn có thể nhận thấy cổ họng mình có cảm giác nhột nhột. Khoảng một nửa số người bị cảm lạnh cho biết triệu chứng đầu tiên của họ là cảm giác nhột nhột hoặc đau họng. 

Các triệu chứng cảm lạnh thông thường khác mà bạn có thể gặp trong giai đoạn đầu này bao gồm:

– Hắt xì.

– Sổ mũi.

– Nghẹt mũi.

– Ho.

– Khản giọng.

Giai đoạn 2: Hoạt động (Ngày 4 đến ngày 7)

Các triệu chứng thường xấu đi hoặc nặng nhất trong giai đoạn này. Ngoài các triệu chứng ở giai đoạn 1, bạn có thể gặp:

– Nhức mỏi cơ thể.

– Đau đầu.

– Chảy nước mắt và nước mũi.

– Mệt mỏi.

– Sốt (dấu hiệu cảm lạnh hay gặp ở trẻ em).

Giai đoạn 3: Muộn (Ngày 8 đến ngày 10)

Cảm lạnh thường bắt đầu giảm trong giai đoạn này. Nhưng một số triệu chứng có thể tồn tại. Một số người bị ho dai dẳng có thể kéo dài đến hai tháng sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn và/hoặc cơn sốt của bạn quay trở lại không dứt, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bạn có thể đã bị nhiễm trùng khác hoặc biến chứng, chẳng hạn như viêm phế quản, viêm xoang hoặc viêm phổi.

Cảm lạnh thông thường có lây không?

Nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh chủ yếu là do virus. Bạn rất dễ dàng bị lây lan hoặc truyền bệnh sang người khác. Chúng lây nhiễm qua đường hô hấp của bạn. 

Ví dụ, khi một người bị bệnh hắt hơi hoặc ho, họ sẽ bắn những giọt chất lỏng chứa virus cảm lạnh vào không khí. Nếu không may bạn hít phải những giọt nước đó, virus cảm lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn. 

Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cảm lạnh và cảm cúm

Bạn cũng có thể để lại các phần tử virus trên các bề mặt mà bạn chạm vào khi bị ốm. Nếu ai đó chạm vào những bề mặt đó và sau đó chạm vào lỗ mũi, mắt hoặc miệng của họ, virus có thể xâm nhập. Vì vậy, bạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tránh lây bệnh một cách thụ động.                                                                                             

Kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể, thì sau 12 giờ đến ba ngày các triệu chứng cảm lạnh của bạn sẽ xuất hiện.

Cảm lạnh thông thường lây lan trong bao lâu?

Bạn có thể truyền nhiễm trong tối đa hai tuần, thậm chí lây cảm lạnh một hoặc hai ngày trước khi bạn có triệu chứng. Nhưng bạn dễ lây lan nhất khi các triệu chứng của bạn ở mức tồi tệ nhất, thường là trong ba ngày đầu tiên bạn cảm thấy ốm.

Một số dấu hiệu giúp phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Sẽ khá là khó khăn khi phân biệt cảm cúm và cảm lạnh. Chúng đều là một loại bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, tuy nhiên nguyên nhân gây  ra bệnh của chúng là khác nhau.

Trong khi cúm chỉ do virus cúm gây ra, thì cảm lạnh thông thường có thể do các loại virus khác gây ra. Ví dụ như virus Rhinovirus, Enterovirus, parainfluenza và virus corona theo mùa. Bạn không nên nhầm lẫn các loại coronavirus theo mùa với SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra COVID-19. 

Triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm tương đối là giống nhau. Tuy nhiên cảm cúm sẽ nặng hơn cảm lạnh và các triệu chứng dữ dội hơn, đột ngột hơn.

Bạn có thể dựa vào bảng dưới đây để nhận biết tình trạng bệnh của bạn là cảm cúm, cảm lạnh hay Covid-19 bạn nhé. 

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh, Covid-19

Các thuốc không kê đơn dùng điều trị triệu chứng cảm lạnh thông thường

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, không có cách nào để điều trị cảm lạnh một cách triệt để. Các biện pháp điều trị đưa ra với mục đích để giúp giảm các triệu chứng và giữ cho bạn thoải mái cho đến khi hồi phục. Hầu hết cảm lạnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày và không trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc không kê đơn điều trị cảm lạnh

Virus là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, vì vậy thuốc kháng sinh không được sử dụng trong trường hợp này. Trừ trường hợp, bạn gặp biến chứng bội nhiễm do vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng tai hoặc viêm phổi gây ra. 

Có nhiều lựa chọn thuốc cảm lạnh thông thường không cần kê đơn có sẵn để điều trị các triệu chứng của bạn. Bạn có thể tham khảo một số thuốc sau:

– Thuốc giảm đau: Acetaminophen và NSAID như ibuprofen có thể làm giảm đau đầu và sốt.

– Thuốc thông mũi: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như pseudoephedrine và phenylephrine để giảm nghẹt mũi.

– Thuốc kháng histamin: Diphenhydramine và các thuốc kháng histamin khác có thể ngừng hắt hơi và sổ mũi.

– Thuốc giảm ho: Các loại thuốc như dextromethorphan và codein có thể giúp giảm ho. Không   dùng những thuốc này cho trẻ em dưới 5 tuổi.

– Thuốc long đờm: Guaifenesin và các loại thuốc long đờm khác có thể giúp làm loãng và lỏng chất nhầy.

Điều trị triệu chứng cảm lạnh không cần dùng thuốc an toàn và hiệu quả

Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các triệu chứng do cảm lạnh gây ra. Thật khó để tập trung vào những việc bạn yêu thích khi bạn cảm thấy nghẹt mũi và chảy nước mũi, bạn không thể ngừng hắt hơi và cổ họng có cảm giác ngứa ngáy, nhiều đờm.

Bên cạnh những phương pháp giảm ho, tiêu đờm và giảm nghẹt mũi bằng thuốc, thì các biện pháp dưới đây thực sự là những biện pháp an toàn và hiệu quả các bạn có thể áp dụng.

Uống nhiều nước ấm

Uống nhiều nước ấm giúp nới lỏng tắc nghẽn và ngăn ngừa mất nước

Nước, nước trái cây, nước canh trong hoặc nước chanh ấm với mật ong giúp nới lỏng tắc nghẽn và ngăn ngừa mất nước. Nếu bạn bị nghẹt mũi đến mức không thể ngủ được vào ban đêm, hãy thử một cốc nước ấm hay một tách trà gừng. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều so với trước đó.

Bạn cần tránh uống rượu, cà phê và nước ngọt chứa cafein, có thể làm cho tình trạng mất nước trở nên tồi tệ hơn.

Nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể

Khi bị cảm lạnh cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi để nhanh hồi phục sức khỏe. Hãy cố gắng giữ ấm cơ thể, tránh trường hợp tình trạng cảm lạnh của bạn càng trở nên nặng và tồi tệ hơn. 

Sử dụng nước muối vệ sinh mũi, họng và miệng

Vệ sinh mũi, họng và miệng là một điều hết sức cần thiết để tránh trường hợp bội nhiễm xảy ra. Súc miệng và rửa mũi bằng nước muối có thể làm dịu cơn đau họng, giảm nghẹt mũi và đồng thời loại bỏ các hạt vi rút và vi khuẩn ra khỏi cơ thể bạn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương mát trong phòng ngủ của bạn để bổ sung độ ẩm trở lại không khí trong khi bạn ngủ. Không khí khô có thể gây kích ứng bên trong mũi và cổ họng. 

Ăn thực phẩm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh- Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Cảm lạnh ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Sức đề kháng của bạn trong thời gian bị cảm lạnh sẽ rất kém, vì vậy bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Một số loại thực phẩm như cam, chanh, dâu tây, ớt đỏ, xoài, bông cải xanh, và các loại trái cây và rau quả khác.

Sử dụng các dược liệu làm dịu cơn ho, giảm nghẹt mũi hiệu quả

Từ xưa đến nay, các dược liệu dân gian luôn là một phương pháp an toàn lành tính trong quá trình hỗ trợ giảm ho, long đờm và giảm nghẹt mũi hiệu quả. 

– Gừng tươi hẳn là không còn xa lạ gì với cuộc sống hàng ngày của chúng ta nữa. Nó giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, sát khuẩn và giải quyết rất tốt các triệu chứng: ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,… thường gặp ở người bị cảm lạnh.

– Cũng giống như gừng tươi, tỏi là loại gia vị có đặc tính chữa được nhiều chứng bệnh thường gặp điển hình trong số đó là tình trạng cảm lạnh mỗi khi mùa đông tới.

– Mật ong vừa có công dụng chống viêm vừa có thể chống vi khuẩn, có thể làm dịu cơn ho, tiêu đờm và giữ ấm cơ thể. Sử dụng mật ong đi kèm với các nguyên liệu khác để tăng thêm công dụng, như là: chanh đào, lê, củ cải, lá húng chanh, lá bạc hà, … 

TPBVSK Bổ Phế Kha Tử Tín Phong hỗ trợ điều trị triệu chứng cảm lạnh hiệu quả

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh- Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
 Bổ phế Kha Tử Tín Phong giải pháp tối ưu khắc phục triệu chứng cảm lạnh

TPBVSK Bổ Phế Kha Tử Tín Phong là một giải pháp tối ưu giúp các bạn có thể khắc phục được các triệu chứng do cảm lạnh gây ra. Sản phẩm được tạo nên bởi công thức vượt trội khi kế thừa phương thuốc cổ truyền chứa 14 loại thảo dược tự nhiên có tác dụng bổ phế như Kha Tử, Cát Cánh, Trần Bì, Cam thảo, Thiên môn đông… 

Chính vì vậy, sản phẩm không chỉ đem lại công dụng bổ phế, giảm tình trạng ho khan, ho có đờm cực kỳ an toàn và hiệu quả mà còn khắc phục cải thiện các tình trạng sưng đau họng, khản tiếng, ngứa rát cổ họng.

Các vị dược liệu trong Bổ Phế Kha Tử Tín Phong được bào chế khoa học, liều lượng được căn chỉnh hợp lý giúp đem tới hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Bên cạnh đó sản phẩm hoàn toàn không chứa đường nên có thể sử dụng đối với trẻ nhỏ, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp, béo phì, tim mạch.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về triệu chứng cảm lạnh mà Dược Tín Phong cung cấp cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về triệu chứng cảm lạnh và sản phẩm TPBVSK Bổ Phế Kha Tử Tín Phong các bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1800 9229  hoặc truy cập website tại đây để được Dược sĩ chuyên môn giải đáp thắc mắc.

Tài liệu tham khảo

Đồng tác giả G. Michael Allan và Bruce Arroll (2014), Prevention and treatment of the common cold: making sense of the evidence, pubmed.ncbi. Truy cập ngày 07/04/2023.

Tác giả J Owen Hendley (2006), Epidemiology, pathogenesis, and treatment of the common cold, pubmed.ncbi. Truy cập ngày 07/04/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Greenmaton New

Được xếp hạng 4.40 5 sao
(10 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng