Ngưng thở khi ngủ: Những cảnh báo mà bạn không thể bỏ qua

Ngưng thở khi ngủ, một tình trạng y tế thường gặp nhưng ít được biết đến. Nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Đây là một hội chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó quá trình hô hấp của bạn tạm ngừng trong một khoảng thời gian kéo dài hơn 10 giây khi đang ngủ.

Tình trạng này không chỉ xảy ra một lần mà lặp lại nhiều lần trong suốt giấc ngủ, kích thích phản ứng tự vệ sinh tồn của cơ thể, làm thức tỉnh bạn để đảm bảo việc hô hấp tiếp tục. 

Điều này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến ngưng thở khi ngủ là gì? 

Ngưng thở khi ngủ là triệu chứng bệnh gì?

Nguyên nhân dẫn đến ngưng thở khi ngủ có thể do nhiều yếu tố và chúng tương ứng với 3 loại chính của tình trạng này: ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, ngưng thở khi ngủ trung ương và ngưng thở khi ngủ dạng hỗn hợp.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Ngưng thở khi ngủ: Những cảnh báo mà bạn không thể bỏ qua
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Đây là loại phổ biến nhất. OSA xảy ra khi cơ trong đường hô hấp trên bị thư giãn quá mức khi ngủ, làm tắc nghẽn luồng không khí. Các yếu tố nguy cơ của OSA bao gồm:

  • Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì là nguyên nhân phổ biến nhất của OSA. Mỡ dư thừa có thể thu hẹp đường hô hấp, làm tăng khả năng tắc nghẽn.
  • Tuổi tác: OSA thường gặp hơn ở người lớn tuổi do cơ trong đường hô hấp có xu hướng thư giãn hơn.
  • Yếu tố di truyền và bẩm sinh: Cấu trúc họng, cổ họng hoặc lưỡi lớn hơn bình thường hoặc có dạng đặc biệt có thể làm tăng nguy cơ OSA.

Ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA)

CSA xảy ra khi não không gửi đúng tín hiệu đến cơ hô hấp, làm bạn ngừng thở trong thời gian ngắn. Các nguyên nhân của CSA có thể bao gồm:

  • Các vấn đề liên quan đến não: Bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh não ươn, hoặc chấn thương não có thể làm thay đổi khả năng của não trong việc kiểm soát hô hấp.
  • Các vấn đề với tim: Bệnh tim nặng, đặc biệt là suy tim, có thể làm tăng nguy cơ mắc CSA.

Ngưng thở khi ngủ hỗn hợp

Trong một số trường hợp, cả hai loại ngưng thở khi ngủ trên đều có thể xảy ra cùng một lúc, được gọi là ngưng thở khi ngủ hỗn hợp.

Triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những triệu chứng của hội chứng này không chỉ xảy ra vào ban đêm, mà ngay cả khi bạn ngủ những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, tình trạng đó cũng có thể xảy ra.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

  • Thường xuyên ngủ ngáy, ngáy to;
  • Tiếng ngáy thường ngắt quãng xen kẽ bởi tiếng thở hổn hển hoặc tình trạng nghẹt thở;
  • Buổi sáng thức dậy thường bị đau đầu và kéo dài vài giờ sau đó;
  • Khô miệng mỗi khi thức dậy;
  • Tỉnh giấc bất chợt mỗi khi ngủ, ngủ không ngon giấc;
  • Hay đi tiểu đêm;
  • Đêm ngủ không sâu giấc dẫn đến mất tập trung vào sáng hôm sau.

Ngưng thở khi ngủ trung ương

Người bệnh mắc phải chứng ngưng thở trung ương thường xuất hiện những triệu chứng sau: 

  • Tốc độ thở bất thường, ví dụ như thở dốc bất thường, chậm lại hay dừng lại khi đang ngủ.
  • Ngủ ngáy to, ngáy quá nhiều;
  • Thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm;
  • Đau ngực khó thở đột ngột vào ban đêm;
  • Nhức đầu vào buổi sáng;
  • Mất tập trung.

Những triệu chứng trên có thể không dễ nhận biết ngay từ đầu. Ví dụ, tiếng ngáy và thở bất thường có thể chỉ được nhận ra khi có người khác quan sát bạn ngủ.

Đáng chú ý, nhiều dấu hiệu của ngưng thở khi ngủ cũng có thể xuất phát từ các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, việc chẩn đoán không thể chỉ dựa vào các dấu hiệu trên.

⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Mách bạn 7 cách trị ngủ ngáy dân gian: Có thể bạn chưa biết

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh lý này?

Các yếu tố sau đây có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ:

  • Béo phì: Người béo phì, đặc biệt là những người có mỡ thừa xung quanh cổ họng, có nguy cơ cao mắc hội chứng do tắc nghẽn.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc hội chứng tăng lên với tuổi tác, đặc biệt sau tuổi 50.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh và những người béo phì cũng có nguy cơ cao.
  • Hút thuốc: Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người không hút.
  • Sử dụng rượu, thuốc ngủ hoặc thuốc giảm đau: Những chất này có thể làm thư giãn cơ bắp cổ họng.
  • Các vấn đề về sức khỏe khác: Các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường, bệnh giảm triển chứng hormone tăng trưởng, và hội chứng Down có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
  • Bất thường giải phẫu: Các bất thường giải phẫu như mũi, họng, hoặc hố miệng nhỏ hơn bình thường hoặc cấu trúc hàm không đều có thể gây ra.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có người trong gia đình của bạn mắc hội chứng này, nguy cơ của bạn cũng cao hơn.

Làm sao để biết được bạn có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ không?

Để xác định liệu bạn có mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không, quá trình gồm các bước sau đây được yêu cầu:

Đánh giá tiền căn và thăm khám

Quá trình chẩn đoán bắt đầu bằng việc đánh giá sức khỏe tổng thể và các triệu chứng cá nhân. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ và xác định các yếu tố rủi ro tiềm ẩn.

Nghiệm pháp giấc ngủ

Đây là bước thiết yếu để chẩn đoán chính xác hội chứng ngưng thở khi ngủ. Quá trình này sử dụng nhiều cảm biến để theo dõi nhịp thở, sự thức giấc, nồng độ oxy trong máu, chuyển động cơ và các yếu tố khác của giấc ngủ. 

Nghiệm pháp giấc ngủ có thể phân biệt giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở khi ngủ trung ương.

Khi không được can thiệp kịp thời, có thể gây ra hàng loạt biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý. Tuy nhiên, điều trị đúng cách có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm bớt những hậu quả này.

Một số biến chứng nguy hiểm

Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Tác động đầu tiên là làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mức độ oxy trong cơ thể giảm sút. Tình trạng này có thể trở thành nguy cơ tiềm ẩn cho nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

  • Nguy cơ gặp tai nạn khi lái xe do tình trạng buồn ngủ hoặc ngủ gật.
  • Các vấn đề liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim, bệnh tim và những rối loạn về nhịp tim.
  • Các khó khăn về chuyển hóa như bệnh tiểu đường loại 2.
  • Ngưng thở khi ngủ gây tăng huyết áp, tạo áp lực lên tim.
  • Các vấn đề về nhận thức như giảm khả năng nhớ và tập trung.
  • Các rối loạn tâm trạng như tính cáu kỉnh và nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, dẫn đến việc tích tụ mỡ trong gan có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan.
  • Tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng khi phải tiến hành gây mê trong quá trình phẫu thuật.

Đối với chứng ngưng thở trung ương, các biến chứng có thể xảy ra phụ thuộc vào bệnh lý gốc gây ra rối loạn hô hấp này.

Cách điều trị ngưng thở khi ngủ hiệu quả

Ngưng thở khi ngủ có chữa được không? 

Theo các chuyên gia cho biết, nguyên tắc điều trị chung là làm giảm tần suất rối loạn hô hấp và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Phương pháp tiếp cận điều trị do tắc nghẽn sẽ khác với ngưng thở khi ngủ trung ương. Cụ thể như sau:

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Ngưng thở khi ngủ: Những cảnh báo mà bạn không thể bỏ qua
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Liệu pháp PAP

Liệu pháp áp lực đường thở dương (PAP) là một cách tiếp cận điều trị phổ biến dành cho những người bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Trong liệu pháp này, không khí áp lực từ máy sẽ được bơm qua ống và mặt nạ đeo trên mặt, giúp đường hô hấp luôn mở.

Liệu pháp PAP chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Áp suất không khí trong liệu pháp này phải được điều chỉnh dựa trên kết quả của nghiệm pháp đa ký giấc ngủ.

Có nhiều dạng của liệu pháp PAP:

  • Một loại điển hình là áp lực đường thở dương liên tục (CPAP), thực hiện bằng cách đưa một luồng không khí liên tục ở cùng một mức áp suất. 
  • Các loại thiết bị PAP khác như áp lực đường thở dương hai cấp độ (BiPAP) và áp lực đường thở dương tự động chuẩn độ (APAP).

Một số dụng cụ cố định hàm hoặc lưỡi

Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường xuất phát từ việc các mô mềm trong khu vực đầu, cổ, đặc biệt là quanh miệng và hàm, gây áp lực xuống khí quản. Có các thiết bị đặc thù giúp cố định hàm và lưỡi sao cho không tạo áp lực lên khí quản.

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho người mắc chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ từ nhẹ tới trung bình.

Cần lưu ý rằng, những thiết bị cố định qua miệng này không cải thiện khả năng hô hấp như liệu pháp PAP nhưng có thể giúp làm giảm tình trạng ngáy của người bệnh.

Phẫu thuật

Ngưng thở khi ngủ: Những cảnh báo mà bạn không thể bỏ qua
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Phẫu thuật đôi khi là lựa chọn điều trị cho những người mà mô mềm trong cổ họng gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở. Cách thức này tiến hành bằng việc cắt bỏ mô gây ra tắc nghẽn, mở rộng đường thở.

Một phương pháp phẫu thuật khác bao gồm việc cấy ghép thiết bị kích thích dây thần kinh, giúp kiểm soát hơi thở.

Các yếu tố giúp hỗ trợ điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Đối với việc điều trị, không chỉ dựa vào phương pháp y khoa, việc điều chỉnh lối sống cũng đóng vai trò quan trọng. Các hành động cụ thể gồm:

  • Giảm cân: Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến tần suất và mức độ nghiêm trọng của ngưng thở khi ngủ. Giảm cân có thể giảm bớt hoặc thậm chí loại bỏ các triệu chứng.
  • Tăng cường vận động: Vận động thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng ngưng thở.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Tránh nằm ngửa có thể giúp giảm ngưng thở.
  • Kiêng rượu và thuốc lá: Cả hai đều gây khó khăn cho việc hô hấp và có thể làm tăng tình trạng ngưng thở.

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ trung ương

Trong việc tìm cách khắc phục bệnh lý này, những phương pháp điều trị thường nhằm vào việc xử lý các vấn đề gây ra sự thất thường trong quá trình hô hấp. Trường hợp các cơn gián đoạn giấc ngủ chỉ đạt mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ tiếp cận bằng cách xử lý các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ trung ương trở nên kéo dài hoặc phức tạp, người bệnh sẽ cần thêm các biện pháp điều trị để nâng cao khả năng hô hấp, bên cạnh việc xử lý những vấn đề cơ bản. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các thiết bị PAP để tăng cường sự ổn định của hơi thở trong lúc ngủ.

Các phương án điều trị thay thế khác đáng xem xét bao gồm việc sử dụng liệu pháp oxy bổ sung hoặc sử dụng các loại thuốc có thể giúp tăng tốc độ hô hấp của người bệnh.

Như vậy, qua bài chia sẻ chuyên gia đã cung cấp cho bạn chi tiết về hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 1800 9229 (miễn cước phí) các Dược sĩ chuyên môn sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Evan Cumpston (2022). Sleep Apnea Syndrome, pubmed. Truy cập 21/07/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AnQ TĐ

Được xếp hạng 4.55 5 sao
(11 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem dưỡngQuy cách đóng gói: Tuýp 10g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng