Từ lâu, điều hòa kinh nguyệt bằng phương pháp dân gian được nhiều chị em tin tưởng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các mẹo này. Cùng Dược Tín Phong tìm hiểu về các phương pháp điều hòa kinh nguyệt này nhé.
Xoa bóp, bấm huyệt điều hòa kinh nguyệt
Theo Đông y, rối loạn kinh nguyệt là do can hư không chứa được huyết, tỳ hư không sinh được huyết hoặc do thận hư khiến hai mạch Xung, Nhâm bất hòa.
Để trị kinh nguyệt không đều, Đông y sử dụng các biện pháp như: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp.
Dưới đây là một số bài xoa bóp mà bạn có thể thực hiện tại nhà để điều hòa kinh nguyệt:
Với người hành kinh sớm
Người hành kinh sớm biểu hiện qua kỳ kinh ngắn, chưa đến ngày đã hành kinh, một tháng hành kinh nhiều hơn 1 lần, trong người thường xuyên cảm giác nóng khát, khô miệng, bồn chồn,…
Cách tiến hành
- Day bấm huyệt Thái khê (lõm giữa gần mắt cá chân bên trong) và Thái xung (được tính từ khe giữa ngón chân cái và ngón trỏ lên 2 tấc), mỗi huyệt day bấm trong khoảng 1 phút.
- Thực hiện với cả hai chân
.
Với người hành kinh muộn
Người hành kinh muộn biểu hiện bằng việc kỳ kinh kéo dài, đến ngày hành kinh mà chưa có kinh, có thể lên đến 40-50 ngày, người thường xuyên mệt mỏi, sợ lạnh, thích ấm.
Day bấm huyệt Thiên khu (tính từ rốn đo sang ngang 2 tấc ở hai bên) và Quy lai (từ huyệt Thiên khu đo xuống 4 tấc), mỗi huyệt day bấm trong khoảng 1 phút.
Thực hiện ở cả 2 bên.
Với người hành kinh thất thường, khi sớm khi muộn
Biểu hiện bằng việc kỳ kinh không cố định, hành kinh ra ít hoặc nhiều.
Day bấm huyệt Túc tam lý (bờ trước xương ống chân từ dưới cổ chân ngược lên gần khớp gối, dừng ở chỗ lồi củ trước xương chày, chỗ ngón tay mắc lại rồi đo ngang ra 1 khoát ngón tay là vị trí của huyệt). Day huyệt trong khoảng 1 phút để bồi bổ khí huyết.
Điều hòa kinh nguyệt bằng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc xoa bóp, bấm huyệt điều hòa kinh nguyệt, cha ông ta cũng sử dụng nhiều bài thuốc từ thảo dược để cải thiện rối loạn kinh nguyệt. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian mà chị em có thể tham khảo.
Điều hòa kinh nguyệt bằng bài thuốc từ ngải cứu
Ngải cứu là loại cây thân thảo, phân bố rộng khắp trên toàn nước ta. Cây ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng cầm máu, chống viêm, giảm đau, ổn định kinh nguyệt. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng ngải cứu trong các bài thuốc dân gian để điều hòa kinh nguyệt. Cách sử dụng ngải cứu tương đối đơn giản, bạn có thể tham khảo một vài cách dùng sau:
- Lấy ngải cứu tươi (có thể lấy cả cành, lá, ngọn) đem đun lấy nước uống. Ngày uống 2 lần sáng tối trước ăn 15-30 phút.
- Lấy lá ngải cứu đã phơi khô đem hãm trà rồi uống hàng ngày. Nên uống khi ấm để có hiệu quả tốt nhất.
- Phối hợp trong các món ăn: ngải cứu rán với trứng, gà hầm ngải cứu,….
- Mặc dù có tác dụng tốt, bạn chỉ nên sử dụng ngải cứu trước ngày hành kinh vài ngày cho đến khi hết kinh, nên sử dụng theo từng đợt. Không nên sử dụng ngải cứu dài ngày để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
⇒ Xem thêm: Thực hư chuyện điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu
Điều hòa kinh nguyệt bằng gừng tươi
Gừng từ lâu đã được sử dụng như một loại gia vị phổ biến cũng như một vị dược liệu quan trọng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp ôn trung, tán hàn, thông mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giúp máu kinh thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm các cơn co thắt tử cung, giảm triệu chứng đau bụng kinh.
Bạn chỉ cần đập dập 1 củ gừng rồi cho vào 100ml nước đun sôi, bỏ bã rồi lấy nước uống, có thể cho thêm mật ong nếu thấy khó uống. Một ngày bạn nên sử dụng 3-4 lần để thấy hiệu quả rõ rệt. Nếu không có thời gian, bạn có thể chỉ cần ngậm 1 lát gừng tươi khi có kinh để giảm đau đầu, đau bụng, khó chịu.
Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt từ ích mẫu
Ngay từ cái tên, ích mẫu đã cho thấy tác dụng của mình trong việc điều hòa kinh nguyệt. Theo y học cổ truyền, ích mẫu có vị đắng, tính hàn, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết và là vị thuốc quý của nhiều chị em phụ nữ. Theo Tây y, ích mẫu chứa leonuridine, là chất có tác dụng kích thích hoạt động tử cung, cải thiện tình trạng kinh bế, kinh ra ít, chậm kinh,…
Bạn có thể tham khảo cách sử dụng bài thuốc điều hòa kinh nguyệt từ ích mẫu dưới đây:
- Nếu kỳ kinh ngắn, kinh ít: Sử dụng 20g thân và lá sắc uống trong khoảng 10 ngày.
- Nếu kinh nguyệt không đều: Ích mẫu 10g, hồng hòa 10g, sài hồ 10g đem nấu chung với nhau đến khi thuốc chín thì đập thêm 2 quả trứng gà vào đun thêm 1 lúc, thêm chút gia vị cho dễ ăn. Ngày ăn 2 lần.
- Chú ý không nên dùng ích mẫu cho phụ nữ đang mang thai do ích mẫu có tác dụng hoạt huyết, hành khí mạnh.
⇒ Xem thêm: Top 7 thảo dược điều hòa kinh nguyệt bạn không thể bỏ qua
Việc điều hòa kinh nguyệt bằng phương pháp dân gian đã được sử dụng từ bao đời nay và đem lại nhiều kết quả tuyệt vời. Tuy nhiên, chị em cần chú ý sử dụng các biện pháp này kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để đem lại kết quả tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc điều hòa kinh nguyệt bằng các mẹo dân gian, hãy liên hệ với đội ngũ Dược sĩ chuyên môn của chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 9229 ngay nhé.
Nguồn tham khảo
- Nhật Anh (2021). Một số mẹo chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Cổng thông tin điện tử Sở y tế Nam Định. Truy cập ngày 14/06/2023.