[Mẹ hỏi – Chuyên gia trả lời] Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú?

Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú? Chắc hẳn đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ đang quan tâm và muốn biết câu trả lời. Vậy hãy cùng PregEU xem các chuyên gia nói gì nhé! 

Tại sao mẹ lại phải sinh mổ?

Quá trình sinh nở và chào đón bé chào đời một cách tự nhiên nhất là điều mà bất cứ người  mẹ nào cũng đều mong muốn. Với sinh thường có rất nhiều điểm có lợi cho cả mẹ và bé như:

  • Với mẹ

+ Thời gian hồi phục và về lại dáng vẻ ban đầu là nhanh hơn. 

+ Dòng sữa về sớm hơn và bắt đầu quá trình cho con bú nhanh hơn. 

+ Ngăn cản nhiều biến chứng khi mang thai xảy ra.

  • Với bé:

+ Kích thích khả năng tự miễn dịch của bé.

+ Bé con được tiếp xúc với sữa mẹ sớm hơn.

Tuy vậy, nếu mẹ gặp phải một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ được các bác sĩ lên kế hoạch và chuyển sang thủ thuật sinh mổ:

  • Bàn chân của em bé đang đặt ở lối ra: các nữ hộ sinh cũng không thể xoay lại vị trí của bé khi ấn vào bụng mẹ. 
  • Nhau tiền đạo đang nằm chặn ở đường ra.
  • Mẹ có nguy cơ tiền sản giật hoặc huyết áp cao.
  • Viêm nhiễm herpes sinh dục xảy ra đặc biệt vào cuối thai kỳ.
  • Bé bị ngạt khí hoặc thiếu dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ.
  • Không có cơn co tử cung hoặc chảy máu âm đạo quá nhiều. 

===> Xem thêm: [Lời khuyên từ chuyên gia] Sinh thường và sinh mổ cái nào tốt hơn?

me-sinh-mo-tiem-khang-sinh-co-nen-cho-con-bume-sinh-mo-tiem-khang-sinh-co-nen-cho-con-bu
Mẹ sinh mổ tại sao phải tiêm kháng sinh?

Mẹ sinh mổ tại sao lại phải tiêm kháng sinh?

Theo tổ chức thế giới WHO, ước tính tỷ lệ nhiễm trùng hậu sản trên toàn cầu hiện nay đang rơi vào con số 5% – 7%. Con số này chiếm từ 7 – 9,8 triệu ca mỗi năm và vẫn có xu hướng tăng lên theo từng ngày.

Trong đó phần lớn số ca nhiễm trùng vết thương có thể kể đến như rách tầng sinh môn hoặc rách âm đạo….. đều do các biện pháp vệ sinh và kiểm soát nhiễm trùng còn hạn chế, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp hoặc có ngành y tế vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển, chưa được nâng cấp toàn diện.

Điều này cho thấy nhiễm trùng rất dễ xảy ra sau quá trình sinh nở và hậu sản, đây cũng là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở các mẹ và trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, dự phòng bằng các loại kháng sinh phổ rộng là điều cần thiết để vô hiệu hóa khả năng gây nhiễm khuẩn cho cơ thể.

Không chỉ dừng lại ở đó, tiêm kháng sinh sau khi mổ đẻ còn giúp mẹ:

  • Giảm thiểu viêm nội mạc tử cung như viêm cơ tử cung, viêm vòi trứng…
  • Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Chặn đứng sự xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng.. 

Mặc dù có lợi là vậy, song, không ít mẹ trăn trở việc tiêm kháng sinh bao lâu thì cho con bú và nó có gây hại gì cho bé không? Vậy thì hãy kéo xuống dưới để tìm câu trả lời cho mình nhé.

me-sinh-mo-tiem-khang-sinh-co-nen-cho-con-bu
Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú?

Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú?

Nếu mẹ thắc mắc “Mẹ truyền kháng sinh có cho con bú được không” thì câu trả lời ở đây là “Có”.

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều có đặc điểm gây ra tình trạng đi phân lỏng hoặc những cơn đau bụng, khó chịu ở bé, hơn thế là sự trơ phản ứng tiếp xúc với kháng sinh sau khi chúng lớn lên. 

Song, hiện nay, có rất nhiều dòng phổ rộng được bác sĩ tin dùng cho mẹ khi lên bàn mổ, không những đảm bảo tác dụng của thuốc kháng sinh sau mổ đẻ trong việc ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc gia tăng bất thường của vi khuẩn có hại, mà còn duy trì tốt độ an toàn cho dòng sữa mẹ. Do vậy, mẹ có thể cho con bú ngay sau khi tỉnh dậy hoặc sau khi con chào đời. 

Tuy nhiên, vẫn có một lưu ý, để chắc chắn hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé thì lựa chọn kháng sinh phù hợp là điều cần thiết để tránh trường hợp dị ứng thuốc xảy ra.

Tiêm kháng sinh cho mẹ sinh mổ loại nào là an toàn?

Như đã đề cập, kháng sinh cho phụ nữ cho con bú hiện tại không còn là vấn đề quan ngại với bác sĩ. Điều quan trọng nhất là loại kháng sinh bác sĩ dùng cho mẹ phải là phù hợp với cơ địa của mẹ. 

Có rất nhiều loại kháng sinh được liệt kê trong danh sách thuốc kê đơn của bác sĩ như:

  • Ampicillin: amoxycillin, azithromycin..
  • Cephalosporin: cefuroxim, cefalexin, cefaclor.. 
  • Một số kháng sinh kết hợp: clarithromycin, erythromycin, trimethoprim..

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể sử dụng thêm khi cần thiết:

  • Tiêm tĩnh mạch gentamycin: bởi chúng hấp thu kém ở ruột và không được bé hấp thu qua sữa mẹ.
  • Điều trị ngắn hạn với tetracyclin: chúng sẽ tạo phức hợp với calci trong sữa mẹ và ngăn cản bé hấp thu vào cơ thể.
me-sinh-mo-tiem-khang-sinh-co-nen-cho-con-bu
Ngoài kháng sinh, mẹ sinh mổ có thể tiêm thêm nhiều loại thuốc gây mê và gây tê khác, song, cần tránh tác dụng phụ của chúng khi tiêm

Ngoài kháng sinh, mẹ sinh mổ có thể tiêm những loại thuốc nào?

Theo các quá trình sinh nở tại các bệnh viện, sau khi bé chào đời sẽ được “da kề da” với mẹ và ti những ngụm sữa đầu tiên từ mẹ. Chính vì vậy, hầu hết các loại thuốc dùng cho các mẹ, bất kể là sinh thường hay sinh mổ, đều phải không được mang tới những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Có tất cả là 4 loại thuốc mà bác sĩ hay dùng cho các mẹ khi sinh đó là:

Gây tê từng vùng

Phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ mà bác sĩ chỉ định cách gây tê từng vùng này, song, đây lại là cách gây tê có nhiều điểm có lợi nhất:

  • Hạn chế thuốc đi vào mạch máu nhiều.
  • Ít gây an thần ở trẻ sơ sinh.
  • Có thể cho con bú ngay khi tỉnh táo.

Gây tê từng vùng, chẳng hạn như gây tê ngoài màng cứng, mặc dù không gây ra bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào ở trẻ nhỏ, nhưng, một lượng nhỏ từ thuốc gây tê vẫn có thể khiến bé bú ít hơn bình thường và có một chút hơi buồn ngủ sau đó. 

Gây mê toàn thân

Cũng tương tự như thuốc gây tê từng vùng, mẹ gây mê toàn thân vẫn có thể cho bé bú bình thường sau khi tỉnh lại. Chỉ có một điều đặc biệt là mẹ sẽ không cảm nhận được cả quá trình bác sĩ đưa bé ra khỏi cơ thể mẹ như thế nào. 

Giảm đau

Thuốc giảm đau cũng là loại thuốc thường được dùng khi mẹ lên bàn sinh. Ở dạng tiêm truyền tĩnh mạch, thuốc sẽ đi vào mạch máu và giảm cảm giác đau của mẹ nhanh hơn.

===> Xem thêm: 5 cách giảm đau cơn gò chuyển dạ cho mẹ hiệu quả bất ngờ

Song, mẹ đừng quá bận tâm khi vẫn có một số ít lượng thuốc này đi vào sữa mẹ, bởi, ngoài việc gây ra cơn buồn ngủ cho bé thì loại thuốc giảm đau này có một điểm rất có lợi cho mẹ. Đó là ngăn chặn quá trình giải phóng oxytocin từ cơn đau gây giảm sữa mẹ và điều hòa chúng để sữa vẫn ra đều đặn. 

Trên đây là câu trả lời của chuyên gia cho câu hỏi “Mẹ sinh mổ tiêm kháng sinh có nên cho con bú”, mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn miễn phí nhé. 

PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!

Tài liệu tham khảo

  1. Antibiotics and Breastfeeding, Breast Feeding Network, truy cập ngày 29/04/2023
  2. Routine antibiotic prophylaxis after normal vaginal birth for reducing maternal infectious morbidity, NIH, truy cập ngày 29/04/2023
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.91 5 sao
(11 đánh giá) 65,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 6 ống
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.77 5 sao
(13 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ E-zyms Big

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 140,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nhaiQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe WhiteU20

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(2 đánh giá) 790,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nén bao phimQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng