Mấy tháng trẻ biết ngồi? 5 điều cần chuẩn bị trước khi bé ngồi dậy

Mấy tháng trẻ biết ngồi” dường như là vấn đề chưa bao giờ hết hot của các cha mẹ đang chăm bé. Vậy hãy đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này với chuyên gia hàng đầu về sức khỏe thai nhi đến từ PregEU nhé. 

Mấy tháng trẻ biết ngồi?

Thời điểm bé ngồi dậy là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Thường các bé khi bước sang tháng thứ 4 đến tháng thứ 5 sẽ có xu hướng muốn tự cảm nhận mọi thứ như cầm, nắm, sờ, nhìn… và việc bé tự ngồi dậy cũng sẽ giúp bé tạo nhiều mối liên kết hơn với thế giới này.

Trong vòng từ 6 – 9 tháng tuổi bé sẽ ngồi vững tốt, do vậy, mẹ không cần quá sốt ruột khi bé 7 tháng ngồi chưa vững nhé. Bên cạnh đó, mẹ có thể hỗ trợ bé thêm để bé ngồi vững hơn, ngồi đúng cách. 

Làm sao để nhìn ra trẻ bắt đầu muốn ngồi?

Nếu mẹ đang thắc mắc trẻ 4 tháng tập ngồi được chưa thì hãy quan sát xem bé có các biểu hiện này không nhé:

  • Bé có thể điều khiển được đầu và cổ mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào. 
  • Bé hay chống hai tay xuống sàn và ngẩng đầu lên thật cao.

Việc bé ngồi vững hoặc có thể ngồi lên được của bé diễn ra một cách tự nhiên nên mẹ không cần lo lắng quá mức, hãy để trẻ tự điều chỉnh các vùng cơ như cơ bụng, cơ lưng trên và dưới,.. đến mức tương đối ổn để sẵn sàng cho việc tập ngồi nhé, lúc này mẹ bắt tay vào việc tập ngồi cho bé cũng chưa muộn. 

mấy tháng trẻ biết ngồi
Mấy tháng trẻ biết ngồi?

Bé mấy tháng biết ngồi và bò?

Tập ngồi thẳng lưng nhiều cùng thời gian nằm sấp là bước đệm hoàn hảo cho việc bé bắt đầu bò. Thông thường, tới khoảng tháng thứ 9, khi bé đã khá ổn định với tư thế ngồi kia thì bé sẽ nhận ra rằng chống tay xuống đất có thể giúp chống đỡ cơ thể, cánh tay phía trước đung đưa qua lại và cũng tự đặt về phía trước. Theo cơ thể bé đổ về trước thì mỗi lần đặt tay trước xuống như vậy bé sẽ tiến thêm từng centimet một. 

Sau cùng mẹ sẽ nhận thấy ngồi chỉ là một trong những bước khác chuẩn bị cho bước đi đầu tiên của bé. 

Bé cần gì để chuẩn bị ngồi dây?

Trước khi ngồi dậy, có rất nhiều điều bé và mẹ có thể tự chuẩn bị để chào đón trải nghiệm mới này, hãy cùng PregEU xem nó là gì nhé.

Thời gian nằm sấp

Đây là một cách thúc đẩy mạnh mẽ sự kiểm soát cơ thể của bé. 

Hầu hết ban đầu các trẻ đều không thích nằm sấp, rất dễ hiểu khi bé gặp khó khăn trong việc nhấc một cái đầu tương đối to và nặng lên, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của bản thân. 

Hơn nữa, khi mới nằm như vậy, trẻ chưa thể ngẩng cao đầu, chân sẽ bị cong, khuỷu tay sẽ bị kéo ra đường sau vai và hai tay đặt trước ngực. Nói một cách khách quan thì tư thế này sẽ áp vào tim bé và làm bé khó thở. 

Song, qua một thời gian bé đã thích nghi được thì bé sẽ dễ dàng di chuyển được đầu từ bên này sang bên kia hơn. Lúc này mẹ có thể tạo cho bé thêm cảm giác mới bằng cách đặt bé trên ngực với hướng ánh nhìn của chúng vào mẹ và chơi đùa, nói chuyện và tương tác với chúng. 

Dù là nhanh hay chậm làm quen với cách nằm này thì bé đều đang trong quá trình từng bước từng bước xây dựng một hệ cơ bắp khỏe hơn, đảm bảo sau đó có thể đưa chúng xa khỏi mặt sàn hơn. 

Có một lưu ý rằng khi bé thực hiện động tác này, đảm bảo sự có mặt của ba mẹ hoặc người giám hộ ở đó nhé. 

===> Xem thêm: Bé mấy tháng biết lật? 4 giai đoạn cần thiết để bé lật được dễ dàng

mấy tháng trẻ biết ngồi
Hệ cơ bắp bé khỏe mạnh là điểm tựa lớn nhất khi bé ngồi

Hệ cơ khỏe mạnh

Như đã đề cập, khối cơ là cần thiết cho giai đoạn trẻ biết ngồi, song, mẹ vẫn có thể khuyến khích bé phát triển chúng nhiều hơn bằng các cách như:

  • Thay đổi vị trí nằm từ trong cũi xuống dưới sàn thường xuyên.
  • Thay đổi tư thế nằm từ nằm ngửa sang nằm sấp.

Sự thăng bằng trong khi ngồi

Mặc dù cơ bắp khỏe mạnh là cần thiết những bé cũng cần có sự nhận thức riêng về trạng thái thăng bằng của bản thân. Mẹ hãy đặt bé vào góc ghế, góc tường hoặc góc gối… bất cứ nơi đâu có điểm tựa, kể cả nơi giữa bắp chân và gân kheo khi mẹ bắt chéo chân cũng không thành vấn đề.

Được tự ngồi một mình

Phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi hoặc khi bé đã ngồi vững vàng, thăng bằng mà không bị đổ, bé cần được tự lập mà không có bất cứ một sự trợ giúp nào. Mất vài giây đầu, bé sẽ loạng choạng, ngồi không được lâu (chỉ khoảng 1 – 2 giây), dần dần sau đó bé sẽ vững vàng hơn, ngồi được lâu hơn mà không bị ngã và có thể tự động di chuyển bản thân về phía đồ vật khiến bé thích thú. 

===> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi giúp tăng cân nhanh

mấy tháng trẻ biết ngồi
Trong khoảng 6 tháng đầu, trẻ sẽ làm quen từ từ với việc ngồi dậy

Sự an toàn khi đã tập ngồi vững vàng

Hẳn là mọi thứ khi mẹ làm đến đây thì bé đã có những thay đổi nhất định và tự làm được nhiều thứ. Nhưng cũng đến lúc ba mẹ ra tay để loại bỏ những đồ vật không cần thiết xung quanh bé rồi.

Khi đã ngồi vững vàng hơn, trẻ sẽ tự động chộp lấy mọi thứ xung quanh tầm mắt, bất kể là nó to hay nhỏ, theo thói quen mà cho vào miệng ngay lập tức. Vì vậy, ba mẹ cần kiểm tra xung quanh cũi và đặt những vật dụng nguy hiểm ngoài tầm với của bé. 

Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?

Trẻ tập ngồi sớm thường là trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi, khi ấy cột sống của bé chưa hoàn thiện, việc mẹ cho bé ngồi sớm sẽ ảnh hưởng đến chúng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xương của trẻ sơ sinh mềm và chứa ít calci hơn người lớn, cột sống cũng không có 4 khúc uốn sinh lý đặc trưng như người lớn. 

Do vậy, nếu bắt ép chúng thực hiện hoạt động chống đỡ cơ thể ngay khi chúng chưa được đầy đủ về chức năng rất có thể mang lại các phản ứng ngược khiến toàn bộ cột sống của trẻ cong như hình chữ C, kéo theo cơ bắp thiếu sức chống đỡ tương ứng. Và chắc chắn một điều rằng, cho trẻ tập ngồi sớm sẽ bị gù lưng. 

Vậy nên, mỗi bé đều có mốc phát triển là khác nhau, kể cả phát triển vận động hay phát triển ngôn ngữ, bởi thế, mẹ đừng quá nôn nóng trong việc bắt ép bé lớn nhanh hơn những đứa trẻ khác. Song, việc tìm hiểu mấy tháng trẻ biết ngồi sẽ cho mẹ những kiến thức cần thiết để trải qua cùng bé từng ngày nhé.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn trực tiếp nhé.

PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!

Tài liệu tham khảo

  1. When Do Babies Sit Up?, Parents, truy cập ngày 12/03/2023
  2. When Your Baby Will Sit Up — With Your Help and Alone, what to expect, truy cập ngày 12/03/2023
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(11 đánh giá) 80,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Ho Tinfolaps

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3 đánh giá) 185,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g
Thêm vào giỏ hàng