Mách bạn cách hết nghẹt mũi tức thì tại nhà

Nghẹt mũi là một triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người đã từng trải qua ít nhất một lần gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây nghẹt mũi và cách hết nghẹt mũi hiệu quả tại nhà. 

Hiện tượng nghẹt mũi là gì?

Mách bạn cách hết nghẹt mũi tức thì tại nhà
Hiện tượng nghẹt mũi là gì?

Hiện tượng nghẹt mũi (hay còn được gọi là ngạt mũi, tắc mũi) là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Khi bị nghẹt mũi, lỗ mũi bị tắc và không thể thông thoáng như bình thường. Điều này dẫn đến sự cản trở trong lưu thông không khí qua mũi và gây khó chịu khi hít thở.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nghẹt mũi là sự viêm nhiễm và sưng tấy của các mô trong mũi. Khi một sự viêm nhiễm xảy ra hoặc cơ thể phản ứng với dị ứng, các mạch máu bên trong mũi sẽ viêm nhiễm và các mô xung quanh sẽ sưng lên. Đồng thời, lượng chất nhầy trong mũi cũng tăng lên, gây nghẹt và làm hạn chế lưu thông không khí.

Nghẹt mũi ảnh hưởng thế nào đến người bệnh

Như bạn cũng đã biết, khi bị nghẹt mũi thực sự chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Điển hình như một số triệu chứng không mong muốn được kéo theo bởi nghẹt mũi dưới đây:

Khó thở

Khó thở là biểu hiện mà chắc chắn ai cũng sẽ gặp phải khi bị nghẹt mũi. Bạn có thể bị nghẹt mũi 1 bên hoặc nặng hơn có thể khó chịu cả 2 bên mũi khiến cho không khí không thể lưu thông một cách tự nhiên.

Bạn có thể cảm thấy như không thể hít thở đủ không khí vào phổi, và cảm giác khó thở này có thể gây ra sự căng thẳng và khó chịu.

Mất ngủ

Nhiều người bị nghẹt mũi về đêm sẽ cảm thấy không thoải mái khi không thể thở được thông thoáng qua mũi. Sự khó chịu này có thể gây ra sự gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày.

Khô và đau họng

Khi mũi bị nghẹt, không khí gặp khó khăn trong việc lưu thông qua mũi, làm cho người bệnh cảm thấy khó thở. Để tiếp tục cung cấp không khí cho cơ thể, người ta thường tự nhiên chuyển sang thở bằng miệng. 

Việc làm này vô tình khiến cho niêm mạc họng bị khô và tăng nguy cơ cao mắc phải các bệnh đường hô hấp như ho, đau họng, viêm họng …

Giọng mũi bị bất tự nhiên

Khi bị nghẹt mũi khó thở, âm thanh khi nói chuyện sẽ bị ảnh hưởng. Giọng nói có thể trở nên nghẹt, nặng nề hoặc không tự nhiên. Điều này làm cho người bệnh cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp và có thể ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp với mọi người.

Mất khẩu vị

Khi mũi bị nghẹt làm giảm sự tiếp xúc của màng nhầy mũi với các hương vị của thức ăn. Hiện tượng này làm mất khẩu vị, giảm ham muốn ăn và ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. 

Cảm giác mệt mỏi ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày

Nghẹt mũi và khó thở có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và mất năng lượng. Khi cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết, người bệnh có thể trở nên mệt mỏi và không sảng khoái trong suốt ngày.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi

Mách bạn cách hết nghẹt mũi tức thì tại nhà
Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp trong một số bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Bên cạnh đó cũng có nhiều tác nhân từ bên ngoài ảnh hưởng đến tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi: 

Cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân chính gây nghẹt mũi. Khi bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn, màng nhầy trong mũi sẽ bị viêm và sưng lên, gây tắc nghẽn trong mũi.

Biểu hiện của cảm lạnh có thể bao gồm liên tục hắt hơi, đau họng, cơn ho và sốt. Những triệu chứng này thường đi kèm với nghẹt mũi.

Dị ứng

Dị ứng mũi (hay còn gọi là viêm mũi dị ứng) là một nguyên nhân phổ biến khác gây nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Nếu bạn bị dị ứng với các chất như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc hoặc khói thuốc lá. Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, mũi sẽ phản ứng bằng cách sản xuất nhiều chất nhầy và làm mũi bị tắc.

Ngoài ra, khi thay đổi môi trường sống hoặc trong thời điểm giao mùa nắng mưa thất thường có thể gây ra triệu chứng nghẹt mũi và hắt hơi nặng hơn.

Viêm xoang 

Viêm xoang là một tình trạng viêm nhiễm của các túi xoang xung quanh mũi. 

Các túi xoang này có nhiệm vụ sản xuất một lượng nhỏ chất nhầy để giữ cho mũi ẩm và lọc bụi, vi khuẩn khỏi không khí mà chúng ta hít thở.

Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào túi xoang và gây nhiễm trùng, màng nhầy trong túi xoang sẽ bị viêm và tạo ra một lượng lớn chất nhầy, gây tắc nghẽn và mất khả năng thông thoáng. Điều này dẫn đến một loạt triệu chứng như đau mũi, mũi tắc, nhức đầu, mệt mỏi và khó thở.

Chất lượng không khí

Nghẹt mũi liên tục có thể phát sinh do bụi bẩn trong không khí tích tụ quá nhiều trong môi trường sống hiện tại. Ngoài ra, không khí quá khô hay quá ẩm cũng có thể gây triệu chứng nghẹt mũi nặng hơn.

Liên tục tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đường hô hấp, bao gồm nghẹt mũi. Những chất gây ô nhiễm như khói, bụi và hóa chất có thể kích thích đường hô hấp và gây ra triệu chứng nghẹt mũi.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Khi mang bầu, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi nội tiết tố để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Một trong những thay đổi đáng chú ý là tăng sản xuất estrogen và progesterone.

Sự thay đổi này có thể gây ảnh hưởng đến màng nhầy trong mũi, gây viêm nhiễm và sưng lên, dẫn đến triệu chứng nghẹt mũi. Ngoài ra, estrogen cũng có tác động lên các mạch máu trong mũi, làm chúng dễ bị tắc nghẽn hơn. Nghẹt mũi thường xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như ngứa mũi, hắt hơi và một cảm giác không thoải mái trong lỗ mũi.

⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Đừng chủ quan: Ho tức ngực khó thở không hề đơn giản như bạn nghĩ

Cách hết nghẹt mũi đơn giản và hiệu quả tại nhà

Cách hết nghẹt mũi đơn giản và hiệu quả tại nhà
Cách hết nghẹt mũi đơn giản và hiệu quả tại nhà

Để giúp chữa trị nghẹt mũi tức thì, bạn hãy áp dụng các phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả dưới đây:

Uống nhiều nước 

Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và hỗ trợ quá trình giảm nghẹt mũi.

Súc miệng và bằng nước muối

Bạn hãy vệ sinh mũi ngày 2-3 lần với nước muối sinh lỹ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi. Bên cạnh đó bạn có thể pha 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối vào 1 cốc nước ấm để súc miệng nữa nhé.

Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương

Trang bị một máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp tăng độ ẩm không khí và làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Máy tạo độ ẩm đêm đến hiệu quả trong quá trình làm loãng chất nhầy trong mũi và xoang, giảm sưng mạch máu. 

Xông hơi với tinh dầu thiên nhiên

Xông hơi với tinh dầu thiên nhiên giúp giảm nghẹt mũi

Sử dụng tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu sả, oải hương để xông hơi. Xông hơi giúp làm thông mũi và giảm nghẹt mũi. Có thể sử dụng thau nước nóng hoặc máy xông mặt/máy xông tinh dầu.

Tinh chất bạc hà cũng giúp làm giảm nghẹt mũi và làm cho hơi thở dễ chịu hơn. Hít dầu bạc hà hoặc tinh chất bạc hà để có hiệu quả tốt.

Uống trà gừng nóng với mật ong 

Gừng có tác dụng làm giảm nghẹt mũi và tăng sức đề kháng. Uống trà gừng nóng kết hợp với mật ong là cách trị nghẹt mũi cho người lớn được áp dụng từ thời xa xưa đến nay.

Hít hơi từ tỏi hoặc ăn tỏi

Tỏi có chất allicin và scordinin giúp làm giảm nghẹt mũi và khó thở. Có thể hít hơi từ tỏi hoặc ăn tỏi sống để giảm triệu chứng.

Thực hiện chế độ ăn giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng

Bạn hãy thiết lập một chế độ ăn giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng như các loại quả cam, quýt, dâu tây, táo … Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng ảnh hưởng không tốt đến tình trạng nghẹt mũi của bạn.

Thay đổi môi trường sống

Môi trường sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp. Để giảm triệu chứng nghẹt mũi, hãy thay đổi môi trường sống của bạn sao cho thoáng đãng và không quá khô. Đồng thời, đảm bảo vệ sinh không gian sống, loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng có thể giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Chườm nóng cho các xoang bị tắc nghẽn

Đặt một khăn ướt ấm lên vùng xung quanh mũi và trán để giúp giảm nghẹt mũi. Chườm nóng giúp làm mềm chất nhầy và làm thông mũi.

Kê cao gối khi ngủ

Đặt một gối cao để nâng đầu lên khi ngủ là một mẹo trị nghẹt mũi khi ngủ khá hiệu quả. Điều này giúp giảm sưng tắc và làm giảm triệu chứng khó thở trong khi ngủ.

Cách hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả
Cách hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả

Sử dụng thuốc xịt thông mũi

Có thể sử dụng thuốc xịt mũi dạng muối sinh lý hoặc thuốc xịt mũi dùng trong viêm mũi dị ứng để giúp làm thông mũi.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thiết bị hút mũi đối với trẻ nhỏ, để giúp trẻ dễ thở hơn.

⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Một số lưu ý quan trọng khi hút đờm cho bé

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi và giữ cho cơ thể có đủ giấc ngủ giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn trong việc đối phó với triệu chứng nghẹt mũi.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghẹt mũi kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn hãy đến cơ sở y tế để được Bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách hết nghẹt mũi tại nhà, vui lòng liên hệ với số hotline 0973732486 hoặc tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Brunilda Nazario, MD (2023). Ways to Get Rid of a Stuffy Nose, webmd. Truy cập ngày 07/06/2023. 

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 170,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Sữa tắmQuy cách đóng gói: Lọ 300ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE ZIMEGA 3 KIDS

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng