Omega 3 là chất béo quan trọng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Nó có lợi cho sự phát triển của thai nhi, giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, nếu bổ sung thừa hoặc thiếu omega 3 đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu. Trong bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ chia sẻ cho bạn đọc về liều dùng omega 3 cho bà bầu trong thai kỳ.
Khuyến cáo về liều dùng omega 3 cho bà bầu
Omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu. Bạn có thể bổ sung nó bằng cách ăn cá béo ít nhất 2 lần/ tuần. Nhưng nếu không thể bổ sung bằng việc ăn cá béo, mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung từ các viên uống. Hơn nữa, trong một số loại cá giàu omega 3 lại có chứa hàm lượng cao kim loại nặng như thủy ngân. Do đó, việc sử dụng các viên uống omega 3 cho bà bầu càng được ưu tiên hơn.
Điều quan trọng khi bổ sung omega 3 cho bà bầu là phải đảm bảo cung cấp đầy đủ hàm lượng 2 loại acid béo thiết yếu là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Vậy liều lượng omega 3 cần thiết cho bà bầu là bao nhiêu?
Hiện nay vẫn chưa có một con số cụ thể về khuyến cáo liều dùng omega 3 cho bà bầu. Mỗi tổ chức y tế chính thống khác nhau lại đưa ra con số khác nhau về liều lượng omega 3 trong thai kỳ. Nhìn chung, liều omega 3 cho bà bầu mà các tổ chức này khuyến nghị tối thiểu từ 250 – 500mg mỗi ngày bao gồm cả EPA và DHA. Trong đó, khuyến nghị về liều dùng của DHA trong khoảng từ 200 – 300 mg. Một số đối tượng có nguy cơ hoặc thiếu hụt omega 3 trầm trọng, các bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng omega 3 với liều cao hơn.
Bạn cũng cần chú ý lựa chọn dầu cá omega 3 có tỷ lệ DHA/EPA phù hợp để bổ sung trong quá trình mang thai. Nếu DHA/EPA đạt được “tỷ lệ vàng” sẽ giúp tối ưu hóa khả năng vận chuyển 2 chất béo này qua hàng rào nhau thai để cung cấp cho thai nhi. Từ đó, thai nhi nhận được hàm lượng omega 3 tối ưu nhất. Các chuyên gia khuyến cáo tỷ lệ DHA/EPA nên xấp xỉ 4/1.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến nguồn gốc của omega 3 không nên lựa chọn các sản phẩm có chứa hàm lượng cao vitamin A bởi có thể gây độc cho thai nhi.
Bổ sung dư thừa omega 3 cho bà bầu có sao không?
Bà bầu uống quá nhiều omega 3 có sao không? Acid béo omega 3 rất quan trọng trước, trong khi mang thai và sau khi sinh. Thế nhưng không phải cứ bổ sung càng nhiều sẽ càng tốt. Bổ sung dư thừa Omega 3 có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Theo cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA, việc bổ sung DHA và EPA từ omega 3 được coi là an toàn nếu liều lượng hàng ngày không quá 3000 mg. Theo khuyến cáo của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), bổ sung không quá 5000 mg omega 3 mỗi ngày được coi là an toàn.
Người ta đưa ra giới hạn trên cho việc bổ sung omega 3 cho bà bầu bởi nếu sử dụng omega 3 liều cao trong một thời gian dài có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra nếu bổ sung omega 3 liều cao có thể gây loãng máu hay chảy máu quá nhiều. Vì vậy, nhiều tổ chức y tế đã khuyên nên ngừng bổ sung omega 3 khi có dự định phẫu thuật trước 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy không có mối liên quan giữa việc tăng chảy máu và việc bổ sung omega 3. Vấn đề này vẫn cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu.
Nguyên nhân thứ 2 khuyến cáo không nên dùng omega 3 với liều quá cao bởi vì trong một số loại dầu cá omega 3 có thể chứa một hàm lượng nhất định vitamin A có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Việc sử dụng omega 3 với liều quá cao còn có thể gây suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, trong quá trình bổ sung omega 3 liều cao, mẹ bầu cũng có thể gặp một số triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Chính vì vậy, nên bổ sung omega 3 cho phụ nữ mang thai đúng theo liều lượng khuyến cáo của các bác sĩ hay chuyên gia.
===>>> Xem thêm: Thuốc omega 3 cho bà bầu loại nào tốt? Cần lưu ý gì khi lựa chọn?
Ảnh hưởng của thiếu omega 3 với mẹ và bé
Nếu không được bổ sung đầy đủ omega 3 theo liều lượng khuyến cáo cáo đối với bà bầu trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé.
Đối với mẹ bầu, thiếu hụt omega 3 gây ra một số vấn đề như:
- Làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non.
- Làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu.
- Làm tăng nguy cơ trầm cảm khi mang thai hay sau khi sinh ở mẹ bầu.
- Làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.
- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng ở mẹ bầu hơn.
Đối với thai nhi, thiếu hụt omega 3 có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và cả trí não. Cụ thể:
- Thai nhi trong bụng mẹ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển có thể dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển, bé sinh ra bị nhẹ cân.
- Việc không cung cấp đủ omega 3 ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ còn có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thị giác, trí tuệ của trẻ. Bé có thể kém thông minh hơn so với các bạn cùng trang lứa.
- Tăng nguy cơ rối loạn hành vi, nhận thức ở trẻ em.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hay dị ứng chẳng hạn như hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
===>>> Xem thêm: Dầu cá omega 3 cho bà bầu – nền tảng cho thai kỳ khỏe mạnh
Lượng omega 6 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu omega 3 của bạn
Để bổ sung omega 3 cho bà bầu đúng liều lượng và hiệu quả tốt, bạn cũng cần phải xem xét giữa lượng omega 3 và omega 6 bổ sung vào cơ thể. Tỷ lệ omega 6/omega 3 khi cung cấp cho cơ thể tối ưu nhất là 2:1.
Omega 3 và omega 6 sẽ cạnh tranh nhau trong quá trình biến đổi các acid béo thành dạng hoạt động của chúng. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung 2 loại omega này với tỷ lệ phù hợp để tránh làm cản trở sự hấp thu của nhau.
Theo nghiên cứu trên chế độ ăn của người phương Tây cho thấy, hàm lượng omega 6 có trong chế độ ăn cao hơn omega 3 gấp 3 lần. Các axit béo này thường có nguồn gốc từ dầu thực vật. Do đó, nên bổ sung thêm viên uống omega 3 để đảm bảo bổ sung omega 3 và omega 6 theo đúng tỷ lệ khuyến cáo.
Như vậy, việc bổ sung omega 3 cho bà bầu cần đảm bảo đúng liều lượng, không nên quá nhiều hay quá ít. Hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng omega theo đúng khuyến cáo về liều dùng omega 3 cho bà bầu. Hy vọng rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn có kế hoạch bổ sung omega 3 cho bà bầu đúng cách. Mọi chi tiết xin liên hệ 1800 9229 để được tư vấn miễn phí.
Nguồn tham khảo
1. Tác giả: Freydis Hjalmarsdottir, MS (2019), How Much Omega-3 Should You Take per Day? Healthline. Truy cập ngày 17/06/2022.
2. Tác giả: M W Church, Excess omega-3 fatty acid consumption by mothers during pregnancy and lactation caused shorter life span and abnormal ABRs in old adult offspring. NCBI. Truy cập ngày 17/06/2022.