Kinh nguyệt không đều – Nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ

Kinh nguyệt không đều là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Nó không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Kinh nguyệt không đều là gì?

Kinh nguyệt không đều, nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ
Kinh nguyệt không đều, nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt không tuân theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn, thậm chí là vô kinh. Đây là một vấn đề sức khỏe sinh sản phổ biến ở nữ giới, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Kinh nguyệt không đều có thể biểu hiện qua nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày, bạn có thể đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều.
  • Thời gian hành kinh không đều: Thời gian hành kinh bình thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Nếu thời gian hành kinh của bạn ít hơn 2 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày, bạn cũng có thể đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều.
  • Lượng máu kinh không đều: Lượng máu kinh bình thường dao động từ 30 đến 80 ml. Lượng máu kinh ít hơn hoặc nhiều hơn cũng là biểu hiện của kinh nguyệt không đều.
  • Màu sắc máu kinh không đều: Màu sắc máu kinh bình thường là màu đỏ tươi. Tuy nhiên, nhiều người có thể có kinh nguyệt màu đỏ thẫm, nâu, đen,…
  • Các triệu chứng khác: Một số chị em bị kinh nguyệt không đều có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

⇒ Đọc thêm: Kinh nguyệt không đều ra máu đen có nguy hiểm không? Cần điều trị không?

Các dạng kinh nguyệt không đều phổ biến

Các dạng kinh nguyệt không đều phổ biến
Các dạng kinh nguyệt không đều phổ biến

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng phổ biến ở nữ giới, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Kinh nguyệt không đều có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm:

  • Kinh sớm: Kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hơn 3 ngày, 7 ngày hoặc thậm chí 2 lần/tháng.
  • Chậm kinh: Kỳ kinh nguyệt có thể đến muộn hơn 7 ngày, 10 ngày hoặc thậm chí 1 tháng.
  • Rong kinh: Số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều, có thể kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng, mệt mỏi,…
  • Kinh thưa: Khoảng cách giữa các kỳ kinh dài hơn 35 ngày, có thể lên đến 5 tháng hoặc hơn.
  • Vô kinh: Không có kinh nguyệt trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm, ngoại trừ trường hợp phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc phụ nữ mãn kinh.

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều

Tình trạng kinh nguyệt không đều khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng bởi chúng không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày mà còn có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Thực tế, kinh nguyệt không đều có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: 

  • Mang thai: Đây là một trong những nguyên nhân của hiện tượng đột ngột mất kinh. Nếu bị chậm kinh sau khi có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, nhiều khả năng chị em đã mang thai nên không còn xuất hiện kinh nguyệt.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Sữa mẹ chứa rất nhiều chất Prolactin – một chất gây ức chế hormone sinh sản khiến phụ nữ đang cho con bú thấy rất ít hoặc thậm chí không có kinh nguyệt trong khoảng thời gian này.
  • Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết: Các viên thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa lượng nội tiết tố cao tác động trực tiếp gây mất cân bằng hệ thống nội tiết tố trong cơ thể, từ đó có thể gây ra hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh: Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động buồng trứng bắt đầu suy yếu, cơ thể ít tiết ra hormone estrogen và progesterone hơn gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Vì thế, phụ nữ tiền mãn kinh có thể thấy kinh nguyệt không đều, ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường. 
  • Thừa cân hoặc béo phì: Thừa cân hoặc béo phì đều tác động trực tiếp đến các hormone và insulin trong cơ thể, khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Việc tăng cân quá mức nhanh chóng cũng gây ra những bất thường ở kỳ kinh nguyệt.
  • Sụt cân hoặc suy nhược cơ thể: Không chỉ có thừa cân, béo phì mới ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, tình trạng sụt cân quá nhanh hoặc suy nhược cơ thể cũng có thể gây mất kinh. Lý do bởi lúc này cơ thể không đủ lượng calo cần thiết gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.
  • Tập luyện thể dục thể thao quá sức: Việc tập luyện thể dục thể thao quá nặng có thể ảnh hưởng hoạt động của các nội tiết tố trong cơ thể. Vì thế, chị em cần lưu ý đến cường độ của các bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân.
  • Căng thẳng hoặc stress kéo dài: Khi chị em bị áp lực, căng thẳng hoặc stress kéo dài, não sẽ điều khiển hormone tuyến yên tác động đến quá trình rụng trứng, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Kỳ kinh nguyệt sẽ bình thường trở lại khi chị em duy trì được trạng thái tâm lý thư giãn, thoải mái.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Bệnh lý buồng trứng đa nang với nhiều rối loạn chuyển hoá và nội tiết trong cơ thể khiến phụ nữ không thể rụng trứng, dẫn đến chị em mắc phải bị thưa kinh hoặc mất kinh.
  • Bệnh tuyến giáp: Tình trạng tuyến giáp hoạt động yếu kém hoặc suy giáp có thể khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn, lượng máu kinh nhiều hơn và xuất hiện cơn đau bụng dữ dội hơn. Bệnh cường giáp khiến chị em thấy số ngày hành kinh ngắn hơn, lượng máu kinh cũng ít hơn.
  • Bệnh u xơ tử cung: U xơ tử cung là tình trạng các khối u cơ phát triển bên trong thành tử cung, đa phần các trường hợp là do nồng độ estrogen tăng cao gây nên. Phụ nữ bị u xơ tử cung có kỳ kinh nguyệt bất thường, lượng máu kinh nhiều và các cơn đau dữ dội. Bệnh diễn tiến nặng hơn có thể gây mất máu, thiếu máu nặng nề, đe dọa tính mạng người phụ nữ.
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân kinh nguyệt không đều. Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh, đôi khi đi kèm chu kỳ kinh kéo dài hoặc mất nhiều máu và chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh lý có thể gây tác dụng phụ rối loạn kinh nguyệt như thuốc chữa bệnh tuyến giáp, bệnh động kinh, thuốc aspirin,…
Cho con bú có thể khiến kinh nguyệt không đều
Cho con bú có thể khiến kinh nguyệt không đều

Ảnh hưởng của kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe, sinh sản của chị em: 

  • Khó mang thai: Kinh nguyệt không đều khiến chị em khó xác định ngày rụng trứng, từ đó khó lên kế hoạch mang thai. Nếu tình trạng này kéo dài, chị em có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai và cần can thiệp các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
  • Thiếu máu: Số ngày hành kinh kéo dài, lượng máu kinh mất đi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến chị em dễ bị mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu. Những trường hợp thiếu máu nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
  • Mắc bệnh phụ khoa: Vùng kín trong trạng thái ẩm ướt kéo dài do kinh nguyệt không đều là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, tạp khuẩn phát triển gây bệnh phụ khoa. Nguy hiểm hơn, các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
  • Da xấu: Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể do kinh nguyệt không đều có thể khiến làn da chị em trở nên kém mịn màng, dễ nổi mụn, nám da, đồi mồi, khô ráp…
  • Ngoài ra, kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa
Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa

⇒ Đọc thêm: 6 tác hại của kinh nguyệt không đều chị em nhất định phải biết

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt không đều của bản thân để có phương hướng điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline 1800 9229 để được các chuyên gia hỗ trợ!

Nguồn tham khảo

Kinh nguyệt không đều (2020). Bệnh viện phụ sản Hải Phòng. Truy cập ngày 20/11/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 270,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Lọ 30ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thạch Wizee DHA++

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 220,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng