Với sự đa dạng trong thành phần cũng như tác dụng dược lý, hương phụ được ví như một “vị thuốc vàng” với sức khỏe nữ giới trong việc điều trị: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng kinh, thưa kinh, băng huyết… Cùng tìm hiểu thêm về loại dược liệu này trong bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.
Đặc điểm của hương phụ
Hương phụ là một loại dược liệu có nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm củ gấu, cỏ gấu, cỏ cú có tên khoa học là Cyperus rotundus L, thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Loại cây này được phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc. Ở nước ta, có thể bắt gặp hương phụ ở khắp mọi vùng trên cả nước. Hương phụ là một loại cây mọc hoang, rất khó để tiêu diệt triệt để vì chỉ cần một mẩu rễ nhỏ cũng có thể phát triển. Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến và sử dụng, đây là một vị thuốc quý đối với sức khỏe phụ nữ.
Hương phụ có hai loại chính: hương phụ vườn và hương phụ biển. Hương phụ vườn có thân cỏ cao từ 20 đến 30 cm, phần rễ thương phình thành củ có nhiều đốt và có lông, màu nâu nhạt. Hương phụ biển có thân rễ mảnh, rễ có thể phát triển thành củ có màu đen cao từ 15 đến 30 cm.
Bộ phận dùng của hương phụ là thân rễ đã phơi khô. Thân rễ hương phụ có vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng điều kinh, bổ huyết, tán hàn, chỉ thống. Vì vậy, hương phụ được sử dụng để điều trị các chứng bệnh kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí hư, huyết trắng, đau nhức xương khớp, tê thấp. Trong dân gian thường truyền nhau câu nói: “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ” nhằm chỉ việc chữa bệnh cho nam thì cần có trần bì, chữa bệnh cho nữ phải có hương phụ để khẳng định vai trò của vị dược liệu này.
Hương phụ có thể được dùng sống (được gọi là sinh hương phụ), sắc, ngâm rượu, tán bột, hoặc chế với các loại dược liệu khác (tứ chế, thất chế) để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Hương phụ – “vị thuốc vàng cho sức khỏe”
Hương phụ là vị thuốc quý, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ và là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc Đông y. Vậy tác dụng của hương phụ là gì?
Theo Đông y
Hương phụ là một vị thuốc quý trong Đông y, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ. Hương phụ có vị cay, hơi đắng, tính bình, quy vào kinh can, tam tiêu, tác dụng lí khí, điều kinh, thư can, chỉ thống.
Hương phụ có thể dùng dưới dạng sắc thuốc, tán bột, viên hoàn, cao thuốc. Cách chế biến hương phụ khác nhau cũng đem lại tác dụng khác nhau. Hương phụ sao đen có tác dụng cầm máu, được sử dụng trong trường hợp phụ nữ bị rong kinh. Hương phụ tẩm nước muối rồi đem sao lại có tác dụng điều trị bệnh về huyết, tẩm giấm có tác dụng tiêu viêm, tứ chế có tác dụng điều trị các bệnh phụ nữ như: kinh nguyệt không đều, viêm tử cung mãn tính, đau bụng kinh,…
Theo Tây y
Hương phụ có thành phần hóa học rất phong phú, bao gồm tinh dầu, axit béo, phenol,… Các nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng hương phụ có tác dụng ức chế sự co bóp tử cung, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, cường tim, hạ áp, kháng khuẩn và ức chế thần kinh trung ương.
- Ức chế sự co bóp tử cung: Hương phụ có tác dụng ức chế sự co bóp tử cung, do đó nó được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như đau bụng kinh, rong kinh, băng huyết.
- Điều hòa kinh nguyệt: Hương phụ được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít.
- Giảm đau: Nó được sử dụng trong các bài thuốc trị các chứng bệnh như đau bụng kinh, đau nhức xương khớp, đau đầu, đau họng,…
- Kháng khuẩn: Hương phụ có tác dụng kháng khuẩn, do đó được dùng để trị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng da,…
- Hương phụ còn được sử dụng với mục đích: cường tim, hạ áp, ức chế thần kinh trung ương, mất ngủ, lo âu,…
⇒ Xem thêm: Ăn ngải cứu chữa rong kinh: Giải pháp từ tự nhiên
Một số bài thuốc từ hương phụ
Hương phụ là một vị thuốc quý trong Đông y, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng hương phụ để chữa bệnh:
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, huyết áp cao
Nguyên liệu:
- Hương phụ 12g, ích mẫu 12g, ngải cứu 12g, bạch đồng nữ 12g.
Cách dùng:
- Sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, bạn hãy uống trước ngày dự đoán có kinh khoảng 10 ngày.
Chữa kinh nguyệt không đều, chậm kinh,đau bụng dưới, hành kinh có cục máu đông.
Nguyên liệu:
- Hương phụ 6g, đương quy 10g, thược dược 10g, xuyên khung 5g, ô dược 7g, ngải diệp 3g.
Cách dùng:
- Sắc nước uống.
Chữa băng huyết, rong huyết
Nguyên liệu:
- Củ gấu
Cách dùng:
- Sao đen tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.
Chữa dạ dày lạnh đau, nôn, ợ ra nước trong
Nguyên liệu:
- Hương phụ 6g, can khương 3g, mộc hương 3g, khương bán hạ 10g.
Cách dùng:
- Sắc nước uống 3 lần trước bữa ăn.
⇒ Xem thêm: Top 7 thảo dược điều hòa kinh nguyệt bạn không thể bỏ qua
Lưu ý khi sử dụng hương phụ
Hương phụ là một loại thảo dược có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, nhưng cũng cần phải thận trọng để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp không nên dùng hương phụ:
- Người bệnh bị chứng âm hư huyết nhiệt: Hương phụ có tính nóng, nên những người bị chứng âm hư huyết nhiệt không nên dùng vì có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
- Có dấu hiệu hoặc tiền sử dị ứng khi sử dụng hương phụ hay bất cứ loại thảo dược nào.
- Phụ nữ đang mang thai: Hương phụ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nên phụ nữ đang mang thai không nên dùng.
Hương phụ từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong điều trị các bệnh phụ nữ nhờ những tác dụng thần kỳ mà loại dược liệu này mang lại. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa tác dụng và hạn chế tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được đội ngũ chuyên gia giải đáp nhé.
Nguồn tham khảo
- Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2006). Nhà xuất bản Y học.