Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản từ chuyên gia

Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị, chăm sóc cho trẻ mắc viêm tiểu phế quản sao cho hiệu quả và an toàn nhất.  

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là gì?

Việc kiểm soát dòng khí lưu thông trong phổi sẽ thông qua các ống dẫn khí nhỏ trong phổi của tiểu phế quản. Tuy nhiên, khi bị tấn công bởi virus làm cho các tiểu phế quản bị tổn thương, có thể bị sưng lên và gây tắc nghẽn dòng không khí lưu thông khiến người bệnh cảm thấy bị khó thở. Tình trạng trên được gọi là bệnh lý viêm tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản chủ yếu xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân, thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, nhất là trẻ từ 3 đến 6 tháng, người lớn rất ít khi gặp bệnh lý này.

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do sự tấn công của các loại virus đường hô hấp. Một số chủng virus như là:

  • Virus cúm;
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV);
  • Adenovirus;
  • Rhinovirus;
  • Virus Parainfluenza;
  • Siêu vi trùng ở người và trong một số trường hợp hiếm, vi khuẩn.

Trong số các loại virus gây bệnh, virus RSV là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm khoảng 30-50% tổng số trường hợp. Đây là một loại virus rất dễ lây lan và phát triển, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Virus cúm và Adenovirus cũng là nguyên nhân gây bệnh phổ biến, chiếm tỷ lệ cao.

Ngoài ra, trẻ em sinh non hoặc có hệ miễn dịch yếu cũng có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm và chỉ xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt.

Viêm tiểu phế quản có lây không?

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lây nhiễm, tức là có thể lây từ người này sang người khác. Các giọt bắn nhỏ chứa vi rút gây bệnh thường là nguyên nhân chính gây lây nhiễm bệnh lý này. Các giọt này phát ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác có thể hít phải hoặc tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bệnh, sau đó chạm tay lên mắt, mũi hoặc miệng, từ đó lây nhiễm bệnh.

Viêm tiểu phế quản có tự khỏi được không?

Là bệnh lý do virus gây ra, viêm tiểu phế quản có khả năng tự hồi phục và tự khỏi trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với trẻ bình thường và người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh thường tự đi qua và không gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Vậy bé bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh thường tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần và đa số người bệnh có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà. Trong thời gian này, các triệu chứng khò khè và ho có thể kéo dài từ một đến bốn tuần.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

viêm tiểu phế quản
Trẻ bị viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ thường sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn có thể gặp nguy hiểm và biến chứng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Đặc biệt, những trẻ sinh non hoặc trẻ đang có các vấn đề sức khỏe khác, như bệnh mãn tính thường có nguy cơ cao hơn.

Các biến chứng nguy hiểm của viêm tiểu phế quản bao gồm:

  • Tràn khí màng phổi;
  • Ngưng thở;
  • Rối loạn chức năng hô hấp;
  • Suy hô hấp cấp;
  • Các biến chứng khác: Viêm tai giữa, xẹp phổi, viêm phổi và hen phế quản ở trẻ.

Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ

viêm tiểu phế quản
Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ

Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường dễ bị giống với bệnh cảm lạnh, với các triệu chứng như là: ho, sổ mũi, nghẹt mũi và kèm sốt. Sau 1 – 2 ngày bệnh tiến triển nặng hơn, trẻ bắt đầu xuất hiện thêm các triệu chứng:

  • Ho dữ dội hơn, tiếng ho nặng hơn đôi khi còn đi kèm với nôn mửa;
  • Sốt cao liên tục kéo dài trên 3 ngày;
  • Khi trẻ hít thở có biểu hiện cổ, ngực “hút vào”;
  • Thở nhanh, gấp, khò khè.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Trong trường hợp bệnh xảy ra đối với bé sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân hoặc mắc các bệnh mãn tính khác như tim, phổi bẩm sinh, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu mắc bệnh.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bé, cha mẹ cần hết sức để ý các biểu hiện của bé. Nếu thấy con có các dấu hiệu dưới đây, cần đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. 

  • Khó thở, tức ngực nghiêm trọng sau khi ho;
  • Ngủ li bì, bỏ ăn, quấy khóc thường xuyên;
  • Môi khô, miệng khô, không đi tiểu trong 6-8 giờ;
  • Thóp lõm xuống đối với trẻ sơ sinh;

Cảnh báo: Nếu trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, sốt cao kéo dài, ngủ li bì khó đánh thức, da xanh, môi nhợt nhạt, mất nước nghiêm trọng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý, điều trị cấp cứu kịp thời.

Sự khác biệt giữa viêm tiểu phế quản và viêm phế quản

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản là hai bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ hô hấp. Mặc dù chúng có một số điểm tương đồng, nhưng cũng tồn tại những khác biệt quan trọng giữa hai bệnh này. Dưới đây là những điểm khác biệt chính của hai bệnh lý này:  

Đặc điểm Viêm phế quản Viêm tiểu phế quản
Nguyên nhân gây bệnh Vi khuẩn + Virus Virus
Rất hiếm khi là vi khuẩn
Vị trí tác động Đường dẫn khí lớn hơn tức là phế quản  Đường dẫn khí nhỏ tức là tiểu phế quản
Đối tượng mắc bệnh Thường gặp ở trẻ lớn hơn 2 tuổi và người lớn Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 2 tuổi

⇒ Bạn đọc có thể xem thêm: Viêm phế quản cấp trẻ em – mẹ chớ xem thường

Cách chẩn đoán viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Quá trình chẩn đoán thường bao gồm các bước sau:

  • Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh của trẻ, bao gồm các triệu chứng và thời gian xuất hiện.
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng trên trẻ, tập trung vào việc nghe phổi và kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng.
  • Xét nghiệm hỗ trợ: Để xác định chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hỗ trợ sau:
    • X-quang ngực: Đây là phương pháp hình ảnh để kiểm tra tình trạng phổi của trẻ.
    • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp xác định nồng độ oxy và các chỉ số khác trong máu, từ đó đánh giá tình trạng tổn thương và viêm nhiễm.
    • Xét nghiệm siêu vi: Bằng cách lấy mẫu dịch nhầy từ mũi và họng của trẻ, xét nghiệm siêu vi có thể phát hiện sự tồn tại của các loại virus gây bệnh.

Các biện pháp điều trị và chăm sóc viêm tiểu phế quản cho trẻ

viêm tiểu phế quản
Các biện pháp điều trị và chăm sóc viêm tiểu phế quản cho trẻ

Viêm tiểu phế quản là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ra các triệu chứng khó chịu và khó thở. Để quản lý và điều trị hiệu quả cho trẻ, việc chăm sóc triệu chứng và sử dụng các biện pháp phù hợp là rất quan trọng. 

Dưới đây là một số biện pháp được các chuyên gia khuyến nghị để điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản an toàn và hiệu quả.

Đảm bảo nghỉ ngơi và giữ ấm

Trẻ cần được nghỉ ngơi đủ, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích và được giữ ấm phù hợp.

Giảm triệu chứng

Đối với trẻ có triệu chứng nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng các biện pháp can thiệp như nước muối nhỏ mũi để làm sạch đường thở, thuốc hạ sốt khi bị sốt và máy tạo độ ẩm phun sương mát. Những biện pháp này giúp giảm tắc nghẽn và làm dịu triệu chứng.

Điều trị các triệu chứng đau và hạ sốt

Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt nếu cần thiết. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Những trẻ có dấu hiệu suy hô hấp nặng có thể cần chăm sóc đặc biệt như thở máy hoặc hỗ trợ không xâm lấn. Một phương pháp hỗ trợ không xâm lấn mới là ống thông mũi lưu lượng cao, đang được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị bệnh lý này ở trẻ.

Đảm bảo đủ nước và dinh dưỡng

Trẻ cần được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Nếu trẻ không ăn được, có thể cần hỗ trợ bằng cách sử dụng nước muối ưu trương khí dung hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đối với trẻ có triệu chứng nặng hoặc không giảm sau các biện pháp trên, bác sĩ có thể đưa ra quyết định sử dụng thuốc như dịch truyền, kháng sinh hoặc corticosteroid. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ đúng liều lượng và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo dõi và kiểm tra

Trẻ cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên để đánh giá tình trạng và hiệu quả của liệu pháp điều trị. Nếu triệu chứng không giảm hoặc còn nghiêm trọng hơn, cần tham khảo bác sĩ ngay lập tức.

Như vậy qua bài chia sẻ rất mong có thể cung cấp cho cha mẹ cái nhìn cụ thể chính xác nhất vệ bệnh lý này. Nếu cha mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số hotline 18009229 (miễn cước phí) để được Dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.

Tài liệu tham khảo

Tác giả Nathaniel A . Justice (2022). Bronchiolitis, pubmed. Truy cập ngày 22/06/2023.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem dưỡngQuy cách đóng gói: Tuýp 10g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôi Quy cách đóng gói: Tuýp 20g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Visganic Plus

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 180,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng