Giải đáp cùng chuyên gia: Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 80% bệnh nhân thoái hóa ở khớp bị hạn chế về vận động, 20% bệnh nhân không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy thoái hóa khớp là gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa ở khớp là tình trạng lớp sụn xương và địa đệm bị thoái hóa suy yếu dần kèm theo xuất hiện các triệu chứng như viêm, giảm tiết dịch nhầy bôi trơn tại các khớp, khiến việc cử động của các khớp bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng đau và cứng khớp. Đây là một bệnh lý mãn kinh về xương khớp hay gặp ở người trên 40 tuổi trở đi, đặc biệt thường gặp nhất là sau 60 tuổi.

Thoái hóa khớp là gì?

Những vị trí khớp trên cơ thể hay bị thoái hóa

Sụn ​​là một mô cứng, trơn cho phép khớp chuyển động gần như không có ma sát. Cuối cùng, nếu sụn bị mòn hoàn toàn, xương sẽ cọ xát vào nhau. Chính vì vậy, thoái hóa xảy ra khi sụn đệm các đầu xương khớp bị thoái hóa dần. Và theo các chuyên gia bệnh thoái hóa ở khớp thường xảy ra ở một số vị trí trên cơ thể như sau:

  • Khớp gối
  • Khớp ngón tay và bàn tay
  • Khớp háng
  • Khớp vai
  • Khớp cổ chân.

Triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa khớp

Các triệu chứng của thoái hóa ở khớp thường phát triển chậm và nặng hơn theo thời gian. Khi bị thoái hóa thường gặp một số triệu chứng sau:

  • Đau đớn: Các khớp bị thoái hóa có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động.
  • Hay bị cứng khớp: Cứng khớp có thể dễ nhận thấy nhất khi thức dậy hoặc sau khi không hoạt động.
  • Khớp mềm: Có thể cảm thấy khớp của bạn mềm đi khi bạn ấn nhẹ vào hoặc gần khớp.
  • Mất tính linh hoạt của khớp: Không cử động được khớp của mình trong toàn bộ phạm vi chuyển động của nó.
  • Cảm giác hay bị nóng ran: Bạn có thể cảm thấy một cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp và ngoài ra có thể nghe thấy tiếng kêu lộp bộp hoặc tanh tách.
  • Sờ thấy xương: Những mẩu xương thừa này, có cảm giác giống như cục cứng, có thể hình thành xung quanh khớp bị ảnh hưởng.
  • Sưng tấy: Điều này có thể do viêm mô mềm xung quanh khớp.
  • Vận động khó khăn: Khớp bị thoái hóa khiến khả năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng khi gặp một số tư thế cúi sát đất, quay cổ,…
  • Khớp sưng tấy và biến dạng các khớp lâu dần gây biến dạng khớp bị tổn thương, vùng cơ xung quanh khớp bị tổn thương không có khả năng vận động.
Khi khớp bị thoái hóa thường gây đau đớn cho người bệnh

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng khớp bị thoái hóa xảy ra kéo dài có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Suy nhược cơ thể: Việc đau nhức xảy ra kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ bị mất ngủ, gây tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bị thoái hóa ở khớp. Do đó, nếu để tình trạng này xảy ra kéo dài có thể khiến người bệnh hay bị suy nhược cơ thể.
  • Biến dạng khớp: Thoái hóa khiến các khớp khi bị tổn thương, lâu dần có nguy cơ bị biến dạng khớp.
  • Teo cơ, tàn phế: Các khớp nếu không được vận động theo thời gian dài sẽ bị suy yếu, gây teo cơ, mất đi khả năng vận động,…Nguy hiểm nhất có thể gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh như rễ thần kinh, tủy sống,…

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng, khi mắc bệnh thoái hóa, bác sĩ sẽ kê một số thuốc điều trị sau:

Sử dụng thuốc tây để điều trị

  • Thuốc giảm đau giúp giảm các triệu chứng đau như: Thuốc acetaminophen giúp giảm tình trạng của người bị thoái hóa từ nhẹ đến trung bình, thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Thuốc tiêm corticoid: Giúp làm giảm đau ở khớp của bạn.

Điều trị không dùng thuốc

Đối với những người nặng cân mà mắc phải tình trạng khớp bị thoái hóa thì bác sĩ sẽ khuyên giảm cân kết hợp cùng với chế độ tập luyện phòng ngừa thoái hóa để tăng hiệu quả điều trị.

Thực hiện phẫu thuật

Đối với một số trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa ở khớp nặng như khớp cứng không cử động được, biến dạng khớp,…không thể can thiệp bằng điều trị thông thường.

Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số biện pháp phẫu thuật như điều trị dưới nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương (microfracture), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp,…

===>>> Xem thêm: Nâng cao sức đề kháng chìa khóa giúp bảo vệ sức khỏe của cơ thể

Dùng thuốc tây điều trị để giảm cơn đau

Các biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp

Để phòng tránh tình trạng khớp bị thoái hóa, theo các chuyên gia bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục giúp tăng sức bền đồng thời tăng cường các cơ xung quanh khớp, giúp khớp bạn ổn định hơn. Để phòng tránh khớp bị thoái hóa, bạn có thể tập một số bài tập như đi bộ, đi xe đạp, thể dục nhịp điệu,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Người bị thoái hóa nên cố gắng bổ sung một số thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu vitamin E, C, D, K,…nhiều trái cây, rau xanh giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát cân nặng giúp hạn chế trọng lượng của cơ thể gia tăng áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Hạn chế ăn một số đồ chiên xào chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ uống có cồn, thực phẩm giàu axit oxalic,…
    Vận động làm việc đúng tư thế, tránh thực hiện các động tác quá mạnh để ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần như Glucosamin sulfat natri clorid, Chondroitin sulfat natri, MSM (Methyl sulfonyl methane),…như trong sản phẩm như Chogotin new giúp cải thiện chất nhầy cho dịch khớp, làm tăng tính vận động, linh hoạt của khớp.
Bổ sung Chogotin new giúp xương khớp chắc khỏe

Thoái hóa khớp nếu để xảy ra kéo dài sẽ thực sự nguy hiểm. Với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này từ đó lựa chọn được biện pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229.

Nguồn tham khảo

Clevelandclinic (2019), Osteoarthritis, my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 20/05/2021.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 52,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 80g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ E-zyms Big

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 140,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nhaiQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 20ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.82 5 sao
(11 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem đánh răngQuy cách đóng gói: Tuýp 150g
Thêm vào giỏ hàng