Theo thống kê hiện nay có khoảng 10-20% người dân Việt Nam bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy, đây là căn bệnh phổ biến hiện nay, thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết cách điều trị đúng về bệnh lý này dẫn đến gây nên nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc xảy ra.
Vậy gan nhiễm mỡ là gì?
Gan bị nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan >5 % trong lượng gan, có một lượng nhỏ chất béo trong gan là bình thường, tuy nhiên nếu có quá nhiều chất béo trong gan có thể trở thành vấn đề sức khỏe, dẫn đến gây viêm gan, tổn thương gan, tạo sẹo nghiêm trọng hơn từ đó dẫn đến suy gan.
Hình ảnh mô phỏng gan khỏe mạnh (tay trái) và gan nhiễm mỡ (tay phải)
Biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ
Những người bị nhiễm mỡ ở gan đa phần không có triệu chứng rõ ràng do tình trạng lắng đọng mỡ diễn ra từ từ. Người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện dưới đây như mệt mỏi, khó chịu ở vùng thượng vị phải.
Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, gan to, căng ra khiến bệnh nhân sẽ xuất hiện kèm cảm thấy đau tức, nặng vùng gan. Trong một số trường hợp, gan bị nhiễm mỡ cũng có thể gây tình trạng vàng da, buồn nôn và nôn.
Những nguyên nhân dẫn đến gan bị nhiễm mỡ
Gan bị nhiễm mỡ xuất hiện phát triển khi cơ thể sản xuất quá nhiều chất béo hoặc không chuyển hóa chất béo hiệu quả. Chất béo dư thừa được lưu trữ trong các tế bào gan. Sự tích tụ chất béo có thể do nguyên nhân sau:
- Uống nhiều rượu bia
- Người béo phì
- Gan bị nhiễm mỡ trong thai kỳ.
- Hội chứng Reye
- Người mắc tiểu đường.
- Tác dụng phụ khi sử dụng một số thuốc như tetracycline, amiodarone, glucocorticoid, tamoxifen,…
- Tăng lipid
Ngoài ra, gan bị nhiễm mỡ còn xảy ra do một số nguyên nhân khác:
- Thiếu hụt dinh dưỡng protein – năng lượng.
- Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
- Viêm gan C, bệnh mạn tính, Bệnh Wilson.
- Hội chứng rối loạn chuyển hóa.
Phân loại gan bị nhiễm mỡ
Bệnh gan bị nhiễm mỡ được phân loại theo cách sau:
Dựa theo hình ảnh sinh thiết
Qua kết quả sinh thiết cho thấy có 2 loại gan bị nhiễm mỡ sau:
- Gan thoái hóa mỡ đơn thuần: Gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, không có kèm theo tình trạng viêm gan.
- Viêm gan thoái hóa mỡ: Ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc có xơ. Viêm gan thoái hóa mỡ còn được chia thành viêm gan thoái hóa mỡ do rượu và viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu.
Phân loại theo trọng lượng mỡ trong gan
Gan bình thường chứa 5g lipid cho mỗi 100g trong lượng gan, trong đó khoảng 14% là triglyceride, 64% phospholipid, 8% cholesterol và 14% là các acid béo tự do. Khi gặp phải tình trạng gan bị nhiễm mỡ, lượng chất béo có thể chiếm đến trên 50% trọng lượng gan, trong đó hơn 1 nửa là triglyceride.
Dựa theo lượng mỡ này, bệnh gan bị nhiễm mỡ sẽ được chia thành 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ: Lượng mỡ tích tụ ở gan chiếm 5 – 10% trọng lượng gan.
- Mức độ trung bình: Lượng mỡ tích tụ ở gan chiếm 10 – 25% trọng lượng gan
- Mức độ nặng: Lượng mỡ tích tụ ở gan chiếm 25 – 50% trọng lượng gan.
===>>> Xem thêm: Suy giảm chức năng gan thường gây ra biểu hiện gì? Cách phòng tránh
Phương pháp điều trị và phòng ngừa gan bị nhiễm mỡ
Để điều trị gan bị nhiễm mỡ, tùy vào mức độ bệnh bác sĩ sẽ khuyên áp dụng một số biện pháp sau:
Phương pháp điều trị
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị gan bị nhiễm mỡ. Dựa vào nguyên nhân cũng như mức độ lượng mỡ tích tụ trong gan, bác sẽ có thể kê một số thuốc điều trị cho bệnh nhân kèm xây dựng lối sống khoa học để cải thiện sức khỏe sớm cho bạn.
Một số thuốc bác sĩ có thể kê cho bạn như: metformin, thiazolidinedione, pioglitazone, rosiglitazone và betaine… Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một loại thuốc ngăn chặn sự hấp thụ một số chất béo từ thức ăn của bạn, giúp hỗ trợ điều trị cải thiện triệu chứng gan bị nhiễm mỡ. Tuy nhiên muốn sử dụng những thuốc này, bạn nên đi thăm khám bác sĩ.
Cách phòng ngừa gan bị nhiễm mỡ
Muốn ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn của gan bị nhiễm mỡ hiệu quả, theo chuyên gia điều quan trọng nhất là phải tuân xây dựng lối sống lành mạnh.
Duy trì cân nặng hợp lý, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Hạn chế uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung các loại vitamin nhóm B, C, E, acid amin,…
Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, carbohydrate tinh chế như mỡ động vật.
Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.
Không nên ăn nhiều thịt đỏ, da vịt, ngỗng, ngan, hạn chế ăn nội tạng động vật,…
Phòng ngừa gan bị nhiễm mỡ bằng cách sử dụng thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu khoa học chứng minh như cao táo mèo, cao giảo cổ lam, cao lá sen.
Với những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về gan nhiễm mỡ, đồng thời biết cách phòng ngừa hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229 (miễn cước phí).
Nguồn tham khảo
Cleveland Clinic (2020), Fatty Liver Disease, my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 22/10/2020.