Qua tháng thứ 6 mẹ bầu sẽ bước vào tam cá nguyệt cuối của thai kỳ. Lúc này thai nhi đã chiếm gần hết tử cung của mẹ, đại não cũng đã phát triển đỉnh cao. Trong giai đoạn này, dinh dưỡng cũng sẽ ảnh hưởng đến nhiều đế sự phát triển của bé. Trong bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất về những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 đến thai nhi
Bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ cơ thể bé dài khoảng 30 – 34cm, cân nặng lúc này khoảng 600 – 700g. Cơ thể thai nhi lúc này đã cân đối hơn, tuy nhiên da vẫn còn nhăn nheo. Màu và chất tóc cũng bắt đầu rõ ràng hơn. Đây cũng là giai đoạn mà đại não ở thời kỳ phát triển đỉnh cao. Bé trong tháng này cũng đã biết cảm nhận được vị giác. Chế độ ăn cho bà bầu lúc này cũng sẽ tác động nhiều đến bé.
Với những trải nghiệm khác nhau về mùi vị, trong giai đoạn này bé có thể xây dựng mối liên hệ đặc biệt với mùi vị và đặc biệt mẫn cảm với vị ngọt và vị đắng. Tháng thứ 7 bé sẽ có những động tác mút khi nếm được vị ngọt và lè lưỡi khi nếm phải vị đắng. Lúc này nếu mẹ uống một cốc cafe đặc, em bé sẽ hít thở và nhịp tim cũng sẽ đập nhanh hơn.
Từ tháng thứ 7 vị giác của bé cũng bắt đầu ổn định hơn. Những thứ mẹ ăn hàng ngày sẽ thông qua thần kinh và lưu lại ấn tượng sâu đậm trong não bộ của bé. Điều này sẽ chi phối đến khả năng tiếp nhận và lựa chọn các loại thức ăn của trẻ sau này. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ tháng thứ 7 có vai trò cực kỳ quan trọng. Một số bé gặp phải tình trạng khi sinh ra đã kén ăn. Điều này cũng có liên quan đến chế độ ăn không cân bằng của mẹ trong thời kỳ mang thai đặc biệt là từ tháng thứ 7.
Ăn uống cân bằng trong tháng thứ 7 vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, vừa ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này của trẻ. Mẹ nên ăn đa dạng cả những món ăn thô – mịn, rắn – lỏng, ăn nhiều hoa quả, các loại rau củ, dầu ăn (dầu oliu, dầu lạc, dầu đậu nành…). Tuy nhiên, nếu bạn bị cao huyết áp trong thai kỳ nên hạn chế các chất béo, ăn ít muối, không ăn dưa muối, trứng muối, nên thường xuyên ăn thanh đạm.
Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Bổ sung thêm khoảng 450 – 500 calo mỗi ngày trong tháng thứ 7 rất cần thiết cho sức khỏe của thai nhi sắp chào đời. Mẹ nên ăn uống điều độ, cân bằng giữa các nhóm chất. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà mẹ bầu nên và không nên ăn khi mang thai tháng thứ 7.
Thực phẩm nào tốt nhất cho thai 7 tháng
Các thực phẩm được chứng minh mang lại nhiều lợi ích khi mang thai tháng thứ 7 thai kỳ gồm có:
- Thực phẩm giàu sắt và protein: Bổ sung thực phẩm giàu sắt trong tháng thứ 7 nhằm mục đích tránh thiếu máu và xuất huyết khi mang thai. Protein giúp bé phát triển nhanh hơn ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn có thể bổ sung sắt và protein thông qua thịt đỏ, thịt gia cầm, một số loại đậu, ngũ cốc.
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi đặc biệt quan trọng trong tam cá nguyệt thứ 3. Các loại thực phẩm như sữa tươi, sữa chua, các loại thực phẩm như bột yến mạch hay cá hồi là những thực phẩm giàu canxi mà bà bầu tháng thứ 7 nên ăn.
- Thực phẩm giàu magie: Magie làm giảm các triệu chứng chuột rút, giúp thư giãn cơ bắp, phòng ngừa chuyển dạ sớm. Magie có nhiều trong hạnh nhân, yến mạch, đậu đen, lúa mạch, hạt bí ngô…
- Thực phẩm giàu acid folic: Bổ sung acid folic trong tháng thứ 7 giúp phát triển hệ thần kinh của bé. Acid folic có nhiều trong ngũ cốc, bột yến mạch, rau, trái cây sẫm màu chẳng hạn như dâu tây.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Càng về những tháng cuối bà bầu càng dễ táo bón hơn. Vì thế nên bổ sung chất xơ từ rau, trái cây tươi, đậu, ngũ cốc.
- Thực phẩm giàu DHA: DHA chủ yếu có nhiều trong các loại cá béo, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân.
Thực phẩm cần tránh khi mang thai tháng thứ 7
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho mẹ bầu tháng thứ 7 vẫn có nhiều loại thực phẩm gây hại cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 7 như:
- Đồ ăn nhiều chất béo, cay nóng. Những đồ ăn này sẽ làm mẹ tăng triệu chứng ợ nóng.
- Đồ ăn vặt: Những thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn vặt thường không có giá trị dinh dưỡng vì vậy không nên lạm dụng những thực phẩm này.
- Caffein, rượu, thuốc lá: Không chỉ trong tháng thứ 7 mà trong cả thai kỳ, mẹ bầu cần tránh sử dụng rượu, thuốc lá, cafe…
- Đồ ăn muối như dưa muối, hành muối.
===>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8 vào con không vào mẹ
Tháng thứ 7 ăn nhiều hạt quả khô giúp chất tóc bé đẹp hơn
Ở tháng thứ 7 tóc của bé được hình thành rõ ràng hơn. Mặc dù lúc này chất tóc chưa xác định thế nhưng nếu cơ thể mẹ hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng chất tóc của bé sau này sẽ đẹp hơn.
Một số loại hạt quả khô như quả óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân sẽ góp phần giúp chất tóc của bé trở nên đẹp hơn. Trong quả óc chó có chứa nhiều acid béo không no có thể giúp bảo vệ tóc. Quả óc chó, hạt điều, hạnh nhân còn chứa nhiều kẽm – một khoáng chất giúp chất tóc khỏe mạnh. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến tóc chẻ ngọn, gãy rụng. Vì thế mẹ bầu nên bổ sung nhiều hạt quả khô vào tháng thứ 7.
Bên cạnh đó, các loại hạt quả khô còn có tác dụng quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Thành phần lecithin có trong quả óc chó có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh; acid béo không no giúp hỗ trợ phát triển não bộ của bé.
Hàm lượng chất béo trong quả óc chó cũng rất cao, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả. Đối với những loại hạt khác cũng nên ăn với lượng thích hợp để đem lại hiệu quả tốt.
===>>> Xem thêm: Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9 thai kỳ
Những lưu ý cho bà bầu tháng thứ 7
Bên cạnh xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, mẹ cũng nên chú ý một số vấn đề sau:
- Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga hay bơi. Bằng cách này sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn đồng thời dễ sinh hơn.
- Làm một số hoạt động mà bạn thích như đọc sách, vẽ tranh, nấu ăn để tâm trạng thư giãn, thoải mái.
- Mẹ bầu thường gặp phải tình trạng bụng căng tức khi mang thai tháng thứ 7 đặc biệt là khi nằm ngửa. Bạn hãy thử nằm nghiêng sang một bên và đặt một chiếc gối dưới bụng.
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, ngủ đủ giấc.
- Mặc đồ rộng rãi nên lựa chọn chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi.
- Đi khám thai định kỳ để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình.
Như vậy, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 có thay đổi một chút so với các tháng trước. Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học để con có thể phát triển một cách tốt nhất. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 9229.
Nguồn tham khảo
Tác giả: Alexandra McCray (2020), Foods to Eat During Your Third Trimester, WebMD. Truy cập ngày 24/06/2022.