Thời kỳ hậu sản luôn mang đến mẹ những khó chịu nhất định, đặc biệt như chứng đau nhức bắp chân sau sinh. Mặc dù chúng sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần mẹ phải bận tâm, song, để ngăn chặn triệt để hiện tượng tái phát, vậy thì mẹ hãy đọc ngay bài viết này và áp dụng ngay nhé.
Đau nhức bắp chân sau sinh là gì?
Là một biểu hiện thường thấy khi cơ chân của mẹ vì hoạt động quá tải mà truyền tới cơn đau nhức, đau nhức bắp chân sau sinh thường gây ra những cản trở cho mẹ trong quá trình đi lại và vận động.
Không chỉ xảy ra ở bắp chân, một số trường hợp khác mẹ có thể bị đau cả ở đùi hoặc lan xuống hai bàn chân, tùy vào cơ địa của mẹ.
Có thể nói đau nhức bắp chân là một bước đệm hình thành nên hiện tượng chuột rút gây đau khi lượng acid tích tụ ở cơ bắp lớn hơn mức thông thường. Do vậy, mẹ cần có những biện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế sự đau nhức này trở thành mãn tính.
===> Xem thêm: Đau lưng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
Điều gì gây ra đau nhức bắp chân sau sinh cho mẹ?
Đau nhức bắp chân sau sinh thường xảy ra khi khối cơ bắp của mẹ đang bị co thắt chặt do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Nồng độ hormone bị thay đổi.
- Khí huyết bị ùn ứ sau sinh.
- Mang vác nhiều đồ vật nặng.
- Cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phục hồi.
Tuy nhiên, hơn tất cả, 3 nguyên nhân dưới đây mới chính là cơ sở gây gia tăng tê mỏi chân tay sau sinh ở mẹ.
Thiếu hụt lượng calci cần thiết
Giảm thiểu hàm lượng calci trong máu là vấn đề thường gặp ở mẹ đang mang thai và cho con bú.
Điều này rất dễ hiểu ngay từ khi bé lớn lên trong bụng mẹ đã cần rất nhiều calci để hình thành một khung xương chắc khỏe. Nếu mẹ không nhận đủ calci thì em bé sẽ lấy chúng từ trong xương của người mẹ.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng khi cho con bú, có đến 5% – 7% số mẹ bỉm sữa bị thâm hụt đi khối lượng xương, chỉ đơn giản vì cơ thể mẹ lúc này sản xuất ít estrogen hơn so với trước khi mang thai – một trong những loại hormone bảo vệ xương khớp ở phụ nữ.
Chính vì vậy, một số trường hợp khi đi khám, kết quả cho ra hiện tượng mẹ bị loãng xương cũng là từ đây mà ra.
Cơ thể mẹ thiếu khoáng chất magie
Trong số các loại vitamin sau sinh cần đảm bảo luôn duy trì trong cơ thể thì magie là khoáng chất thứ hai mẹ không nên bỏ qua. Được ví như một vị cứu tinh cho mẹ, sự tồn tại của magie giúp ổn định giấc ngủ ngon khi khởi động hormone melatonin.
Không chỉ dừng lại ở đó, magie còn là người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình hỗ trợ chắc khỏe xương và nuôi con khỏe mạnh.
Cần thiết là vậy nhưng khi gặp phải tình trạng thiếu hụt thì magie là khoáng chất thứ hai dễ gây ra tình trạng mẹ sau sinh bị nhức mỏi chân.
Chẳng những cản trở sự hấp thu, tổng hợp và phát triển của thai nhi, cơ thể thiếu magie còn tăng nguy cơ:
- Tử cung bị co thắt.
- Co rút cơ bắp chân.
- Chuyển dạ sinh non sớm.
Bên cạnh đó, thiếu magie trong khi mang thai và sau khi sinh còn làm mất tác dụng cân bằng sự vận chuyển của hệ tim mạch và tăng nguy cơ huyết áp cao ở mẹ.
Cơ thể mẹ thiếu nước
Mặc dù không phải vitamin hay chất dinh dưỡng, nhưng nước vẫn luôn là chất lỏng cần thiết để điều khiển hoạt động của các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi, thận và cơ bắp. Điều này đều nhờ vào cấu trúc protein và glycogen vững chắc giúp mẹ có thể tự do điều chỉnh độ mềm dẻo của mọi cơ quan, đặc biệt là cơ bắp.
Bởi vậy, khi thiếu nước, cử động của mẹ sẽ bị hạn chế nhiều hơn và sau sinh bị nhức tay chân là điều không tránh khỏi.
===> Xem thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh thường thế nào để nhanh hồi phục nhất?
Làm gì để hết ngay đau nhức bắp chân sau sinh?
Có vô vàn các biện pháp để cải thiện hiện tượng đau nhức bắp chân sau sinh ở mẹ như:
- Tập luyện yoga thường xuyên.
- Đi bộ nhẹ nhàng.
- Massage bắp chân thường xuyên.
- Ngâm chân đều đặn 1 tuần 3 lần.
- Kết hợp chườm nóng để điều hòa lưu thông từ bên trong.
Tuy nhiên, để điều chỉnh và ngăn ngừa triệt để cơn đau thì có 3 yếu tố dưới đây mẹ cần phải ghi nhớ nhé.
Ưu tiên bổ sung calci cho mẹ
Calci là một khoáng chất cần thiết để hình thành và cấu tạo nên nhiều chức năng của cơ thể, trong đó bao gồm cả cơ, xương, răng hay sức khỏe tâm thần nói chung. Do đó, bổ sung kịp thời và bảo vệ lượng calci đã có trong sữa là điều cần thiết với tất cả mẹ đã, đang và sẽ trải qua quá trình sinh nở.
Theo Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tiêu thụ đầy đủ từ 1000mg – 1500mg calci để đảm bảo cho xương chắc khỏe và hạn chế sự loãng xương, xốp xương xảy ra.
Có rất nhiều nguồn calci mẹ có thể lựa chọn để cung cấp như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem.
- Các loại rau có màu xanh đậm có thể kể đến như bông cải xanh, cải thìa, cải ngọt.
- Nguồn protein chất lượng như thịt, cá hồi, trứng.
- Một số tinh bột được khuyến khích như bánh mì, ngũ cốc.
Ngoài ra, đậu phụ, hạnh nhân, nước cam… mẹ cũng có thể tham khảo. Mẹ cũng đừng quên sử dụng kèm các sản phẩm chứa calci nhé.
Bổ sung magie đúng thời điểm
Không thua kém calci là mấy, các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên duy trì các thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều magie trong suốt thai kỳ và thời kỳ cho con bú. Bằng cách này, lượng magie trong máu sẽ luôn đủ cho cả mẹ với bé, lượng thâm hụt sẽ được giảm xuống đáng kể và ở trong mức độ cho phép.
Để đưa nhiều magie vào thực đơn hàng ngày, dẫn đầu danh sách là các loại hạt như hướng dương hoặc hạt lanh với lần lượt 420mg và 350mg magie trong mỗi 100g hạt. Ngoài ra, 45mg magie trong mỗi 100g chuối cũng có thể kết hợp với rau củ quả khác tạo thành một loại nước uống thích hợp cho mẹ.
Tăng cường lượng nước cho cơ thể
Đảm bảo lượng nước trong cơ thể luôn đạt ở mức khoảng 70% sẽ giúp mẹ:
- Tập trung tinh thần.
- Tối ưu hóa tích trữ nước.
Và tất nhiên, khi nhận đủ nước sẽ là nguồn năng lượng hợp lý để tạo độ mềm dẻo và linh hoạt hơn cho các phản ứng diễn ra hay các hoạt động hàng ngày.
Vậy mẹ nên uống bao nhiêu nước là đủ? Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến cáo người lớn và trẻ nhỏ nên bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước để phục vụ cho các cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với bà bầu và mẹ cho con bú thì nên chủ động nạp từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để:
- Đảm bảo lượng sữa cho con bú.
- Không gây mệt mỏi.
- Tạo điều kiện cho quá trình vận động trong và ngoài cơ thể được linh hoạt.
- Hồi phục chức năng nhanh hơn.
Trên đây là các vấn đề về đau nhức bắp chân sau sinh. Mọi thắc mắc xin liên hệ số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn miễn phí nhé.
PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- Pregnancy, Breastfeeding and Bone Health, NIH, truy cập ngày 26/04/2023
- Recovering From Delivery – Postpartum Recovery | familydoctor.org, familydoctor.org, truy cập ngày 26/04/2023