3 dấu hiệu trầm cảm sau sinh mẹ không nên bỏ qua

Giai đoạn ở cữ hay lâu hơn luôn tồn tại hàng ngàn vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, đặc biệt là những dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Vậy nên để ngăn chặn chúng xảy ra, mẹ hãy thực hiện ngay 3 bước đơn giản này tại nhà nhé.

Thực trạng trầm cảm sau sinh ở mẹ bầu

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần, có tới 10% đến 20% số mẹ đang có nguy cơ trầm cảm cuối thai kỳ và có tới 30% đến 40% số mẹ trầm cảm sau sinh đến khám trên tổng số ca mỗi ngày trong năm 2022. 

Đáng báo động nhất khi con số này đang có xu hướng gia tăng những 15% vào nửa đầu năm 2023. Chính vậy, việc tìm ra dấu hiệu trầm cảm sau sinh nhanh nhất và sớm nhất là điều cần thiết để hạn chế những tác động tiêu cực tới mẹ.

===> Xem thêm: Bà bầu mất ngủ – mẹo hay cải thiện giúp mẹ ngủ ngon hơn

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh và các triệu chứng đi kèm

Xuất phát từ những suy nghĩ quá mức hay căng thẳng, trầm cảm sau sinh là một tình trạng chung của hầu hết các mẹ gặp phải các trường hợp như:

  • Không có tiếng nói chung trong việc nuôi con.
  • Không nhận được sự thấu hiểu của người thân trong việc chăm sóc con.

Đây đều là biểu hiện điển hình cho giai đoạn hậu sản có thể kéo dài, nhẹ thì vài ngày, nặng thì vài tuần cho đến vài tháng với 3 sự thay đổi điển hình sau:

Thay đổi tâm lý 

Luôn bắt đầu bằng những dấu hiệu mà chính mẹ hay ba cùng người thân gia đình đều phớt lờ và coi đó chỉ là một tình trạng do sự căng thẳng gây ra. 

  • Chán nản với cuộc sống lặp đi lặp lại: thức dậy – thay tã – cho con bú – dọn dẹp nhà cửa – nấu cơm.
  • Luôn cảm thấy tội lỗi và thất bại: cảm giác bản thân không phải là một người mẹ tốt, không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ làm mẹ.
  • Hoảng loạn và sợ hãi mỗi khi chăm con, nghe tiếng khóc của con, dường như tồn tại một áp lực nặng nề mà mẹ không thể chống đỡ được.
  • Suy nghĩ dần trở nên tiêu cực và đánh mất sự tự tin của bản thân. 
dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu từ những thay đổi trong cuộc sống của mẹ

Thay đổi trong cuộc sống hàng ngày

Cuộc sống hàng ngày với các mẹ có dấu hiệu stress sau sinh thường bị đảo lộn và dần chuyển động theo hướng mất cân bằng, bắt đầu từ những điều đơn giản như:

  • Không còn hứng thú với những điều đã từng là sở thích trước đó của mẹ.
  • Lượng thức ăn tăng nhanh hoặc giảm mạnh.
  • Cân nặng cũng dao động theo lượng thức ăn được nạp vào.
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay ngủ nhiều quá mức, luôn rơi vào trạng thái thèm ngủ và cần được ngủ.
  • Dù là chăm con hay làm việc, mẹ đều dễ bị mất tập trung hoặc khó đưa ra quyết định kịp thời với một công việc nào cần sự chắc chắn.
  • Tránh né tiếp xúc hay nói chuyện với bạn bè và người ngoài.

Thay đổi trong suy nghĩ 

Đây cũng là điều quan trọng và cần phải quan tâm nhất, bởi suy nghĩ là nơi quyết định hành động của mẹ. Do vậy, nếu ý thức của mẹ bị sai lệch sau sinh sẽ khiến mẹ nảy sinh ý định:

  • Tự đánh mất động lực sống của bản thân.
  • Tự làm tổn thương bản thân và em bé.
  • Tự tử để không trở thành gánh nặng cho gia đình và người thân.

5 bước ngăn chặn triệt để dấu hiệu trầm cảm sau sinh phát sinh ngay tại nhà

Các mức độ trầm cảm sau sinh là khác nhau ở mỗi mẹ, tùy thuộc vào trạng thái tại thời điểm đó và khả năng cân bằng cảm xúc của mẹ. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo và hãy áp dụng ngay 5 bước này để thiết lập lối sống khỏe mạnh cũng như cùng nhau vượt qua trầm cảm sau sinh (nếu có) nhé.

===> Xem thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh thường thế nào để nhanh hồi phục nhất?

dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao sẽ cho mẹ một lối sống lành mạnh, tránh xa trầm cảm

Tăng cường luyện tập tại nhà

Có rất nhiều bài tập yoga cho mẹ sau sinh hay các bài vận động nhẹ nhàng hiện nay được cập nhật trên các phương tiện truyền thông, do đó, mẹ có thể vừa trông con vừa vận động chút để làm nóng cơ thể. Điều này vừa giúp mẹ giảm thiểu áp lực nuôi con, vừa giúp mẹ yêu đời và trân trọng mọi thứ xung quanh mình hơn. 

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé cùng vận động với mình bằng cách đưa bé đi dạo cùng, như vậy bé cũng được tiếp xúc và làm quen với cuộc sống nhanh hơn. 

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ đúng giờ luôn tạo ra những năng lượng tích cực cho mẹ và cũng là cách gián tiếp tạo ra lượng sữa non dồi dào, chất lượng cho bé. 

Trong đó, thực đơn của mẹ mỗi ngày nên là các loại thực phẩm bao gồm trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các loại thịt, han chế đồ ngọt và đồ ăn vặt. Kết hợp với thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, đặc biệt là mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi lúc bé ngủ nhé.

Tránh sử dụng các chất kích thích

Chật vật, khó khăn trong những ngày đầu nuôi bé, hay thậm chí cả việc mất ngủ đều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc mẹ tìm đến cafe hay nhiều chất kích thích khác. 

Nhưng mẹ có biết, khi xuất hiện dấu hiệu trầm cảm thì chính các chất này lại gia tăng nguy cơ trầm cảm cao hơn trong mẹ. Không những thế, chúng còn dễ đi qua hàng rào tuyến vú, đi vào dòng sữa và ngăn cản dinh dưỡng được truyền tới bé. 

 

Trò chuyện và gặp gỡ bạn bè thường xuyên

Dành thời gian cho bản thân được giao thiệp với nhiều bạn bè khác cũng là cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà hiệu quả. Hơn thế, tiếp xúc cùng mở rộng mối quan hệ hay chỉ đơn giản là duy trì những mối quan hệ tiềm năng cũ sẽ cho mẹ những lời khuyên và cách nhìn nhận bao quát hơn mọi vấn đề, gỡ bỏ các khúc mắc nhanh hơn. 

dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Trò chuyện và gặp gỡ bạn bè thường xuyên cũng giúp mẹ giảm bớt gánh nặng tâm lý

Nuôi dưỡng các thói quen hàng ngày trong khi mang thai và sau khi sinh

Thay vì để bản thân bị cuốn theo những khó chịu, mẹ hãy quay trở lại làm những điều mẹ đã từng hứng thú như nghe nhạc, đọc sách, tham gia các khóa học hay tự luyện tập điều gì đó mà bản thân yêu thích. Chúng cũng sẽ gia tăng sự trải nghiệm và kiến thức cho mẹ.

Nếu niềm đam mê của mẹ là công việc thì mẹ có thể sắp xếp thời gian và trở lại đi làm lại sớm.

Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?

Mặc dù chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt như thay tã cho bé hay ru bé ngủ… nhưng với mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, cảm xúc đến là bất chợt. Dù mẹ không nhận ra nhưng nó cũng là nguyên nhân điều chỉnh cảm nhận của mẹ và tạo nên những biểu hiện khác thường. 

Thực chất, áp lực vô hình từ việc nuôi con cùng sự không thấu hiểu và đồng cảm từ gia đình mới là thứ khiến mẹ bị stress, căng thẳng quá mức. Bởi vậy, để hạn chế triệt để những hậu quả của trầm cảm sau sinh mang lại, ba hãy thường xuyên ở bên mẹ, trò chuyện và chia sẻ việc chăm con, việc nhà để giảm bớt gánh nặng cho mẹ nhé.

Bên cạnh đó, mẹ hãy thật sự thả lỏng và cùng ba lắng nghe cơ thể mình. Nếu như có điều gì đó vướng mắc hay khiến mẹ ngày càng cảm thấy niềm tin vào cuộc sống thì, những lúc này, nhà tâm lý học hay bác sĩ sản phụ khoa luôn chào đón và chờ đợi sự sẻ chia, mở lòng từ phía mẹ. 

Trên đây là những dấu hiệu trầm cảm sau sinh điển hình và cách khắc phục. Mọi thắc mắc xin liên hệ số hotline miễn cước 18009229 hoăc 0973732486 để được tư vấn miễn phí nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Postpartum depression | March of Dimes, March of dimes, truy cập ngày 04/11/2023
  2. Postpartum depression – Symptoms and causes – Mayo Clinic, Mayo Clinic, truy cập ngày 04/11/2023
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANQ

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.82 5 sao
(11 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Sữa Quy cách đóng gói: Tuýp 150g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Đại Bổ

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 650,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:CốmQuy cách đóng gói: Hộp lớn bao gồm 1 hộp ban ngày 15 gói * 4g và 1 hộp ban tối 15 gói * 4g
Thêm vào giỏ hàng