Bị sốt khi mọc răng là tình trạng phổ biến hay gặp phải ở trẻ nhỏ hiện hay, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Do đó, nắm chắc những dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ nhỏ để biết cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhé!
Trẻ nhỏ bắt đầu mọc răng ở độ tuổi nào?
Mọc răng là hiện tượng răng của trẻ bắt đầu nhú khỏi đường viền nướu. Do đó, mọc răng là một phần tự nhiên trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng từ 4 đến 7 tháng tuổi, một số trẻ có thể muộn hơn.
Tùy thuộc vào thế chất mà mỗi trẻ có thời điểm mọc răng khác nhau, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu răng của trẻ mọc vào một độ tuổi khác.
Thông thường, bắt đầu quá trình mọc răng trẻ sẽ mọc 2 chiếc răng cửa ở dưới đầu tiên vào khoảng từ 6 đến 10 tháng tuổi
Tiếp theo, trẻ sẽ mọc hai chiếc răng trên đối diện và hai chiếc ở hai bên trong khoảng thời gian từ 8 đến 13 tháng.
Hai chiếc răng cửa hàm dưới ở hai bên, sau đó những chiếc răng hàm đầu tiên sẽ mọc khi trẻ ở độ tuổi từ 10 đến 16 tháng.
Sau đó, trẻ sẽ mọc những chiếc răng phía trước của răng hàm đầu tiên, còn răng hàm sau là những chiếc răng đa phần sẽ mọc sau cùng.
Theo các chuyên gia, những chiếc răng sữa cuối cùng sẽ mọc khi trẻ được 3 tuổi.
Dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ nhỏ thường hay gặp phải hiện nay
Triệu chứng của mỗi đứa trẻ mọc răng thường không giống nhau, khi trẻ sốt do mọc răng sẽ thường gặp phải một số triệu chứng điển hình như sau:
- Trẻ bị sốt nhẹ.
- Hay quấy khóc, nướu bị sưng và mềm.
- Trẻ tiết nhiều nước dãi có thể gây phát ban trên mặt.
- Trẻ có thể bị ho, kèm theo muốn gặm hoặc muốn nhai những đồ cứng.
- Trẻ hay chán ăn, khó chịu và dễ hay cáu kỉnh.
- Hay đưa tay lên miệng, má đỏ bừng bừng.
- Trẻ thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ.
Mọc răng có thể gây đau đớn cho trẻ nhưng đa phần thường ít gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ bị sốt do mọc răng có thể mắc kèm theo một số triệu chứng như bị tiêu chảy, nôn mửa, phát ban trên cơ thể, sốt cao hơn, hoặc ho và nghẹt mũi… gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Vậy sốt mọc răng bao nhiêu ngày thì theo các chuyên gia, khác với dấu hiệu sốt do bệnh, các triệu chứng, dấu hiệu trẻ sốt mọc răng hàm nói riêng và sốt do mọc răng nói chung hầu hết sẽ xuất hiện trước khi răng mọc khoảng 3 – 5 ngày. Tình trạng này sẽ hết khi răng của trẻ mọc lên.
Do đó, bố mẹ nên theo dõi dấu hiệu mọc răng của trẻ để có những biện pháp xử trí kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
===>>> Xem thêm: Trẻ sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh để nhanh khỏi?
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng?
Khi trẻ bị sốt do mọc răng gây ra những triệu chứng khó chịu thì bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp được khuyên bởi chuyên gia dưới đây:
Chà nước cho bé
Khi trẻ bị đau nhức kèm theo sốt nhẹ do mọc răng, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa sốt mọc răng như dùng ngón tay sạch chà lên răng. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng gạc ướt chứa nước muối sinh lý hay nước ấm để chà nướu cho bé giúp làm giảm sự khó chịu của bé.
Sử dụng núm ti giả
Mẹ có thể sử dụng núm ti giả cho bé ngậm để làm giảm sự tổn thương nướu cho bé.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn cho trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ kèm thêm mắc phải các triệu chứng khó chịu khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, cáu kỉnh,…
Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chứa các hoạt chất như acetaminophen,…
Một số biện pháp khác
Ngoài những biện pháp trên, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do tình trạng sốt mọc răng của trẻ. Mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày, chườm khăn ấm để hạ sốt cho bé.
- Bố mẹ có thể sử dụng khăn sạch để lau dãi cho con, nếu trẻ tiết nhiều dãi mẹ có thể sử dụng yếm đeo dãi cho trẻ, hạn chế trẻ mắc vấn đề da liễu quanh miệng, má, cằm,….
- Không sử dụng thuốc có chứa hoạt chất benzocaine hoặc lidocaine để giảm đau cho trẻ khi mọc răng bởi vì có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây tử vong.
Cách chăm sóc răng cho trẻ nhỏ sau khi mọc
Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách ngay từ những ngày đầu tiên là một việc làm hết sức cần thiết để trẻ luôn có hàm răng chắc khỏe.
Theo chuyên gia, trong những tháng năm đầu đời trẻ chưa mọc răng nên mẹ không cần sử dụng kem đánh răng cho trẻ. Mẹ có thể chăm sóc răng miệng cho bé bằng những cách sau:
Vệ sinh nướu cho bé đúng cách bằng gạc và vải mềm
Mẹ dùng gạc hoặc một miếng vải mềm, sạch để vệ sinh nướu của bé hai lần một ngày sau khi bú buổi sáng và trước khi đi ngủ.
Việc làm sạch nướu cho trẻ có thể ngăn các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ trong miệng của bé, giúp bé quen dần với cảm giác nướu bị kích thích.
Tập thói quen đánh răng cho trẻ
Khi những chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện, mẹ làm sạch răng bằng bàn chải đánh răng nhỏ, lông mềm hai lần một ngày.
Đối với trẻ được 2 tuổi trở lên đã mọc hết răng sữa, bố mẹ nên bắt đầu có thể sử dụng kem đánh răng để vệ sinh răng miệng cho trẻ càng sớm càng tốt.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng kem đánh răng bố mẹ có lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng những bàn chải chuyên dùng và kem đánh răng được thiết kế riêng cho trẻ nhỏ và phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Mẹ nên cẩn thận hướng dẫn để trẻ cách đánh răng để trẻ không nuốt kem đánh răng trong quá trình sử dụng. Tốt nhất mẹ nên mua loại đảm bảo chất lượng, thiết kế dành riêng cho trẻ nhỏ để khi trẻ lỡ nuốt sẽ không gây hại.
- Đồng thời, thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần cho trẻ hoặc khi thấy lông bàn chải đã bị sờn hoặc xơ cứng, để không gây trầy xước răng và nướu của bé.
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên mẹ có thể sử dụng kem đánh răng kết hợp chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch răng. Mẹ nên giúp bé hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách và thực hiện duy trì thói quen chăm sóc suốt đời.
- Bố mẹ nên dành thời gian đánh răng cùng trẻ, hướng dẫn con đánh răng cố định vào 1 thời điểm trong ngày.
===>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột là lý tưởng nhất?
Trên đây là một số dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ hay gặp phải. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải biểu hiện trên vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (MIỄN CƯỚC PHÍ) hoặc zalo/viber của hotline 0973732486 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn tốt nhất
Tài liệu tham khảo
- Tác giả WebMD Editorial Contributors (2022), Teething, webmd.com. Truy cập vào ngày 08/03/2023
- Tác giả Mia Armstrong, MD (2021), When Do Babies Usually Start Teething?, healthline.com. Truy cập vào ngày 08/03/2023