Đau bụng lâm râm khi mang thai luôn tồn tại những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy thì mẹ hãy theo dõi và làm theo 3 bước này để cải thiện tình trạng ngay lập tức nhé.
9 nguyên nhân có thể gây đau bụng lâm râm khi mang thai
Thời kỳ mang thai luôn cho mẹ những niềm vui và bất ngờ từ sự thay đổi của bé, song, vẫn có những điều khiến mẹ lo lắng ảnh hưởng sức khỏe thai nhi, đặc biệt là hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai. Dưới đây là 9 nguyên nhân gây đau bụng mẹ cần chú ý.
Mẹ bị đầy hơi, táo bón
Hệ tiêu hóa bị xáo trộn là nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng đau bụng ở mẹ khi mang thai. Điều này rất dễ hiểu khi vào khoảng tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, sự lớn lên của em bé khiến dạ dày và ruột của mẹ bị chèn ép, thu hẹp khoảng trống chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Thời điểm này, PregEU khuyên mẹ thay vì ăn quá nhiều thì nên lựa chọn thực đơn đảm bảo đầy đủ chất xơ, chất đạm và tinh bột. Cùng với đó, sử dụng các loại dầu ăn kích thích hệ tiêu hóa chuyển động như dầu olive…
===> Xem thêm: [Giải đáp] Bà bầu táo bón nên ăn gì vừa an toàn mà nhanh khỏi?
Thai nhi nằm không đúng vị trí
Có rất nhiều trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ không đúng vị trí như ống dẫn trứng gây ra hiện tượng mang thai 4 tuần bị đau bụng lâm râm cùng với:
- Chảy máu.
- Đau đầu vai của mẹ.
- Gặp khó khăn khi đi vệ sinh.
Không chỉ xuất hiện ở những ngày đầu mà nó còn có thể xảy ra khi mẹ đang ở tuần thứ 12 của thai kỳ.
Có thai ngoài tử cung là một vấn đề bất đắc dĩ cho cả mẹ và bé. Nếu như để bé lớn lên sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ, đồng thời bé cũng không được phát triển một cách toàn vẹn. Do vậy, điều bác sĩ chỉ có thể làm lúc này là khuyên gia đình nên can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Nguy cơ thai chết lưu hoặc sẩy thai
Đau bụng lâm râm khi mang thai trước khi có cảm giác đau quặn và xuất huyết ở khoảng 22 – 24 tuần của thai kỳ đều có thể là dấu hiệu của sẩy thai hoặc dọa sẩy mẹ cần chú ý.
Mẹ bị tiền sản giật
Hẳn mẹ đôi khi sẽ thấy mình bị tức bụng hoặc đau vùng dưới xương sườn khi bé lớn lên và tạo áp lực lên đó. nhưng đừng nhầm lẫn nếu mẹ bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5, đặc biệt là đau dai dẳng ở bên phải, kèm theo:
- Đau đầu dữ dội.
- Mắt kèm nhèm, hoa mắt chóng mặt nhiều.
- Tay chân hay mặt mũi đều bị sưng.
Đây rất có thể là biểu hiện của tiền sản giật – một tình trạng của huyết áp cao, tăng protein niệu và phù cơ thể khi mang thai gây ra các bệnh nghiêm trọng lên các cơ quan tim, gan, thận, mắt, hay tổn thương não nghiêm trọng.
Nếu như mẹ cảm nhận thấy sự khác thường này, hãy đặt lịch khám sớm nhất có thể với các bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ tình hình hơn.
===> Xem thêm: Những lưu ý trong chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật
Đau bụng lâm râm khi mang thai báo hiệu về thời gian dự sinh cho mẹ
Có dấu hiệu sinh non hoăc sinh sớm hơn so với dự kiến
Hay xuất hiện ở các bà bầu bị đau bụng dưới tháng cuối, khi tất cả các triệu chứng trở nên dồn dập, mẹ thường xuyên bị chuột rút, co rút cơ tử cung, thắt chặt vùng đáy xương chậu thì đã đến giờ chuẩn bị mọi thứ và chúng ta hãy cùng chờ mong sự chào đời của bé nhé.
Nguy cơ nhau thai bong trước sinh
Là một tình trạng khẩn cấp khi nhau thai tách ra khỏi tử cung của mẹ dù chưa đến ngày dự sinh, bong nhau thai sớm cũng được liệt kê vào danh sách những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng lâm râm tháng thứ 6 hoặc các mẹ có thai nhi đã qua 20 tuần tuổi.
Thực chất trường hợp này phần nhiều do ảnh hưởng từ phía mẹ:
- Mẹ cao tuổi.
- Có tiền sử bong nhau thai sớm.
- Sử dụng thuốc lá.
- Có nhiều vấn đề về nước ối khi mang thai bao gồm nhiễm trùng nước ối, bị đa ối…
Việc bong nhau thai sớm xảy ra gây chảy máu âm đạo từ trung bình đến nhiều ở mẹ cũng có nguy cơ gây nguy hiểm tính mạng ở cả mẹ và bé. Trong trường hợp này, mẹ nên đến bệnh viện cấp cứu sớm nhất để được kiểm tra và đưa ra quyết định phù hợp là sinh non hay vẫn có thể tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi.
3 bước cần làm khi mẹ bị đau bụng lâm râm khi mang thai
Mang thai là thời điểm mẹ cần chú ý tới sức khỏe nhiều nhất để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến bé, đặc biệt là khi xuất hiện triệu chứng đau bụng lâm râm khi mang thai. Song, mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy trấn tĩnh lại và thực hiện từ từ từng bước một những điều mà PregEU liệt kê ở dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bước 1: lắng nghe cơ thể
Có rất nhiều trường hợp vì quá lo lắng cho thai nhi nên mẹ đã lầm tưởng việc đau bụng đi ngoài thành sẩy thai. Do vậy mẹ nên lắng nghe phản ứng của cơ thể để đưa ra phán đoán chính xác về trạng thái của mẹ hiện tại.
Bước 2: đảm bảo vẫn duy trì dưỡng chất vào cơ thể
Bất kể nguyên nhân gây đau bụng lâm râm khi mang thai ở mẹ là gì, mẹ vẫn cần phải đảm bảo đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho bé hấp thu bao gồm:
- Chất dinh dưỡng đa lượng từ carbohydrate, chất béo và tinh bột cung cấp chủ yếu lượng calories cần thiết tiêu thụ cho các hoạt động trong một ngày dài của mẹ và bé.
- Chất dinh dưỡng vi lượng từ các loại vitamin, khoáng chất dù chỉ ở dạng số ít nhưng lại cung cấp nhiệt lượng dồi dào cho cơ thể và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Việc nạp đầy đủ các chất cho cả mẹ và bé cũng sẽ tạo năng lượng để mẹ vượt qua các chẩn đoán tình trạng không tốt từ bác sĩ.
Bước 3: đặt lịch khám sớm nhất có thể
Để nắm chắc tình hình đang diễn ra bên trong cơ thể mẹ và ngăn chặn những tiên lượng xấu xảy đến với cả mẹ và bé, ngay khi cảm nhận sự khác thường mà không phải do hệ tiêu hóa gây ra thì mẹ nên đặt lịch khám với bác sĩ nhanh nhất, đồng thời đừng quên:
- Ghi lại các loại thuốc và thực phẩm chức năng mẹ đã uống gần đây (nếu có thể thì ba hãy cầm theo tất cả chúng để tiện bác sĩ theo dõi và đưa ra kết luận).
- Ghi lại các triệu chứng khác ngoài đau bụng lâm râm.
- Mang theo sổ khám thai và các giấy tờ liên quan khác để bác sĩ có cái nhìn tổng quát nhất.
Trên đây là những lời khuyên của chuyên gia PregEU dành cho mẹ bị đau bụng lâm râm khi mang thai. nếu mẹ còn thắc mắc hay để lại bình luận ở bên dưới để các chuyên gia cùng đưa ra lời khuyên phù hợp cho mẹ nhé.
Tài liệu tham khảo
- Abdominal Pain and Pregnancy: What to Know, WebMD, truy cập ngày 15/04/2023
- Stomach pain in pregnancy – NHS, NHS, truy cập ngày 15/04/2023