Những ngày tới tháng, chị em thường có cảm giác thèm ăn hơn bình thường và đồ ngọt là lựa chọn được nhiều người tin tưởng. Vậy đau bụng kinh có ăn đồ ngọt không? Nên làm gì khi bị đau bụng kinh? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong nhé.
Tại sao chị em thèm đồ ngọt khi bị đau bụng kinh?
Trước và trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sản xuất một lượng lớn các hormon sinh dục gồm progesterone và estrogen. Sự gia tăng nồng độ của hai hormon này đồng thời cũng kéo theo sự tăng nồng độ insulin. Insulin là hormon chịu trách nhiệm điều hòa đường huyết trong cơ thể. Khi nồng độ insulin tăng lên, cơ thể sử dụng nhiều đường hơn, lấy glucose dự trữ trong gan và các mô, khiến não bộ phát ra tín hiệu cần bổ sung thêm đường. Điều này khiến chị em khi tới tháng thường cảm thấy thèm đồ ngọt hơn.
Ngoài ra, khi ăn nhiều những thực phẩm chứa đường như tinh bột và đồ ngọt, cơ thể sẽ giải phóng ra một lượng lớn serotonin. Serotonin là một chất làm tăng cảm giác hưng phấn và vui vẻ ở người. Điều này khiến những ngày hành kinh vốn mệt mỏi, lo âu, căng thẳng của chị em trở nên dễ chịu hơn. Vì vậy, khi cảm thấy khó chịu do đến tháng, chị em càng cảm thấy thèm đồ ngọt.
Đau bụng kinh có ăn đồ ngọt không?
Nhìn chung, hiện nay chưa có nghiên cứu nào thực sự chứng minh ăn đồ ngọt có thể làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Ngược lại, ăn nhiều đồ ngọt còn có nhiều tác hại với tình trạng thống kinh của chị em.
Làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cơn đau bụng kinh
Tình trạng đau bụng kinh chủ yếu là do lớp niêm mạc tử cung sản xuất một lượng lớn prostaglandin. Đây là một chất gây viêm, tăng co thắt mạch máu, tăng lưu lượng máu và đông máu. Chính điều này gây co mạch máu tử cung, làm cho lớp cơ trơn tử cung co lại và gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội.
Khi ăn đồ ngọt và các loại thực phẩm chứa nhiều đường, cơ thể sẽ tăng sản sinh prostaglandin. Nồng độ prostaglandin cao trong chu kỳ kinh nguyệt lại được bổ sung nhờ việc ăn nhiều đồ ngọt càng khiến các kích thích các cơn đau bụng khi đến tháng.
Rối loạn nội tiết tố
Bên cạnh việc làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh, việc ăn nhiều đồ ngọt còn làm thay đổi nồng độ hormon của cơ thể, cụ thể là gây rối loạn nồng độ progesterone và estrogen trong những ngày hành kinh. Điều này về lâu dài có thể khiến chị em bị rối loạn nội tiết tố nhẹ.
Giảm cảm giác đói, thiếu chất dinh dưỡng
Khi ăn đồ ngọt, đặc biệt là đồ ngọt công nghiệp làm lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, điều này gây kích thích thần kinh trung ương thông báo rằng cơ thể đã no, khiến bạn không còn cảm giác đói và thèm ăn. Vì vậy, bạn nạp vào nhiều đường nhưng lại không cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua các loại thực phẩm khác, khiến cơ thể suy dinh dưỡng, thiếu chất.
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng, nồng độ đường trong máu sụt giảm nhanh chỉ sau vài giờ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thay đổi tâm trạng sau một thời gian ăn đồ ngọt.
Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ngọt không chỉ ảnh hưởng đến cơn đau bụng kinh mà còn gây ra nhiều tác hại với cả cơ thể. Dùng đồ ngọt thường xuyên thúc đẩy quá trình lão hóa, gây tăng cân, béo phì ở nhiều chị em.
Nên làm gì khi bị đau bụng kinh?
Hẳn giờ bạn đã biết khi bị đau bụng kinh không nên ăn đồ ngọt. Vậy nên làm gì để giảm nhanh các triệu chứng mà đau bụng kinh gây ra. Dưới đây là vài biện pháp bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
Uống nước ngải cứu
Ngải cứu được xem là vị cứu tinh của nhiều chị em khi đến tháng. Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh nên được sử dụng rộng rãi.
Cách nấu nước ngải cứu lại tương đối đơn giản. Chị em chỉ cần lấy một nắm ngải cứu tươi (có thể lấy cả thân, ngọn, lá, cành), đem rửa sạch rồi đun với khoảng 500ml nước. Bỏ bã, lấy nước ngải cứu đem uống hai lần/ ngày. Chú ý nên làm ấm nước ngải cứu trước khi uống. Bạn có thể uống nước ngải cứu trước và trong những ngày hành kinh để gia tăng hiệu quả. Tuy nhiên, không nên uống thường xuyên, liên tục trong thời gian dài.
Uống trà gừng
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết và làm ấm cơ thể. Chỉ một ly trà gừng cũng có thể làm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng kinh. Nếu không thích uống trà gừng, bạn có thể lấy gừng đập dập, đắp lên bụng dưới trong khoảng 15-20 phút để thư giãn cơ thể. Nếu bạn bị đau dạ dày, có thể thay thế gừng bằng nghệ vàng cũng đem lại tác dụng vô cùng hiệu quả.
⇒ Xem thêm: Đau bụng kinh uống gì và không nên uống gì để giảm đau?
Chườm ấm bụng dưới
Một biện pháp đơn giản khác mà bạn có thể áp dụng làm chườm ấm. Việc chườm ấm giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa cơ thể và giảm đau bụng kinh. Bạn có thể chườm ấm bằng túi chườm hoặc cho nước ấm vào một chai nhựa để chườm. Duy trì việc này hàng ngày trong những ngày đến tháng sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời trong việc cải thiện cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, bạn nên để nước ấm vừa đủ, tầm 50-60 độ, không nên để quá nóng tránh gây bỏng rát.
Massage bụng
Việc massage giúp thư giãn các cơ vùng bụng đang căng cứng, tăng cường lưu thông máu nên có tác dụng giảm đau bụng kinh. Bạn chỉ cần dùng tay xoay tròn liên tục theo chiều kim đồng hồ vùng bụng dưới và xoa dọc hai bên sống lưng mỗi khi cơn đau xuất hiện.
Giảm stress, đi ngủ sớm và đủ giấc
Việc đi ngủ sớm giúp cơ thể được thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi. Điều này giúp điều hòa khí huyết, thả lỏng các cơ nên có tác dụng giảm đau bụng kinh. Khi ngủ, bạn nên nằm theo tư thế bào thai để cơ thể được thoải mái nhất.
Tập luyện thể dục thể thao
Một vài động tác thể dục hay đi bộ nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe cơ thể cực hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số động tác yoga giúp giảm đau bụng kinh như: tư thế em bé, tư thế rắn hổ mang, tư thế chó úp mặt, tư thế cánh cung,…
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Việc duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn nâng cao sức khỏe toàn cơ thể. Chị em nên thực hiện một số lưu ý sau:
- Nên ăn thực phẩm có tính ấm, uống nước ấm.
- Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ như: cá, tôm, thịt, trứng, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc,….
- Nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ lạnh và có tính hàn.
- Nên tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
⇒ Xem thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì và những lưu ý cần thiết ngày “đèn đỏ”
Sử dụng các sản phẩm thảo dược
Chị em nên kết hợp các biện pháp trên với việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Những sản phẩm này thường đem lại tác dụng cải thiện lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Bạn cũng có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang, một sản phẩm với 100% thành phần từ dược liệu, an toàn mà hiệu quả trong việc hỗ trợ bổ huyết, hỗ trợ điều kinh, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh tại nhà.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng và không thể chịu đựng, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau. Các thuốc này giúp cắt cơn đau ngay sau vài phút dùng thuốc. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh tác dụng phụ và nguy cơ nhờn thuốc.
Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn đọc hiểu biết nhất định về việc đau bụng kinh có ăn đồ ngọt không và nên làm gì khi bị đau bụng kinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với đội ngũ Dược sĩ chuyên môn của chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229.
Nguồn tham khảo
- Katharine Lang (2022). Foods like meat, sugar, and coffee may worsen menstrual cramps, research shows. Medicalnewstoday. Truy cập ngày 22/06/2023.