Chuyển dạ giả là gì? Có nguy hiểm không?

Những dấu hiệu chuyển dạ giả khiến mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu lần đầu mang thai hoang mang và lo lắng thái quá. Tìm hiểu về dấu hiệu chuyển dạ giả giúp mẹ bình tĩnh để vượt qua cơn đau một cách nhẹ nhàng và có được thai kỳ khỏe mạnh. 

Chuyển dạ giả là gì? 

Chuyển dạ giả là khi thai phụ gặp các cơn co thắt tử cung mà không gây ra sự giãn nở tử cung. Chuyển dạ giả thường không kéo dài và tần suất không đều, khó xác định. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng gặp tình trạng chuyển dạ giả. Các cơn chuyển dạ giả được mô tả như cơn đau bụng kinh nguyệt, gồm đau thắt ở vùng bụng dưới và xương chậu. Các cơn co thắt chậm lại khi mẹ bầu thay đổi vị trí cơ thể, hoặc thực hiện các hoạt động. Các cơn đau này thường đi kèm với tiết dịch âm đạo, chuột rút, đau lưng,…

Lúc đầu, cơn đau chuyển dạ giả xuất hiện thưa thớt, chỉ đau một vài lần trong ngày. Tuy nhiên trong ba tháng cuối thai kỳ, gần đến ngày sinh, các cơn đau có thể xuất hiện nhiều hơn, liên tục nhiều lần mỗi giờ. Cơn chuyển dạ giả giúp làm mỏng và mềm thành cổ tử cung, giúp cho sinh nở dễ dàng hơn mà không cần thực hiện các biện pháp khởi phát chuyển dạ.

Chuyển dạ giả thường không kéo dài và tần suất không đều
Chuyển dạ giả thường không kéo dài và tần suất không đều

Nguyên nhân chuyển dạ giả

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của các cơn chuyển dạ giả. Một số nghiên cứu cho rằng, tình trạng này có thể xảy ra khi em bé trong bụng mẹ căng thẳng do một số nguyên nhân. Khi đó, cơn đau co thắt xảy ra giúp tăng vận chuyển máu, cung cấp thêm oxy cho bé. Các nguyên nhân cụ thể dẫn tới cơn chuyển dạ giả bao gồm:

  • Mất nước: Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Cơ thể không đủ nước có thể dẫn đến các cơn đau xuất hiện với tần suất dày hơn
  • Hoạt động quá sức: Cơn co thắt có thể xuất hiện nhiều vào cuối ngày nếu mẹ vận động quá sức hoặc đứng quá lâu trong ngày.
  • Hoạt động tình dục: Hormon oxytocin được cơ thể tiết ra khi đạt cực khoái. Hormon này là nguyên nhân làm co cơ thành tử cung. Bên cạnh đó, prostaglandin trong tinh dịch cũng có thể tác động lên các cơn co thắt tử cung.
  • Bàng quang đầy: Căng bàng quang gây ra áp lực lên thành tử cung, từ đó gây ra các cơn co thắt liên tục.

Xem thêm: Giải đáp: Thai 40 tuần chưa chuyển dạ có nên mổ không?

Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

Chuyển dạ giả và thật đặc trưng ở các cơn co thắt tử cung, tuy nhiên có một số điểm khác biệt giúp mẹ phân biệt được cơn đau mình đang gặp phải là loại chuyển dạ nào 

 

Chuyển dạ giả Chuyển dạ thật
Thời điểm xảy ra trong thai kỳ Xảy ra từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi Cơn đau chuyển dạ thật xuất hiện ở tuần thứ 37 của thai kỳ, nếu sinh non thì cơn chuyển dạ có thể xảy ra sớm hơn
Dấu hiệu đặc trưng Cơn co thắt không đều, lúc mạnh lúc yếu  Cơn co thắt mạnh, đau tăng dần, có thể đi kèm với chuột rút
Vị trí của cơn co thắt Xuất hiện ở mặt trước bụng Bắt đầu xuất hiện từ phía sau, và lan dần quanh bụng
Thời gian mỗi cơn đau Đau co thắt khoảng 30 giây đến 2 phút Cơn đau ban đầu khoảng từ 30 đến 70 giây và càng lúc càng kéo dài hơn
Tần suất Không theo chu kỳ, không xảy ra thường xuyên Tần suất tăng dần, các cơn đau xuất hiện ngày càng gần nhau hơn
Kết thúc cơn đau Kết thúc khi mẹ thay đổi tư thế, nghỉ ngơi, bổ sung nước  Cơn đau ngày càng dày, đau và không kết thúc

 

Cơn co thắt chuyển dạ giả không đều, lúc mạnh lúc yếu 
Cơn co thắt chuyển dạ giả không đều, lúc mạnh lúc yếu

Chuyển dạ giả có nguy hiểm không? 

Theo các chuyên gia, tình trạng chuyển dạ giả là rất bình thường và không gây nguy hiểm đối với thai phụ. Tuy nhiên, nhiều mẹ không phân biệt được hai tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Do đó, nếu cơn co thắt xuất hiện kèm các triệu chứng dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời:

  • Chảy máu âm đạo
  • Chảy dịch ối, vỡ ối
  • Thai nhi ít cử động hoặc không cử động (ít hơn 8 lần trong 2 tiếng)
  • Đau lan ra, đặc biệt ở quanh vùng bụng dưới, cường độ tăng dần
  • Cơn co thắt ngày càng đau và kéo dài
  • Thay đổi tư thế hoặc uống nước cũng không làm giảm cơn đau
  • Đau tức ngực, khó thở
  • Tuần thứ 37 trở đi, các cơn đau ngày càng dồn dập và mạnh
Uống không đủ nước có thể dẫn đến chuyển dạ giả xuất hiện dày hơn
Uống không đủ nước có thể dẫn đến chuyển dạ giả xuất hiện dày hơn

Tuy vậy cơn chuyển dạ giả cũng gây nhiều đau đớn khó chịu cho mẹ. Do đó, một số cách thư giãn giúp mẹ giảm đau mà không cần đến điều trị y tế. Cố gắng nghỉ ngơi, uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế. Cụ thể:

  • Đi tiểu tránh làm bàng quang đầy
  • Uống 3 đến 4 cốc nước, tránh thiếu nước
  • Thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi, nên nằm nghiêng phía bên trái để tăng cường lưu lượng máu đến tử cung, giúp thai được cung cấp đủ oxy
  • Ngâm nước ấm. Việc ngâm mình trong nước ấm giúp cơ thể, xương chậu được thư giãn, từ đó giảm cơn co thắt.

Trên đây là những kiến thức giúp mẹ hiểu được chuyển dạ giả là gì. Chuẩn bị kỹ càng trước và trong khi mang thai giúp mẹ sẵn sàng cho chuyến vượt cạn sắp tới.

Tài liệu tham khảo

Pubmed: Schauberger CW. False labor. Obstet Gynecol. 1986 Dec;68(6):770-2. PMID: 3785787. Truy cập ngày 26/11/2022

=> Xem thêm: Chuẩn bị trước khi sinh cho mẹ và bé cần những đồ gì, giấy tờ gì?

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống Esunvy

Được xếp hạng 4.67 5 sao
(18 đánh giá) 135,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thạch Wizee DHA++

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 220,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 90,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng