Mang thai là 1 quá trình thiêng liêng, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều biến đổi kể về sinh lý cũng như tâm lý. Trong giai đoạn này đòi hỏi mẹ bầu, cũng như người thân trong gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học chính là cách đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, bài viết này Dược Tín Phong sẽ giúp bạn đọc giải đáp được nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tuần của thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong những tuần đầu của thai kỳ (từ tuần thứ 1 – tuần thứ 13)
Khi biết bản thân mang thai cũng là lúc bản thân mỗi chị em phụ nữ sẽ không còn được thoải mái như thời còn son rỗi. Bởi đơn giản nhất, việc ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mình mà còn tác động đến cả con. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: “Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào con“, “Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh“, “Bà bầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ“,….
Với mỗi giai đoạn trong thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ sẽ cần những dưỡng chất và cũng sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng chi tiết cho từng tuần của bà bầu dưới đây sẽ giúp cho mẹ không còn đau đầu phải suy nghĩ về việc ăn uống, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ khỏe – con khôn.
Từ tuần thứ 1 – tuần thứ 3
Trong những tuần đầu này, dấu hiệu mang thai thường chưa rõ ràng, cơ thể người mẹ gần như không có nhiều thay đổi so với trước khi mang thai. Do đó chế độ ăn uống trong giai đoạn này vẫn còn rất khó để xác định. Nếu cặp vợ chồng đang có ý định mang thai, thì giai đoạn chuẩn bị bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu Sắt và khoáng chất. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống là giảm khả năng rụng trứng và thụ thai như các loại đồ ăn nhanh, rượu bia, chè, cà phê,… Lựa chọn những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi.
Tuần thứ 4
- Đến thời điểm này các dầu hiệu mang thai gần như đã rất rõ ràng, người phụ nữ sẽ thấy mất kinh, cơ thể có nhiều thay đổi người mệt mỏi và nhạy cảm với mùi đồ ăn. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bạn nên đi thử thai, thăm khám để cho ra kết luận chính xác nhất.
- Nếu đã chắc chắn là mang thai, bạn cần dừng ngay các thói quen xấu hàng ngày như hút thuốc, sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều Caffeine như cà phê, chè, trà sữa,…
Tuần thứ 5
- Từ giai đoạn này cảm giác mệt mỏi, khó chịu sẽ tăng nên rất nhiều. Bà bầu sẽ rất nhạy cảm với mùi vị của đồ ăn, không muốn ăn hay nôn ói khi thấy thức ăn. Để đảm bảo dinh dưỡng trong giai đoạn này, người mẹ phải loại bỏ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, có mùi khó chịu ra khỏi thực đơn, ưu tiên các món luộc, hấp nhằm giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén.
- Ở khoảng thời gian này bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tiến hành bổ sung Sắt và Acid Folic, bằng các chế phẩm đường uống. Một số loại thực phẩm giàu Sắt và Acid Folic mà bạn có thể chú ý bổ sung vào thực đơn là: các loại rau ăn lá có màu xanh đậm, bánh mì nguyên cám, hạt của các loại đậu,…
Tuần thứ 6
- Trong giai đoạn này người mẹ phải chú trọng đa dạng các loại thực phẩm, nhằm đảm bảo được lượng Calorie nạp vào cơ thể. Theo ước tính, khi mang thai nhu cầu về năng lượng của mẹ bầu sẽ nhiều hơn khoảng 300 calo/ngày so với người bình thường.
- Tuy nhiên trong giai đoạn này mẹ bầu vẫn còn bị ốm nghén, do đó để đảm bảo sức khỏe ban cần chú ý vào những loại thực phẩm có khả năng làm giảm ốm nghén.
- Một số loại thực phẩm mà bạn có thể tham khảo là: gừng, nước chanh mật ong, bánh mì,… Chia nhỏ các bữa ăn, và tăng cường ăn các loại thức ăn lỏng nhằm đảm bảo dinh dưỡng.
Tuần thứ 7
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vẫn là thực hiện chia nhỏ bữa ăn, và tăng cường ăn thức ăn lỏng như tuần thứ 6 nhằm kiểm soát tình trạng ốm nghén. Bạn có thể tìm kiếm những thực phẩm, món ăn thay thế, sao cho vừa đảm bảo được dinh dưỡng vừa hạn chế được tình trạng nôn ói.
===>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu – Cẩm nang cho người sắp làm mẹ
Tuần thứ 8
- Nếu tình trạng nghén của bạn vẫn không cải thiện kể cả khi thực hiện các biện pháp kể trên, vậy hãy đi thăm khám bác sĩ, để có được lời khuyên tốt nhất. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều chế phẩm bổ sung có tác dụng làm giảm ốm nghén, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Từ tuần thứ 8, các tế bào phức tạp trong não bộ của thai nhi đã bắt đầu phát triển nên chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu Omega-3, vitamin B12. Cụ thể: sữa, lòng đỏ trứng, pho mát, rau lá xanh.
Tuần thứ 9
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, và năng lượng. Đồng thời vẫn cần chú ý bổ sung Sắt và Acid Folic từ thực phẩm và các thực phẩm chức năng được chỉ định từ bác sĩ.
- Ở tuần thứ 9, khung xương của thai nhi sẽ được hình thành rõ ràng, các ngón tay và ngón chân cũng bắt đầu được tách ra từ tuần này. Vì vậy, việc bổ sung canxi cho mẹ bầu ở tuần này là rất quan trọng, nên bổ sung khoảng 700-800 mg mỗi ngày. Ngoài ra, để giúp cơ thể mẹ hấp thu canxi tốt hơn thì bên cạnh đó cần bổ sung thêm vitamin D bằng cách mẹ có thể tắm nắng 30 phút mỗi buổi sáng.
Tuần thứ 10
- Tới tuần thứ 10 thai nhi đã lớn lên khá nhiều, và đây cũng là lúc mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng táo bón thai kỳ. Tình trạng này rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa mà còn có thể để lại nhiều di chứng về sau như trĩ, sa hậu môn, nứt kẽ hậu môn…
- Để kiểm soát tình trạng này, mẹ bầu cần tăng cường ăn rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ (khoai lang, trái cây,…).
Tuần thứ 11
Từ tháng thứ 3 tình trạng ốm nghén đã được cải thiện đáng kể và có dấu hiệu giảm dần. Do đó mẹ bầu cần tích cực đa dạng hóa thực đơn, ăn nhiều bữa và ăn nhiều các thực phẩm giàu năng lượng nhằm đảm bảo việc tăng cân thai kỳ. Tăng cường ăn các loại thịt đỏ, các loại củ quả nhiều màu sắc, uống đủ sữa mỗi ngày.
Tuần thứ 12
- Bên cạnh chú trọng vào dinh dưỡng, việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Trung bình trong thai kỳ, trong mỗi tuần bạn phải tăng được 0,5 kg để có thể đảm bảo được sức khỏe của thai nhi.
- Tuy nhiên không được để cân nặng vượt kiểm soát quá nhiều, bởi lẽ điều này sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.
- Ở tuần này, cơ thể của mẹ bầu sẽ cần nhiều nước hơn do sẽ đi tiểu thường xuyên. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo mỗi ngày uống ít nhất 8 ly nước.
Tuần thứ 13
Xây dựng thực đơn lành mạnh, khoa học, tạo thói quen ăn nhiều hoa quả. Hạn chế các loại thực phẩm có hại cho thai nhi như đồ ăn nhanh, các loại đồ uống có gas hay gây nghiện.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu từ tuần thứ 14 – tuần thứ 27
Từ tuần thứ 14 – tuần thứ 16
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và thông minh, nhằm đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Hạn chế ăn quá nhiều các loại thức ăn nhiều đường do có thể gây thừa cân hay gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ. Lên kế hoạch cho từng bữa ăn và thời điểm ăn, tránh tình trạng nạp quá nhiều thức ăn 1 lúc do giai đoạn này hệ tiêu hóa của người mẹ thường rất yếu.
Tuần thứ 17
- Tuần thứ 17 của thai kỳ, da của em bé bắt đầu phát triển, giúp giữ ấm cơ thể của thai nhi. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin bao gồm: các loại hạt, trái cây, dầu từ lúa mì, hạt hướng dương, các loại rau xanh và rau củ có màu vàng.
- Không ăn quá nhiều đồng thời kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá nhiều vượt ngưỡng quy định.
===>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Cẩm nang làm mẹ
Tuần thứ 18
- Tuần 18 các ống tai của em bé sẽ được phát triển. Thai nhi có thể cảm nhận được thế giới bên ngoài.
- Nhằm mục đích giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh của thai nhi cũng như bảo vệ em bé mắc bệnh thiếu hụt vitamin B1 (bệnh Beriberi) thì mẹ nên bổ sung vitamin B1. Hãy lựa chọn ngũ cốc, gạo lứt, thịt bò hoặc thịt lợn, đậu phụ, tỏi, hạt vừng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các loại củ và hạt nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng đảm bảo cho bé.
Tuần thứ 19
- Chân và tay của thai nhi đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển, vì thế trong giai đoạn này ngoài việc bổ sung những vitamin và khoáng chất trước đó mẹ bầu nên tập trung vào bổ sung kẽm.
- Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai, ngoài ra nó còn tăng sức đề kháng cho người mẹ. Kích thích cảm giác thèm ăn của người mẹ và đặc biệt là hạn chế nguy cơ sinh non. Hạt bí ngô là 1 nguồn thực phẩm rất giàu kẽm mà bạn có thể lưu ý.
Tuần thứ 20
- Đây là giai đoạn mà tình trạng táo bón thường xuyên xảy ra, mà nguyên nhân là do sự thay đổi về sinh lý của mẹ bầu.
- Để cải thiện tình trạng này bạn có thể bổ sung khoai tây, khoai lang, lúa mì,… và các loại rau ăn lá khác.
Tuần thứ 21
- Trong tuần thứ21, cơ thể sẽ cần rất nhiều năng lượng nhằm đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ và thai nhi. Để đảm bảo thức ăn được nạp vào cơ thể được chuyển hóa thành năng lượng một cách tối ưu, mẹ bầu có thể bổ sung thêm Vitamin B3 để hỗ trợ khả năng tiêu hóa.
- Một số loại thực phẩm giàu Vitamin B3 là thịt lợn, các loại thịt gia cầm điển hình là gà, các loại nấm,…
Tuần thứ 22
Ở tuần này hệ thống nơron thần kinh của bé cũng như hệ thống cơ quan gần như đã đầy đủ. Do đó ở tuần này bạn nên tập trung vào bổ sung Vitamin B12 để tăng cường sản sinh hồng cầu để nuôi thai.
Bạn sẽ tìm được B12 trong gan, thịt bò, tôm, cá….
Tuần thứ 23
- Thời điểm này là mốc đánh dấu bạn chính thức vượt qua giai đoạn ốm nghén, lúc này bạn nên tiếp tục đa dạng hóa bữa ăn, tuy nhiên vẫn cần phải có một thực đơn ăn uống lành mạnh, hợp lý.
- Thể tích máu ở tuần 23 sẽ tăng lên rất nhiều, do đó nhu cầu về Sắt cũng theo đó mà tăng lên. Để đảm bảo đủ sắt, ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu sắt bạn vẫn cần bổ sung thêm các chế phẩm dùng ngoài khác.
- Để hấp thu sắt tốt hơn bạn cũng nên dùng thêm thực phẩm Giàu Vitamin C, như ổi, ớt đỏ,…
Tuần thứ 24
- Đa dạng hóa nguồn thực phẩm, tránh bổ sung quá nhiều một loại thực phẩm, nhằm cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm thực phẩm.
- Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ nhằm giảm thiểu tình trạng táo bón và kiểm soát cân nặng ở ngưỡng cho phép.
Tuần thứ 25
- Ở tuần 25 hệ thống sinh sản và các bộ phận sinh dục quyết định giới tính của thai nhi đã bắt đầu phát triển. Bổ sung thêm nhiều Vitamin A sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của bé.
- Nguồn Vitamin A dồi dào và an toàn nhất sẽ được tìm thấy trong bắp cải, cà chua chín,..
- Tiếp tục để ý đến cân nặng, thông thường từ khi mang thai đến giai đoạn này bạn chỉ nên tăng từ 6-8 kg.
Tuần thứ 26 đến tuần thứ 27
- Đây là những tuần cuối cùng trong giai đoạn giữa của chu kỳ mang thai, trong giai đoạn này người mẹ cần phải chú ý trong việc di chuyển, bởi lẽ lúc này thai đã rất lớn, gây khó khăn cho việc đi lại và sinh hoạt của người mẹ.
- Mắt của bé đã bắt đầu mở ở những tuần này, hãy bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho thị lực của bé như Omega 3, Vitamin A,… Thêm trứng gà vào thực đơn tuần và bổ sung thêm sữa tươi.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu từ tuần thứ 28 – tuần thứ 40
Tuần thứ 28
- Chú ý theo dõi những thay đổi trong cơ thể, vì đây là thời điểm có nhiều những biến chứng bất ngờ xuất hiện.
- Ở thời điểm này mẹ nên tăng cường bổ sung Vitamin B1 để tăng cường miễn dịch, đồng thời loại bỏ bớt các chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
Tuần thứ 29
- Ở giai đoạn này, tuyến sữa đã có bước chuẩn bị đầy đủ cho quá trình tiết sữa. Do đó nhiều mẹ sẽ thấy có dịch màu trắng ngà rỉ ra từ đầu ti.
- Bạn nên bổ sung nhiều Sắt, Canxi, cũng như Vitamin để hỗ trợ quá trình tạo sữa.
Tuần thứ 30
Trong tuần thứ 30 mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng bụng do tử cung bắt đầu co lại. Bổ sung các loại trái cây chứa nhiều Vitamin B sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng này.
Tuần thứ 31
Phổi của bé đã gần như hoàn thiện đầy đủ, tuy nhiên vẫn cần máu của mẹ để cung cấp oxy nuôi thai. Trong giai đoạn này ngoài việc bổ sung Sắt mẹ bầu nên chú ý bổ sung Vitamin K và Canxi.
Tuần thứ 32
Trong những tuần này đầu của bé đã bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Mẹ sẽ thấy khó chịu nhiều, để giảm bớt cảm giác khó chịu, mẹ có thể tăng cường ăn hoa quả, và trứng,…
Từ tuần thứ 33 đến tuần thứ 35
- Ở giai đoạn này, mẹ bầu gần như đã không phải lo lắng về hiện tượng thiếu Sắt. Tuy nhiên vẫn cần chú ý bổ sung thêm Sắt từ thực phẩm để chuẩn bị cho quá trình sinh sản.
- Sắt sẽ được tìm thấy ở những loại thực phẩm có màu đỏ sẫm, thịt bò, hải sản, bông cải xanh,..
Từ tuần thứ 36 đến tuần thứ 40
Đây là những tuần cuối cùng của thai kỳ, do đó mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe cẩn thận để dự tính ngày sinh, cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh. Trong những tuần này bạn cần bổ sung nhiều nước, sữa, và nước dừa để duy trì lượng nước ối ổn định. Thăm khám thường xuyên để xác định sức khỏe của thai nhi và định ra được phương án dự sinh phù hợp.
Mang thai là quá trình hết sức quan trọng của người mẹ, do đó bạn cần lưu ý thật nhiều đến tình hình sức khỏe của bản thân, đi thăm khám khi cần thiết. Giữ tinh thần lạc quan, đồng thời duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu giải đáp được vấn đề “chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tuần“.
Tài liệu tham khảo
1. Tác giả: Mary Elizabeth Dallas, Some Pregnant Women Are Overeating for Two, nguồn WedMD, truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
2. Your Prepregnancy Checklist, nguồn WedMD, truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.