Chế độ ăn của mẹ cho con bú – nên và không nên ăn gì?

Trong giai đoạn cho con bú, các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể được ưu tiên sử dụng để sản xuất và bài tiết sữa cho con trước khi nuôi cơ thể người mẹ. Do đó, chế độ ăn của mẹ cho con bú cực kỳ quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ và sức khỏe của mẹ. 

Chế độ ăn của mẹ cho con bú quan trọng như thế nào?

Giai đoạn nuôi con, để sản xuất sữa mẹ cần huy động năng lượng và dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Do đó, chê độ ăn của mẹ cho con bú có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bé. Nếu mẹ bổ sung đủ vi chất thì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa được tiết ra. Điều này liên quan đến sự phát triển của bé. Ví dụ, chế độ ăn của mẹ có bổ sung các loại vitamin (như vitamin A, D, B,…) thì sữa mẹ cũng sẽ chứa các loại vitamin này. Do đó, bé bú sữa mẹ sẽ được cung cấp vitamin cho cơ thể. 

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên trong 6 tháng đầu nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn để được cung cấp kháng thể chống lại bệnh tật của bé qua sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn khoa học cũng giúp trẻ phòng các bệnh thường gặp. 

Nhờ đó, trẻ bú mẹ có chế độ ăn uống hợp lý có thể phát triển trí tuệ và thể lực một cách tốt nhất.

Chế độ ăn của mẹ cho con bú quan trọng như thế nào?
Chế độ ăn của mẹ cho con bú quan trọng như thế nào?

==> Xem thêm: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với cả mẹ và bé

Chế độ ăn của mẹ cho con bú 

Để có chế độ ăn khoa học, mẹ cần chú ý các loại thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây.

Mẹ cho con bú nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng?

Nhu cầu của mẹ cho con bú lớn hơn rất nhiều so với người bình thường. Do đó, thực phẩm mẹ cho con bú nên ăn cũng phải đảm bảo giàu chất dinh dưỡng cần thiết

  • Năng lượng: Mỗi ngày, trung bình mẹ cần sản xuất khoảng 750ml sữa. Do đó, mẹ sau sinh cần cung cấp thêm khoảng 500 Kcal/ ngày so với người trưởng thành bình thường. Để cung cấp lượng kcal này, mẹ có thể nạp thêm một ly sữa bầu khoảng 150kcal, 100g thịt nạc bò khoảng 190 kcal, 1 quả trứng với hoảng 70 kcal. Ngoài 3 bữa chính, mẹ có thể nạp thêm 2 bữa phụ xen kẽ để năng lượng luôn được cung cấp đủ. 
  • Protein: Để sản xuất sữa, mẹ cần được bổ sung đạm nhiều hơn người bình thường. Mỗi ngày, bổ sung lượng đạm cho mẹ thêm là 28g. Lượng đạm này tương đương với 100g thịt nạc bò, 4 quả trứng hoặc 120g trứng. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung đạm qua cá, thịt heo,…
  • Chất béo: Chất béo tốt như DHA rất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung chất này qua các loại thực phẩm như các loại hạt, quả bơ, cá hồi,… mỗi ngày.
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, chế độ ăn của mẹ cho con bú nên có đủ trái cây và rau xanh. 
  • Sắt: Mẹ sau quá trình sinh nở thường bị thiếu sắt. Do đó, cần bổ sung sắt trong bữa ăn hàng ngày. Sắt có nhiều trong thịt bò, gan heo,… Ngoài ra, một số loại thực vậy như đậu nành, rau cải bó xôi cũng rất giàu sắt.
  • Canxi: Canxi cần cho sự phát triển xương của trẻ và củng cố xương của mẹ. Mẹ nên cung cấp canxi bằng cách uống sữa và dùng các chế phẩm từ sữa như bơ, phomai,… để bổ sung canxi.
Chế độ ăn của mẹ cho con bú 
Chế độ ăn của mẹ cho con bú

Mẹ cho con bú không nên ăn gì?

Tất cả các thức ăn mà mẹ nạp vào đều có thể đưa vào sữa và truyền qua cho bé. Vì vậy, mẹ cần thận trọng với các đồ ăn dưới đây: 

  • Tránh hoàn toàn rượu bia: rượu thông qua sữa mẹ sẽ được bé hấp thu và gây ảnh hưởng đến trí não cũng như thể chất của em bé. 
  • Thực phẩm khó tiêu, gia vị đậm mùi như hành, tỏi, đồ ăn cay, trứng cá, …
  • Hạn chế các đồ uống có chất kích thích như cà phê hoặc trà: Cafein có thể khiến trẻ cáu kỉnh, mất ngủ, bỏ bú.
  • Hạn chế các loại cá có thể chứa thủy ngân như cá ngừ mắt to, cá kiếm,… vì thủy ngân có thể ảnh hưởng đến thần kinh của bé.
  • Mẹ nên chú ý các loại thuốc điều trị, tất cả các loại thuốc uống đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể đi vào sữa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 
  • Đặc biệt chú ý theo dõi bé sau khi ăn bởi một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé như nổi phát ban, bỏ bú, khó tiêu, sưng mặt, nôn trớ,… Vì những loại đồ ăn có thành phần gây dị ứng có thể đi qua sữa và tác động lên cơ thể bé. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể kể đến như đậu phộng, hải sản,…  
  • Không nên uống thuốc tránh thai có chứa estrogen. Sau 6 tháng đầu tránh thai tự nhiên, phụ nữ có thể sử dụng thuốc tránh thai có chứa progesterone vì hợp chất này không gây ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa. 
Mẹ cho con bú không nên ăn gì?
Mẹ cho con bú không nên ăn gì?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Do đó, cần đặc biệt chú ý chế độ ăn của mẹ cho con bú để duy trì nguồn sữa. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cải thiện cuộc sống, tránh quá lo lắng, stress gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 

==> Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ có những nguyên tắc và cần lưu ý gì?

Tài liệu tham khảo

Adda Bjarnadottir, MS, RDN (Ice) and Jillian Kubala, MS, RD, Breastfeeding Diet 101: What to Eat While Breastfeeding, Healthline truy cập ngày 23/11/2022

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 525,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 30ml
Thêm vào giỏ hàng